Vai trò của insulin với điều trị đái tháo đường type 2

Điều trị bằng insulin có hiệu quả tốt với bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 nhưng vẫn chưa dược các chuyên gia y tế “trọng dụng”. Vẫn biết rằng, khi điều trị đái tháo đường type 2, các bác sỹ luôn phải đắn đo suy nghĩ để phương pháp điều trị thích hợp nhất với từng tình trạng cụ thể ở mỗi người bệnh. Nhưng đây vẫn là một thực tế đang tồn tại.

Nếu như trước năm 1994, chỉ có hai sự lựa chọn cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 là insulin và sulfonylurea (glyburide và glipizide) thì ngày nay, đã có tới 7 nhóm thuốc khác nhau để điều trị căn bệnh này. Số lượng thuốc điều trị tăng nhanh khiến các bác sỹ đắn đo hơn bao giờ hết, nhất là khi phải chỉ định cho bệnh nhân kết hợp hai đến ba loại thuốc hoặc nhiều hơn thế nữa. Đặc biệt, khi nào nên bắt đầu cho người bệnh đái tháo đường type 2 dùng insulin là một câu hỏi khó, thường bị trì hoãn do nhiều nguyên nhân.

Thiếu insulin và kháng insulin trong bệnh đái tháo đường type 2

Tình trạng đề kháng insulin thường xuất hiện một vài năm ở những người thừa cân, béo phì, ít vận động và mang gen di truyền trước khi phát hiện bệnh ĐTĐ type 2. Khi thức ăn được tiêu hoá, tế bào beta của tuyến tuỵ tiết ra insulin vào máu để giúp hấp thu đường (glucose) vào mô cơ, gan và các cơ quan khác của cơ thể. Insulin được ví như người vận chuyển, gõ cửa để tế bào “mở cửa” và đưa glucose vào trong. Khi xuất hiện đề kháng insulin, tế bào không “nghe thấy” tiếng gõ của insulin, dẫn tới suy giảm khả năng vận chuyển đường. Glucose không thể vào tế bào sẽ ở lại trong máu và được bài tiết qua thận. Đây là nguyên do tại sao bệnh này lại có tên là đái tháo đường.

Đề kháng insulin tăng nguy cơ đái tháo đường typ2

Đề kháng insulin tăng nguy cơ đái tháo đường typ2

Để đối phó lại tình trạng đề kháng insulin, tuyến tuỵ tiết ra nhiều insulin hơn để tạo ra tiếng “gõ cửa” mạnh hơn. Ban đầu, nồng độ lnsulin trong máu tăng sẽ lấn át đề kháng insulin, giúp đưa glucose máu về ngưỡng an toàn. Lâu dần, tuyến tuỵ không đủ khả năng sản xuất lượng lớn insulin vượt xa so với mức bình thường. Nếu như người có đề kháng insulin không giảm cân, tập thể dục... sẽ dẫn tới thiếu insulin, đường huyết tăng cao ngay cả khi đói. Khi đường huyết lúc đói đo được ở mức từ 125 mg/dL trở lên, người bệnh chính thức được chẩn đoán mắc ĐTĐ type 2.

Giảm đề kháng insulin là một trong những mục tiêu quan trọng trong điều trị ĐTĐ typ2, không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn ngăn ngừa biến chứng. Sử dụng TPCN Hộ Tạng Đường để hỗ trợ và tăng cường hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường và biến chứng. Gọi cho chúng tôi theo số 0936057996 để biết thêm thông tin.

Thuốc điều trị dùng đường uống cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Điều may mắn cho các bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 là tình trạng bệnh có thể được cải thiện khi họ bắt đầu thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường tập thể dục và giảm cân. Nếu những thay đổi này là không đủ, một số thuốc điều trị ĐTĐ đường uống sẽ được chỉ định để hỗ trợ. Có tới 7 nhóm thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2, đem lại tác dụng hạ đường huyết thông qua nhiều cơ chế khác nhau như giảm đề kháng insulin ở gan và cơ, giảm sản xuất glucose ở gan (metformin, rosiglitazone, pioglitazone), kích thích tế bào beta sản xuất thêm insulin (glipizide, glimepiride), giảm tái hấp thu glucose ở thận (canagliflozin)… Phối hợp một vài loại thuốc đường uống có cơ chế khác nhau được khuyến cáo giúp tăng hiệu quả điều trị ĐTĐ type 2 cho bệnh nhân. 

Chia sẻ bệnh nhân điều trị tiểu đường hiệu quả

 Khi nào cần điều trị bằng tiêm insulin?

Sự phối hợp của một chế độ ăn uống tốt, luyện tập thể dục đều đặn và kết hợp 2 đến 3 loại thuốc khác nhau đã giúp nhiều bệnh nhân ĐTĐ type 2 kiểm soát đường huyết thành công. Tuy nhiên, theo thời gian, những loại thuốc này có thể sẽ không còn hiệu quả hoặc trở nên kém an toàn nếu như bệnh nhân mang thai, bị nhiễm trùng cấp tính và các bệnh nghiêm trọng khác (bệnh gan, thận, suy tim), sử dụng thuốc khác (prednisone, thuốc điều trị tâm thần) hay thực hiện đại phẫu thuật. Đặc biệt, rất nhiều bệnh nhân ĐTĐ type 2 mất dần chức năng của tuyến tụy sau một thời gian điều trị bệnh. Những thuốc từng được sử dụng hiệu quả trở nên không còn tác dụng trong việc duy trì đường huyết ở mức an toàn. Khi mức HbA1c vượt trên 7% là lúc bác sỹ điều trị cần chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thêm insulin.

Bơm tiêm insulin tiện lợi trong sử dụng

Bơm tiêm insulin tiện lợi trong sử dụng

Trên thực tế, đa số các bác sỹ chậm ra quyết định điều trị bằng insulin. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, có tới một nửa số bác sỹ điều trị không thay đổi thuốc ngay cả khi mức HbA1C đã vượt quá 9%. Phải mất tới trung bình 8 tháng sau khi không kiểm soát được glucose máu, bệnh nhân ĐTĐ type 2 mới được chỉ định dùng insulin, khi đó mức HbA1C của họ đã xấp xỉ 10%, kèm theo nhiều nguy cơ xuất hiện biến chứng tiểu đường. Một phần lý do của sự chậm trễ này đến từ phía bệnh nhân, do những sợ hãi của họ về kim tiêm, hạ đường huyết và tăng cân.

Tóm lại, hầu hết bệnh nhân ĐTĐ type 2 cuối cùng sẽ cần tiêm insulin để giữ cho bệnh đái tháo đường trong tầm kiểm soát. Điều trị bằng insulin nên sớm được cân nhắc để hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra khi bệnh tiến triển nặng hơn. Đây cũng là chìa khóa để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Xem kinh nghiệm điều trị khô ngứa da, dày móng do biến chứng tiểu đường

Xem thêm: