Ý nghĩa của chỉ số đường huyết trong bệnh đái tháo đường

Chỉ số đường huyết là một tiêu chí quan trọng, được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường, đồng thời là thước đo để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

Khi nghi ngờ bạn bị bệnh đái tháo đường, bác sỹ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Các phương pháp và tiêu chí chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Các phương pháp chính để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, bao gồm:

-    Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FGT): Đo lượng glucose trong máu sau một khoảng thời gian nhịn đói (ít nhất 8 giờ).

-    Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Mẫu máu được lấy tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày để đem đi xét nghiệm.

-    Xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT): Để kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi người bệnh uống dung dịch glucose (chứa 75gr glucose). OGTT thường được sử dụng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ hoặc các trường hợp có triệu chứng rõ nét của bệnh đái tháo đường nhưng các xét nghiệm khác cho kết quả bình thường.

Bệnh đái tháo đường có thể được chẩn đoán dễ dàng thông qua xét nghiệm máu

Theo khuyến cáo của Hội Đái tháo đường Mỹ, những người có nguy cơ cao bị đái tháo đường nên làm xét nghiệm sàng lọc ba năm một lần. Nếu đã được chẩn đoán tiền đái tháo đường (tình trạng đường huyết cao nhưng chưa đến ngưỡng đái tháo đường), nên làm xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường type 2 từ 1 - 2 năm một lần.

Sử dụng Tpcn Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị sẽ giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết về giải pháp này

Chỉ số HbA1c – tiêu chuẩn mới trong chẩn đoán và điều trị đái tháo đường

Năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng xét nghiệm HbA1c làm tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Phương pháp này có ưu điểm hơn xét nghiệm chỉ số đường huyết do có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ít sai số và giúp đánh giá được khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng qua.

HbA1c từ 48 mmol/mol (6.5%) trở lên là ngưỡng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, tuy nhiên, nếu xét nghiệm cho kết quả nhỏ hơn, người bệnh có thể vẫn phải làm xét nghiệm dung nạp glucose (nhạy hơn HbA1c) nếu có triệu chứng bệnh rõ rệt hoặc có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Ở những người không có triệu chứng của bệnh đái tháo đường, hoặc triệu chứng không đặc hiệu cần xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trước khi có kết luận chính thức.

Mặc dù là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, nhưng xét nghiệm HbA1c không phù hợp với:

-    Trẻ em và thanh thiếu niên -    Những người thuộc độ tuổi nghi ngờ mắc đái tháo đường type 1 -    Người có triệu chứng đái tháo đường type 2 dưới 2 tháng -    Người có nguy cơ cao bị bệnh cấp tính hoặc phải nhập viện -    Người đang sử dụng thuốc làm tăng glucose nhanh, chẳng hạn như steroid hoặc thuốc trầm cảm -    Người bị tổn thương tuyến tụy cấp tính, bao gồm cả phẫu thuật tụy -    Phụ nữ mang thai -    Có các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HbA1c

Chỉ số đường huyết và thang điểm để chẩn đoán đái tháo đường

Chỉ số đường huyết được đo bằng hai đơn vị là mg/dL (milligrams trên deciliter) và mmol/L (millimoles trên liter).

Các quy đổi đơn vị như sau:

- Từ mg/dL => mmol/L bằng cách chia cho 18. Ví dụ: 100mg/dL = 5.6 mmo/L - Từ mmol/L => mg/dL bằng cách nhân với 18. Ví dụ: 7mmo/l = 126 mg/dL

Chỉ số đường huyết trong thời kỳ mang thai

Thông thường chỉ số đường huyết của phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ thấp hơn so với người bình thường, do lúc này cơ thể cần nguồn năng lượng lớn hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Mặt khác nồng độ hormon sinh dục trong thời kỳ mang thai thay đổi nên cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Mẹ bầu trong quá trình mang thai, nếu bác sĩ nghi ngờ bị tiểu đường thai kỳ sẽ cần phải trải qua xét nghiệm dung nạp glucose ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Nếu giá trị này đo được sau 1h lấy máu từ 7.2 – 7.8mmol/L được xem là bình thường, nếu cao hơn, mẹ bầu sẽ được lấy máu sau 2h, 3h để tiến hành kiểm tra tiếp. Nếu có ít nhất 2 lần xét nghiệm, chỉ số đường huyết cao hơn giá trị trên, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ và mẹ bầu bị tiểu đường trước khi mang thai nên kiểm soát đường huyết trong giá trị sau:

Đái tháo đường được chẩn đoán sớm sẽ phòng ngừa được nguy cơ xuất hiện biến chứng. Vì vậy, ngay từ khi có các triệu chứng nghi mắc đái tháo đường, bạn cần đi khám để được đo đường huyết và có phương án điều trị phù hợp.

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Tham khảo: http://www.ndei.org https://www.diabetes.org.uk http://www.webmd.com

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Hộ Tạng Đường giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng tiểu đường

TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường