Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Bị tê cánh tay khi ngủ có phải bị biến chứng tiểu đường không?

    Mẹ em năm nay 43 tuổi, bị tiểu đường 3 năm. Dạo gần đây mẹ bị tê cánh tay khi ngủ thì có phải biến chứng tiểu đường không? Bác sĩ tư vấn giúp em cách cải thiện tình trạng này?
    Icon
    Chào bạn,
    Bệnh tiểu đường thường gây ra biến chứng thần kinh ngoại biên và khiến cho bệnh nhân có cảm giác tê bì như kiến bò ở bàn tay, bàn chân, cảm giác như "đeo găng tay". Biến chứng thần kinh này xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào việc kiểm soát đường huyết, có những người đã mắc biến chứng ngay tại thời điểm phát hiện bệnh.
    Mẹ bạn bị tiểu đường 3 năm và dạo gần đây ngủ thì bị tê cánh tay, thì có thể đây cũng là biến chứng thần kinh ngoại biên của tiểu đường. Hoặc là, mẹ bạn có thể bị thoái hóa cột sống cổ - đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tê cánh tay.
    Trước tiên, bạn cần đưa mẹ đến bệnh viện khám để xác định xem đây là biến chứng tiểu đường hay thoái hóa cột sống cổ gây ra hội chứng ống cổ tay.
    Trong trường hợp bị biến chứng tiểu đường, bạn có thể cho mẹ sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường. Với thành phần chống oxy hóa Alpha Lipoic Acid có khả năng thấm tốt vào mô thần kinh, Hộ Tạng Đường giúp phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên, từ đó làm giảm tình trạng tê cánh tay khi ngủ. Không chỉ vậy, Hộ Tạng Đường còn có tác dụng giảm đường huyết và ngăn chặn sự xuất hiện của các biến chứng tiểu đường khác như: Mờ mắt, suy thận, nhồi máu tim, đột quỵ…
    Bạn tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại đây:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn và mẹ sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết lúc đói 7.2 mmol/L, sau ăn 8.9 mmol/L có ổn không?

    Buổi sáng em dậy chưa ăn gì, tập thể dục xong em đo đường huyết là 7.2 mmol/L. Lúc ăn xong sau 2 tiếng em đo thì kết quả 8.9 mmol/L. Cho em hỏi đường huyết như thế ổn không ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Chỉ số đường huyết lúc đói của bạn đang ở mức cao, mặc dù bạn đã tập thể dục trước đó. Đường huyết lúc đói cao cho thấy việc điều trị của bạn đang chưa hợp lý, có thể là do thuốc, chế độ ăn uống hoặc tập luyện chưa phù hợp. Bạn cần xem lại:
    - Chế độ ăn uống đã hợp lý hay chưa? Bạn có ăn nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể? Cách bạn ăn uống liệu đã chuẩn hay chưa? Để biết được điều này, bạn hãy xem chi tiết trong bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-thuc-don-tot-nhat-cho-nguoi-tieu-duong.html
    - Bạn đã dành thời gian tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày hay chưa? Tập thể dục không chỉ giúp bạn giảm cân, kiểm soát đường huyết mà còn giúp giảm stress và phòng ngừa biến chứng tiểu đường vô cùng hiệu quả.
    - Bạn đã uống thuốc đúng giờ, đúng liều và đúng chỉ dẫn của bác sĩ hay chưa? Nếu chưa, hãy tuân thủ nghiêm ngặt hơn để đưa đường huyết về ngưỡng bình thường (dưới 6.0 mmol/L)
    Chỉ số đường huyết sau ăn 2 tiếng 8.9 mmol/L là bình thường. Tuy nhiên, con số này chỉ phản ánh được mức đường huyết tại thời điểm bạn đo, không nói lên được chế độ ăn uống của bạn đã hợp lý hay chưa. Bạn nên theo dõi qua nhiều bữa ăn khác nhau và điều chỉnh sao cho chỉ số này dưới 10 mmol/L là được.
    Đường huyết cao làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường. Vì vậy, bạn nên sử dụng sớm Hộ Tạng Đường để ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh và bàn chân. Bạn tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại đây:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường tuýp 2 gây nhức buốt ở chân, ngủ không ngon, tôi phải làm sao?

    Bố em bị tiểu đường tuýp 2, mà giờ chạy vào chân tay bị nhức, buốt. Uống đủ thuốc tây, thuốc nam mà cũng không ăn thua. Đau nhức khiến bố em không ngủ được, người suy nhược, giờ giảm còn dưới 40kg. Bác sĩ giúp em với!
    Icon
    Chào bạn,
    Trước hết, xin chia sẻ với nỗi lo lắng của bạn khi chứng kiến người thân bị đau nhức chân, ngủ không ngon, cơ thể suy nhược. Tình trạng nhức và buốt ở chân là biểu hiện thường gặp của biến chứng tiểu đường trên hệ thần kinh ngoại biên. Đây là biến chứng khá phổ biến, cứ 10 người tiểu đường thì có 7 người sẽ gặp.
    Đường huyết tăng cao vừa gây hẹp các mạch máu nuôi dưỡng hệ thần kinh, vừa tạo ra các chất thải “tấn công” các dây thần kinh. Lúc này, hệ thần kinh vừa không được cung cấp đủ máu, lại vừa bị các chất thải làm tổn thương, nên bị rối loạn dẫn truyền và gây ra các cảm giác bất thường như tê bì, nhức buốt, nóng rát ở tứ chi.
    Để cải thiện được biến chứng thần kinh ngoại biên, bạn cần ổn định đường huyết và bổ sung các chất chống oxy hóa để phục hồi tổn thương thần kinh. Bạn nên tham khảo cho bố sử dụng Hộ Tạng Đường, đây là sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện biến chứng tiểu đường. Trong Hộ Tạng Đường có chứa thành phần ALA, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử… vừa giúp ổn định đường huyết, vừa tạo thành mạng lưới chống oxy hóa thấm tốt vào mô thần kinh nên giúp cải thiện hiệu quả biến chứng mà bố bạn đang gặp phải.
    Ngoài ra, bố của bạn cũng bị suy nhược cơ thể và sút cân khá nhiều. Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp bố tăng cân trở lại nhưng không gây tăng đường huyết. Bạn có thể tham khảo cách tăng cân khi bị tiểu đường trong bài viết này:
    https://bienchungtieuduong.vn/hoi-dap/cach-tang-can-cho-nguoi-tieu-duong-bi-sut-can-nhanh.html
    Bạn có thể tham khảo thêm cách điều trị tiểu đường hiệu quả đã được nhiều người bệnh áp dụng thành công trong bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cach-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung---de-chung-song-voi-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết trước khi ngủ 4.7 có phải bị hạ đường huyết?

    Cho em hỏi đường huyết của em trước khi ngủ lúc nào cũng khoảng 4.7 thôi, như vậy có sợ bị hạ đường huyết khi ngủ không ạ? Sáng nào dậy em cũng thấy bủn rủn tay chân. Đường em đo sau ăn 1h cao khoảng 8-9, sau 2h thì thấp 6.4 rồi 3h còn có 4.6 hay 4.3 thôi ạ. Nên em phải ăn thêm mỗi 3h không người bủn rủn kiểu hạ huyết áp khó chịu lắm ạ.
    Icon
    Chào bạn,
    Với mức đường huyết trước khi ngủ là 4.7 mmol/L, cộng thêm tình trạng bủn rủn chân tay khi thức dậy, rất có thể bạn đã bị hạ đường huyết vào ban đêm.
    Tình trạng hạ đường huyết ban đêm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
    - Ăn bữa tối ít hoặc không ăn bữa phụ trước khi đi ngủ
    - Dùng thuốc insulin quá liều
    - Tập thể dục quá nhiều vào buổi tối
    - Uống rượu bia nhiều trong bữa tối
    Căn cứ vào thông tin bạn chia sẻ về chỉ số đường huyết sau ăn thì nguyên nhân chính khiến bạn bị hạ đường huyết ban đêm là do chế độ ăn uống chưa phù hợp. Bạn nên ăn thêm một bữa phụ trước khi đi ngủ với cháo yến mạch, hoa quả ít ngọt hoặc sữa cho người tiểu đường.
    Bên cạnh đó, để phòng ngừa bị hạ đường huyết ban đêm, bạn nên ăn bữa tối đúng giờ, không uống rượu bia và tránh tập thể dục quá muộn.
    Bạn cần theo dõi thêm về chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ và biểu hiện của cơ thể. Nếu trong giấc ngủ bạn bị đổ nhiều mồ hôi, gặp ác mộng hoặc có cảm giác bồn chồn, lo lắng, ngủ không ngon giấc… thì bạn nên đến đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh thuốc nếu cần.
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    tiểu đường bị đau đầu gối, đau khớp tay, khớp chân dùng thuốc gì?

    tôi bị bệnh tieur duongf mói 2 năm nay hiện tại tôi bị đau đầu gôi và và cac khớp tay khớp chân hỏi phai uông loại thuôc nào bác si
    Icon
    Chào bạn,
    Biểu hiện đau đầu gối và các khớp tay, khớp chân mà bạn đang gặp phải chính là do biến chứng cơ xương khớp của bệnh tiểu đường. Vì vậy để sớm cải thiện các triệu chứng kể trên, bạn sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm chuyên biệt giúp giảm các triệu chứng đau đầu gối và các khớp tay, khớp chân hiệu quả cho người tiểu đường. Hiệu quả này của Hộ Tạng Đường đã được chứng minh qua thực tế trải nghiệm của rất nhiều bệnh nhân, bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html
    Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân có biến chứng như bạn sử dụng Hộ Tạng Đường chỉ sau 3 tháng là đã cải thiện 70 - 80% và có những bệnh nhân các triệu chứng đã không còn xuất hiện nữa. Hiệu quả này sẽ đến nhanh hơn, nếu trong khoảng thời gian dùng sản phẩm, bạn vẫn dùng đầy đủ thuốc kê đơn của bác sĩ, kết hợp với việc kiểm soát tốt chế độ ăn, ngủ nghỉ đúng giờ và tập thể dục thường xuyên.
    Trên đây chỉ là những tư vấn rất sơ bộ của chúng tôi về sản phẩm. Chúng tôi rất mong muốn có thể biết thêm chỉ số đường huyết, bạn ăn uống ra sao để có thể tư vấn thêm. Vì vậy bạn hãy để lại số điện thoại hoặc gọi về cho chúng tôi qua số 0962 326 300.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ của người bình thường

    Chao bác sĩ,xin bác si tư vấn giúp.
    Tôi ăn sau 5 tiếng,thử thì đường huyết 7,4 cho hỏi như vậy có cao không ah?
    Icon
    Chào bạn.
    Đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ của người bình thường là dưới 7.8 mmol/L, hiện với chỉ số đường sau ăn 5 tiếng của bạn chưa thể đánh giá được vì còn phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng đường trong bữa ăn trước đó của bạn. Do đó, nếu bạn có nghi ngờ bị tiểu đường hoặc có các dấu hiệu điển hình như: tiểu đêm nhiều, thèm ăn ngọt, khát nước liên tục và đói liên tục, mệt mỏi... thì bạn nên đi kiểm tra đường huyết khi đói (ít nhất là trước ăn 8 tiếng) để được kết quả chính xác.
    Sau khi có kết quả thăm khám, nếu có vướng mắc hay băn khoăn về bệnh tiểu đường bạn có thể tiếp tục để lại câu hỏi tại đây hoặc liên hệ số 0962 326 300 để chúng tôi giải đáp.
    Thân mến,
  • Icon

    Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 lần cho kết quả khác nhau, phải làm sao?

    Chào bác sĩ, xin tư vấn giúp e . E hiện đang mang thai 27 tuần. Tuần thứ 24, e có đi làm xét nghiệm dung nạp glucose thì kết quả là 5.3 (lúc đói), 9.1 (sau khi uống 75ml đường), 8.3 (sau 2h). Bác sĩ chẩn đoán e bị ĐTD thai kỳ và hẹn 2 tuần tái khám. Nhưng do 2 tuần sau e có công việc không về bv ở quê khám được nên khám ở một bv ở tỉnh khác nơi e làm việc thì bác sĩ ở đây chỉ cho e xét nghiệm 2 bước là lấy máu tĩnh mạch lúc đói và 2h sau khi ăn sáng thì kết quả là 4.4 (lúc đói) và6.5 (2h sau khi ăn sáng). Bsi kết luận chỉ số đường huyết của e là bình thưong k bị mắc tiểu đường thai kỳ. E có nói rõ là trước đó e đã được chẩn đoán mắc đtd thai kỳ ở bv cũ (trước đó 2 tuần) nhưng bsi ở đây lại nói là chỉ số hiện tại của e là bình thường . Tại vì 2 xét nghiệm khác nhau nên e mơ hồ k thể phân biệt được và không biết chắc chắn tình hình hiện tại của mình như thế nào. Xin tư vấn giúp e.E xin cảm ơn
    Icon
    Chào bạn,
    Lần xét nghiệm đầu tiên đã chắc chắn bạn bị tiểu đường thai kỳ (đường huyết lúc đói vượt ngưỡng). Ở lần xét nghiệm thứ 2, vì không thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose nên kết quả này không có nhiều ý nghĩa.
    Nếu bạn còn phân vân, bạn có thể đến bệnh viện khám ban đầu để kiểm tra lại.
    Dù sao đi nữa thì bạn cũng không nên quá lo lắng vì tiểu đường thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh 4 - 12 tuần. Việc bạn cần quan tâm hiện tại là điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé nhưng không làm tăng đường huyết. Bạn có thể tham khảo các phương pháp kiểm soát tiểu đường thai kỳ trong bài viết sau đây:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/kiem-soat-tieu-duong-thai-ki-khong-can-dung-thuoc.html
    Chúc bạn mẹ tròn con vuông!
  • Icon

    28 tuổi bị tiểu đường type 2, đường máu 18.6mmol/l có sao không?

    Tôi năm nay 28 tuổi, mới chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2. Xin hỏi lượng đường đo trong máu 18.6mmol/l có cao không. Tôi đang rất lo lắng, xin tư vấn giúp tôi?
    Icon
    Chào bạn,
    Chẩn đoán tiểu đường khi còn trẻ chắc hẳn là một cú sốc lớn đối với bạn. Chúng tôi xin chia sẻ với những lo lắng mà bạn đang gặp phải.
    Lượng đường đo trong máu 18.6 mmol/L là khá cao, chắc hẳn bác sĩ đã kê cho bạn thuốc giảm đường huyết. Việc bạn cần làm lúc này là tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định và thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để giảm đường huyết.
    Những lưu ý cho người tiểu đường mới mắc
    Mục tiêu chính của việc điều trị tiểu đường là đưa đường huyết về mức ổn định và phòng ngừa biến chứng.
    Để ổn định đường huyết, bạn cần sử dụng thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thường xuyên. Về chế độ ăn uống, nhiều người nghĩ rằng tiểu đường là phải ăn uống kiêng khem khổ sở nhưng thực tế không phải vậy. Bạn vẫn có thể ăn được các món mình yêu thích nhưng cần giảm bớt lượng so với trước kia. Ngoài ra, còn một số lưu ý khác trong cách chọn thực phẩm để không làm tăng đường huyết, bạn có thể xem chi tiết trong video sau đây:

    Ths.BS Nguyễn Huy Cường hướng dẫn cách chọn thực phẩm cho người tiểu đường
    Cùng với chế độ ăn uống, bạn nên dành khoảng nửa tiếng mỗi ngày để tập thể dục để duy trì mức đường huyết ổn định.
    Để phòng ngừa biến chứng tiểu đường thì chỉ ổn định đường huyết thôi chưa đủ. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao tạo ra các chất thải gây xơ vữa, chít hẹp mạch máu và tổn hại các cơ quan đích như tim, mắt, thận, thần kinh, bàn chân… Bạn cần bổ sung chất chống oxy hóa để “dọn dẹp” các chất thải này và bảo vệ các cơ quan đích. Tại Việt Nam, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ tiểu đường duy nhất chứa mạng lưới chống oxy hóa, giúp phòng ngừa hiệu quả biến chứng tiểu đường. Bạn nên tham khảo sử dụng sản phẩm này càng sớm càng tốt.

    Người bệnh tiểu đường chia sẻ kinh nghiệm giảm  đường huyết & kiểm soát biến chứng