Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Tiểu đường type 2 chân tay nhức và đau bàn chân như kim chích chữa thế nào?

    Xin cho em hỏi, mẹ chồng em bị tiểu đường tuýp 2. Hiện nay bị mất ngủ, tay chân tê nhức và đau bàn chân như kim chích. Vậy mẹ em sử dụng Hộ Tạng Đường có hết được những triệu chứng đó không ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Biểu hiện mà mẹ chồng bạn đang gặp phải chính là do biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường. Vì vậy để sớm cải thiện các triệu chứng kể trên, việc sử dụng kết hợp TPCN Hộ Tạng Đường là hoàn toàn phù hợp. Đây là sản phẩm chuyên biệt giúp giảm các triệu chứng tê bì, châm chích tay chân, đau nhức và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ hiệu quả cho người tiểu đường. Hiệu quả này của Hộ Tạng Đường đã được chứng minh qua thực tế trải nghiệm của rất nhiều bệnh nhân, bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html
    Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân có biến chứng như mẹ bạn sử dụng Hộ Tạng Đường chỉ sau 3  tháng là đã cải thiện 70 - 80% và có những bệnh nhân các triệu chứng đã không còn xuất hiện nữa. Hiệu quả này sẽ đến nhanh hơn, nếu trong khoảng thời gian dùng sản phẩm, bạn vẫn dùng đầy đủ thuốc kê đơn của bác sĩ, kết hợp với việc kiểm soát tốt chế độ ăn, ngủ nghỉ đúng giờ và tập thể dục thường xuyên.
    Trên đây chỉ là những tư vấn rất sơ bộ của chúng tôi về sản phẩm. Chúng tôi rất mong muốn có thể biết thêm số năm mẹ bị tiểu đường, chỉ số đường huyết, mẹ bạn ăn uống ra sao để có thể tư vấn thêm. Vì vậy bạn hãy để lại số điện thoại hoặc gọi về cho chúng tôi qua số 0962 326 300.
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường bị lạnh bàn chân có nên ngâm chân nước muối ấm?

    Chào bác sĩ, tôi bị tiểu đường tuýp 2 được 15 năm. Tôi uống thuốc đều đặn và đi khám mỗi tháng 1 lần nên đường huyết vẫn được kiểm soát. Gần đây tôi thấy bàn chân hay bị lạnh, ngâm chân vào nước muối ấm thì thấy đỡ hơn. Xin hỏi ngâm chân như vậy có ảnh hưởng gì không?
    Icon
    Chào bạn
    Trước hết xin chúc mừng vì bạn đã mắc tiểu đường khá lâu nhưng đường huyết vẫn được kiểm soát tốt. Về câu hỏi của bạn là người bệnh tiểu đường có ngâm chân nước muối ấm được không, tôi xin chia làm 2 trường hợp để giải đáp:
    Trường hợp thứ nhất, nếu bạn đang có vết thương hay vết lở loét ở bàn chân thì không nên ngâm chân nước muối. Nguyên nhân là việc ngâm chân sẽ khiến tổ chức da ở vết thương bàn chân bị mềm ra và làm cho vi khuẩn ăn sâu hơn nếu không được sát khuẩn đúng cách sau khi ngâm. Điều này sẽ khiến cho vết thương nặng hơn và lâu lành. Vì vậy, hàng ngày chúng ta cần quan sát bàn chân, nếu thấy có vết thương thì không nên cố ngâm nước ấm. Một vết loét điều trị ở bệnh viện phải mất 1 - 2 tháng mới lành, đấy là có sự chăm sóc một cách chuẩn chuyên khoa. Nếu chúng ta chăm sóc ở nhà thì nó sẽ rất là khó khăn.
    Trường hợp thứ 2 là nếu bàn chân lành lặn thì bạn hoàn toàn có thể ngâm chân nước ấm để tăng cường lưu thông máu, giảm cảm giác lạnh. Tuy nhiên, việc ngâm chân cũng cần đặc biệt lưu ý.
    Cách ngâm chân đúng cho người tiểu đường
    Trước hết, cần phải đong đếm nước để pha cho nước có nhiệt độ thích hợp. Khi đưa chân ra khỏi chậu nước ngâm thì phải lau thật là sạch.
    Nếu ngâm nước muối thì bạn cần rửa lại với nước sạch, vì kể cả khi lau chân rồi thì một phần muối vẫn còn lại ở trên da và hút hơi ẩm, rất dễ tạo thành nấm mốc trên da bàn chân.
    Nếu da chân bị khô thì nên thoa kem dưỡng ẩm bàn chân sau khi lau.
    Biện pháp ngăn ngừa biến chứng bàn chân ở người bệnh tiểu đường
    Gốc rễ của các tổn thương bàn chân và tất cả các biến chứng đái tháo đường nói chung là cái đường máu, huyết áp và mỡ máu không được giữ tốt. Đặc biệt, người bệnh tiểu đường lâu năm sẽ khó kiểm soát được các chỉ số này. Vì vậy, cần phải ngăn ngừa xơ vữa mạch máu ở dưới chân bằng các thuốc giảm mỡ máu thích hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần ngăn ngừa tổn thương thần kinh do tiểu đường làm giảm cảm giác bàn chân và tạo thành các vết loét.
    Xem thêm: Loét bàn chân tiểu đường
    Để làm được điều đó, cần điều chỉnh đường máu thật tốt bằng chế độ ăn, vận động thích hợp, bằng thuốc cần thiết. Cùng với đó, bạn nên sử dụng kết hợp TPCN Hộ Tạng Đường - sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, giúp bảo vệ mạch máu và thần kinh, từ đó ngăn ngừa biến chứng bàn chân.
    Rất nhiều người đã đẩy lùi được biến chứng tiểu đường nhờ sử dụng Hộ Tạng Đường
    Xem thêm: Chia sẻ của người bệnh: Cách chữa tiểu đường hiệu quả
    Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    Ngứa toàn thân, bôi thuốc không đỡ có phải biến chứng tiểu đường?

    Cha tôi năm nay 82 tuổi, bệnh tiểu đường tuýp 2 đã 3 năm. Gần đây hay bị ngứa ngáy toàn thân, dùng thuốc ngoài da không hết, đôi lúc ngứa gãi đến chảy cả máu. Xin bác sĩ tư vấn đó có phải biến chứng tiểu đường không và cách nào cải thiện?
    Icon
    Chào bạn,
    Tình trạng mà bác trai gặp phải khả năng rất cao là do biến chứng tiểu đường gây nên. Thực tế có khá nhiều người như bác trai, khi bị ngứa không nghĩ là do tiểu đường. Vì vậy chỉ đơn thuần đi điều trị da liễu, tức là phần ngọn. Cuối cùng là tình trạng ngứa không giảm như mong muốn.
    Nguyên nhân gây ngứa da ở người tiểu đường
    Gốc rễ khiến người bệnh tiểu đường bị ngứa ngáy là do mạch máu nuôi dưỡng da và hệ thần kinh điều tiết việc tiết mồ hôi trên da bị tổn thương. Để phục hồi tổn thương này, ngoài việc giữ đường huyết ổn định (lưu ý, đường huyết ổn định không giúp giảm ngứa nhiều nhưng sẽ giúp bệnh không nặng thêm), bạn nên cân nhắc cho bác dùng sớm 4 viên TPBVSK Hộ Tạng Đường mỗi ngày. Trong Hộ Tạng Đường có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm sẽ giúp khắc phục lại các tổn thương mạch máu và thần kinh. Nhờ đó, khi dùng Hộ Tạng Đường, bác trai sẽ cảm thấy cơn ngứa giảm dần.
    Cách giảm ngứa da do tiểu đường
    Ngoài ra, để giảm cảm giác khó chịu cho bác, có 1 số mẹo bạn có thể áp dụng là:
    - Cho bác tắm nước lá khế chua.
    - Dùng khăn lạnh đắp vào da bị ngứa.
    - Khi ngứa, thay vì gãi, bạn nhắc bác dùng đông tác xoa để giảm gây tổn thương trên da.
    - Nếu bác ngứa quá, thời gian đầu bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bác dùng thêm thuốc giảm triệu chứng như kháng histamin
    Dưới đây là những chia sẻ của người bệnh khi sử dụng Hộ Tạng Đường, bạn có thể tìm hiểu thêm:

    Nếu có băn khoăn khác bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường biến chứng suy thận dùng Hộ Tạng Đường thế nào để cải thiện?

    Mẹ tôi 80 tuổi mắc tiểu đường 5,6 năm rồi, giờ bị suy thận uống Hộ Tạng Đường có được không? Uống như thế nào thì hiệu quả? Ở mấy tiệm thuốc lớn có bán không?
    Icon
    Chào bạn,
    Biến chứng bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận tại Việt Nam và trên thế giới. Mẹ bạn tuổi cũng đã cao, thời gian mắc bệnh tiểu đường cũng không phải là ngắn. Vì vậy, ngoài suy thận, bác cũng có thể gặp phải một số biến chứng khác nữa của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như bệnh tim mạch, võng mạc, hay biến chứng bàn chân. Để kiểm soát biến chứng suy thận, mẹ bạn nên sử dụng Hộ Tạng Đường kết hợp tuân thủ chặt chẽ thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ.
    Hộ Tạng Đường giúp kiểm soát biến chứng thận tốt hơn nhờ 3 tác động:
    - Ổn định đường huyết.
    - Ngăn chặn quá trình tổn thương mạch máu tại cầu thận, giảm xơ hóa thận (nguyên nhân gây ra và khiến người tiểu đường suy thận dễ phải chạy thận nhân tạo).
    - Giảm albumin niệu (albumin niệu là chỉ số đánh giá chức năng thận. Albumin niệu càng cao, thận càng suy yếu).
    Cách sử dụng Hộ Tạng Đường để cải thiện biến chứng thận tiểu đường
    Mỗi ngày, bạn nên cho bác dùng 4 viên Hộ Tạng Đường chia 2 lần uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Để sản phẩm được hấp thu tốt nhất, nên uống cách các thuốc hay sản phẩm khác từ 30  - 60 phút.
    Dưới đây là một trường hợp sử dụng Hộ Tạng Đường đã cải thiện rất tốt suy thận và nhiều biến chứng phối hợp:

    Những lưu ý khi điều trị suy thận do tiểu đường
    - Chế độ ăn: Thường người bệnh tiểu đường suy thận nhẹ sẽ phải ăn giảm các thực phẩm chứa chất đạm như thịt cá, các loại đậu, sữa… Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về lượng đạm có thể ăn mỗi ngày. Về chế độ ăn chi tiết cho người tiểu đường suy thận, bạn tham khảo trong bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-bi-suy-than-do-tieu-duong-nen-va-khong-nen-an-gi.html
    - Tập thể dục nhẹ nhàng, có thể chỉ đi dạo hoặc ngồi thiền, không tập gắng sức.
    Bên cạnh đó, mẹ bạn cũng cần kiểm soát tốt chỉ số huyết áp vì tăng huyết áp sẽ làm cho biến chứng thận trở nặng hơn.
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
  • Icon

    Bệnh đường huyết cao nên ăn hoa quả như thế nào?

    Chào bác sĩ, bà cháu bị tiểu đường nhưng lại rất thích ăn trái cây, nếu không cho ăn là bà sẽ giận. Vậy cho cháu hỏi là bệnh đường huyết cao thì có thể ăn được những loại hoa quả nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Bà của bạn có thể ăn mọi loại quả khi bị bệnh tiểu đường, bởi không có loại quả nào là tốt hoàn toàn hay xấu hoàn toàn cả. Điều quan trọng là bạn ăn chúng vào thời điểm nào, với số lượng ra sao và cách ăn như thế nào.
    Lấy ví dụ, quả kiwi rất tốt cho sức khỏe của người tiểu đường vì nhiều chất xơ, nhiều chất chống oxy hóa, nhưng nếu ăn kiwi thay cơm là không hợp lý, bạn ăn mỗi lần 3 - 4 quả kiwi cũng không phù hợp... Do đó, ăn quả nào hay kiêng quả nào cũng chỉ mang tính chất tương đối, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề đó.
    Cách ăn hoa quả đúng khi bị tiểu đường, đường huyết cao
    - Mỗi lần ăn 1 loại quả gì đó, thì thời điểm ăn nên vào giữa các buổi chính. Ví dụ ăn lúc 9h sáng, 3 - 4 giờ chiều, không ăn hoa quả ngay sau khi ăn cơm, vì điều đó sẽ làm tăng đường huyết.
    - Không ăn hoa quả trước khi đi ngủ, vì sẽ làm đường máu trong lúc ngủ và sáng sớm hôm sau tăng cao.
    - Mỗi lần ăn hoa quả chỉ nên ước lượng bằng cách nắm vừa trong lòng bàn tay, hoặc áng chừng khoảng 1.5 lạng. Không nên ăn quá nhiều, vì đều làm tăng đường máu.
    - Luôn ăn hoa quả còn nguyên vỏ càng tốt, không xay ép uống sinh tố vì điều đó khiến đường máu sau ăn tăng cao hơn.
    Thông tin cụ thể về các loại trái cây tốt và nên hạn chế cho người bệnh tiểu đường.
    Xem thêm: 
    Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả
    8 loại trái cây tốt nhất cho người tiểu đường

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Nóng rát ở bàn tay và bàn chân có phải là biến chứng tiểu đường?

    Cho em hỏi, má em bị nóng rát ở lòng bàn tay và lòng bàn chân thì có phải là biến chứng tiểu đường ở chân không? Má em bị tiểu đường 3 năm rồi chưa bao giờ có biểu hiện vậy cả, xin bác sĩ tư vấn.
    Icon
    Chào bạn,
    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Biểu hiện nóng rát bàn tay, bàn chân ở người tiểu đường rất có thể là dấu hiệu của biến chứng tiểu đường ở bàn chân. Tình trạng này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: Gián tiếp là đường huyết tăng cao và trực tiếp là những chất oxy hóa sinh ra khi glucose máu tăng gây tổn thương thần kinh, mạch máu.
    Cách giảm biến chứng tiểu đường ở chân
    Để cải thiện, bạn nên áp dụng nhiều giải pháp cùng lúc bao gồm:
    - Dùng thuốc theo đúng chỉ định để tránh đường huyết tăng cao quá mức cho phép.
    - Tập thể dục thường xuyên: Giải pháp này vừa hỗ trợ bạn giảm đường huyết vừa giúp tăng lưu thông máu đến các chi, từ đó tăng hiệu quả giảm tê bì. Bạn không cần tập các bài tập quá nặng, chạy bộ tại chỗ, đạp xe, yoga sẽ tốt hơn khi bạn bị tê bì.
    - Giữ ấm chân tay: Chân tay bị lạnh khiến máu khó lưu thông và làm tê bì nặng hơn. Do đó trong mùa đông này, bạn nhớ đi tất, mặc áo dày để giữ ấm cơ thể, nhưng nhớ hạn chế mặc quần áo quá chật nhé.
    - Massage, chườm ấm: Cách này sẽ giúp bạn giảm tê bì tạm thời. Bạn có thể áp dụng ngay khi thấy bị tê nhiều gây khó chịu.
    Đồng thời, bạn nên kết hợp sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường. Với mạng lưới chống oxy hóa mạnh, Hộ Tạng Đường tác động vào hệ mạch máu và thần kinh để cải thiện dần triệu chứng nóng rát bàn tay. Đây là lý do tại sao mà nhiều người tiểu đường dùng thêm Hộ Tạng Đường thấy tê bì cải thiện tốt. Ví dụ như trường hợp bác Hợp dưới đây:


    Để tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường và biến chứng ở chân, Nếu muốn được tư vấn thêm, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936.057.996 bất cứ khi nào.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Bị hạ đường huyết sau ăn và uống thuốc tiểu đường, phải làm sao?

    Tôi mới phát hiện tiểu đường tuýp 2, hiện nay sau khi ăn và uống thuốc thì đột ngột bị hoa mắt, mờ mắt. Đo đường huyết chỉ còn 55 mg/dl tôi phải làm gì bây giờ?
    Icon
    Chào bạn,
    Có thể do chế độ ăn uống và uống thuốc của bạn chưa được hợp lý nên bạn bị hạ đường huyết sau khi uống thuốc. Bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị về vấn đề này để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho bạn được phù hợp.
    Những lưu ý để tránh hạ đường huyết sau ăn
    Bên canh đó, về chế độ ăn, bạn có thể  áp dụng thêm một số mẹo khi ăn uống sau đây:
    - Ăn rau, uống nước canh vào đầu bữa ăn, trước khi ăn thêm cơm, tinh bột.
    - Chia nhỏ bữa ăn cho bác thành 5 bữa/ngày. Điều này sẽ giúp bạn không ăn quá nhiều vào các bữa chính nhưng cũng không bị đói, hạ đường huyết vào bữa phụ. Bữa phụ thì bạn có thể ăn sữa chua, hoa quả tươi hoặc uống sữa cho người tiểu đường.
    - Ăn chậm nhai kỹ và ăn đúng giờ.
    Tăng và hạ đường huyết làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường
    Đường huyết tăng giảm thất thường khiến gia tăng các “rác thải” trong cơ thể, là yếu tố căn nguyên gây ra các biến chứng của bệnh trên tim, mắt, thận, thần kinh… Do đó,  bạn nên sử dụng thêm Tpbvsk Hộ Tạng Đường để kiểm soát đường huyết hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bạn hãy lắng nghe chia sẻ của những người bênh tiểu đường tuýp 2 đã tìm ra giải pháp kiểm soát đường huyết và vượt qua biến chứng của bệnh trong các video dưới đây:



    Chúng tôi xin gửi tới bạn những thông tin hữu ích về vấn đề chế độ ăn, tập luyện trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
  • Icon

    Người tiểu đường nên ăn trái cây ngọt thế nào là tốt nhất?

    Tôi đọc được thông tin là người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều trái cây. Tuy nhiên, đa số trái cây đều có vị ngọt, vậy tôi ăn vào có bị tăng đường huyết hay không? Những người tiểu đường như tôi nên ăn trái cây thế nào để có thêm chất dinh dưỡng mà đường huyết vẫn ổn định?
    Icon
    Giải đáp của ThS.BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương:
    Trái cây nào người tiểu đường cũng ăn được, không phải hạn chế bất cứ loại nào. Đương nhiên, trong trái cây có đường nhưng bên cạnh đó chúng còn chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và muối khoáng nên tựu chung vẫn có lợi cho sức khỏe.
    Trái cây chứa ít đường hơn tinh bột nhưng vẫn cần lựa chọn
    Bạn cũng cần biết rằng, so với các thực phẩm chứa tinh bột thì trái cây tươi chứa ít đường hơn. Tính bình quân 1 lạng hoa quả ngọt nhất (ví dụ: chuối, xoài, nho, mít…) chứa khoảng 15g đường. Các loại khác như táo, cam, dưa, dứa… thì ít đường hơn. Trong khi đó, 1 lạng thực phẩm chứa tinh bột lại chứa nhiều đường hơn, cụ thể tôi đã liệt kê trong bảng sau:

    Như vậy, nếu xét về khối lượng thì ăn hoa quả sẽ nạp ít đường hơn ăn tinh bột. Tuy nhiên, nếu ít đường mà ăn nhiều thì vẫn là nhiều đường. Ví dụ 1 quả chuối nặng 1 lạng là 15g đường, 2 quả chuối thì sẽ gấp đôi lên.

    Cách ăn trái cây mà đường máu vẫn ổn định
    Cho nên, nếu ăn nhiều hoa quả lên thì phải ăn ít tinh bột đi. Thậm chí có những bữa có thể không cần ăn tinh bột. Ví dụ như bữa sáng ăn 2 quả trứng vịt lộn và 1 quả cam là đủ. Nếu đường máu đang cao, ăn ít tinh bột như vậy sẽ có lợi. Nếu đường máu đang thấp, chỉ xấp xỉ khoảng 4 mmol/l, thì phải ưu tiên ăn tăng tinh bột để đẩy đường máu lên mức an toàn.
    Nhìn chung, khi sử dụng thực phẩm, chúng ta cần thay đổi giữa các loại sao cho lượng đường gần giống nhau. Ví dụ có thể thay 1 lạng chuối bằng 1 lạng xoài vì đều là 15g đường. Thay 2 lạng xoài cho nửa bát cơm vì đều chứa khoảng 30g đường.
    Kinh nghiệm của tôi cho thấy, đường trong hoa quả làm tăng đường máu ít hơn đường trong tinh bột. Tuy nhiên, chúng ta không thể ăn hoa quả thay cơm thường xuyên được. Nếu ăn thêm hoa quả thì nên giảm bớt cơm và phải đo đường máu sau ăn để xem việc thêm/bớt bao nhiêu là hợp lý (sau khi ăn, đường máu nên dưới 11).
    Xem thêm: Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả
                      Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường
                      Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn tốt nhất cho người tiểu đường
    Chúc bạn sức khỏe!