Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    tiểu đường bị đau đầu gối, đau khớp tay, khớp chân dùng thuốc gì?

    tôi bị bệnh tieur duongf mói 2 năm nay hiện tại tôi bị đau đầu gôi và và cac khớp tay khớp chân hỏi phai uông loại thuôc nào bác si
    Icon
    Chào bạn,
    Biểu hiện đau đầu gối và các khớp tay, khớp chân mà bạn đang gặp phải chính là do biến chứng cơ xương khớp của bệnh tiểu đường. Vì vậy để sớm cải thiện các triệu chứng kể trên, bạn sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm chuyên biệt giúp giảm các triệu chứng đau đầu gối và các khớp tay, khớp chân hiệu quả cho người tiểu đường. Hiệu quả này của Hộ Tạng Đường đã được chứng minh qua thực tế trải nghiệm của rất nhiều bệnh nhân, bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html
    Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân có biến chứng như bạn sử dụng Hộ Tạng Đường chỉ sau 3 tháng là đã cải thiện 70 - 80% và có những bệnh nhân các triệu chứng đã không còn xuất hiện nữa. Hiệu quả này sẽ đến nhanh hơn, nếu trong khoảng thời gian dùng sản phẩm, bạn vẫn dùng đầy đủ thuốc kê đơn của bác sĩ, kết hợp với việc kiểm soát tốt chế độ ăn, ngủ nghỉ đúng giờ và tập thể dục thường xuyên.
    Trên đây chỉ là những tư vấn rất sơ bộ của chúng tôi về sản phẩm. Chúng tôi rất mong muốn có thể biết thêm chỉ số đường huyết, bạn ăn uống ra sao để có thể tư vấn thêm. Vì vậy bạn hãy để lại số điện thoại hoặc gọi về cho chúng tôi qua số 0962 326 300.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ của người bình thường

    Chao bác sĩ,xin bác si tư vấn giúp.
    Tôi ăn sau 5 tiếng,thử thì đường huyết 7,4 cho hỏi như vậy có cao không ah?
    Icon
    Chào bạn.
    Đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ của người bình thường là dưới 7.8 mmol/L, hiện với chỉ số đường sau ăn 5 tiếng của bạn chưa thể đánh giá được vì còn phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng đường trong bữa ăn trước đó của bạn. Do đó, nếu bạn có nghi ngờ bị tiểu đường hoặc có các dấu hiệu điển hình như: tiểu đêm nhiều, thèm ăn ngọt, khát nước liên tục và đói liên tục, mệt mỏi... thì bạn nên đi kiểm tra đường huyết khi đói (ít nhất là trước ăn 8 tiếng) để được kết quả chính xác.
    Sau khi có kết quả thăm khám, nếu có vướng mắc hay băn khoăn về bệnh tiểu đường bạn có thể tiếp tục để lại câu hỏi tại đây hoặc liên hệ số 0962 326 300 để chúng tôi giải đáp.
    Thân mến,
  • Icon

    Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 lần cho kết quả khác nhau, phải làm sao?

    Chào bác sĩ, xin tư vấn giúp e . E hiện đang mang thai 27 tuần. Tuần thứ 24, e có đi làm xét nghiệm dung nạp glucose thì kết quả là 5.3 (lúc đói), 9.1 (sau khi uống 75ml đường), 8.3 (sau 2h). Bác sĩ chẩn đoán e bị ĐTD thai kỳ và hẹn 2 tuần tái khám. Nhưng do 2 tuần sau e có công việc không về bv ở quê khám được nên khám ở một bv ở tỉnh khác nơi e làm việc thì bác sĩ ở đây chỉ cho e xét nghiệm 2 bước là lấy máu tĩnh mạch lúc đói và 2h sau khi ăn sáng thì kết quả là 4.4 (lúc đói) và6.5 (2h sau khi ăn sáng). Bsi kết luận chỉ số đường huyết của e là bình thưong k bị mắc tiểu đường thai kỳ. E có nói rõ là trước đó e đã được chẩn đoán mắc đtd thai kỳ ở bv cũ (trước đó 2 tuần) nhưng bsi ở đây lại nói là chỉ số hiện tại của e là bình thường . Tại vì 2 xét nghiệm khác nhau nên e mơ hồ k thể phân biệt được và không biết chắc chắn tình hình hiện tại của mình như thế nào. Xin tư vấn giúp e.E xin cảm ơn
    Icon
    Chào bạn,
    Lần xét nghiệm đầu tiên đã chắc chắn bạn bị tiểu đường thai kỳ (đường huyết lúc đói vượt ngưỡng). Ở lần xét nghiệm thứ 2, vì không thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose nên kết quả này không có nhiều ý nghĩa.
    Nếu bạn còn phân vân, bạn có thể đến bệnh viện khám ban đầu để kiểm tra lại.
    Dù sao đi nữa thì bạn cũng không nên quá lo lắng vì tiểu đường thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh 4 - 12 tuần. Việc bạn cần quan tâm hiện tại là điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé nhưng không làm tăng đường huyết. Bạn có thể tham khảo các phương pháp kiểm soát tiểu đường thai kỳ trong bài viết sau đây:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/kiem-soat-tieu-duong-thai-ki-khong-can-dung-thuoc.html
    Chúc bạn mẹ tròn con vuông!
  • Icon

    28 tuổi bị tiểu đường type 2, đường máu 18.6mmol/l có sao không?

    Tôi năm nay 28 tuổi, mới chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2. Xin hỏi lượng đường đo trong máu 18.6mmol/l có cao không. Tôi đang rất lo lắng, xin tư vấn giúp tôi?
    Icon
    Chào bạn,
    Chẩn đoán tiểu đường khi còn trẻ chắc hẳn là một cú sốc lớn đối với bạn. Chúng tôi xin chia sẻ với những lo lắng mà bạn đang gặp phải.
    Lượng đường đo trong máu 18.6 mmol/L là khá cao, chắc hẳn bác sĩ đã kê cho bạn thuốc giảm đường huyết. Việc bạn cần làm lúc này là tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định và thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để giảm đường huyết.
    Những lưu ý cho người tiểu đường mới mắc
    Mục tiêu chính của việc điều trị tiểu đường là đưa đường huyết về mức ổn định và phòng ngừa biến chứng.
    Để ổn định đường huyết, bạn cần sử dụng thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thường xuyên. Về chế độ ăn uống, nhiều người nghĩ rằng tiểu đường là phải ăn uống kiêng khem khổ sở nhưng thực tế không phải vậy. Bạn vẫn có thể ăn được các món mình yêu thích nhưng cần giảm bớt lượng so với trước kia. Ngoài ra, còn một số lưu ý khác trong cách chọn thực phẩm để không làm tăng đường huyết, bạn có thể xem chi tiết trong video sau đây:

    Ths.BS Nguyễn Huy Cường hướng dẫn cách chọn thực phẩm cho người tiểu đường
    Cùng với chế độ ăn uống, bạn nên dành khoảng nửa tiếng mỗi ngày để tập thể dục để duy trì mức đường huyết ổn định.
    Để phòng ngừa biến chứng tiểu đường thì chỉ ổn định đường huyết thôi chưa đủ. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao tạo ra các chất thải gây xơ vữa, chít hẹp mạch máu và tổn hại các cơ quan đích như tim, mắt, thận, thần kinh, bàn chân… Bạn cần bổ sung chất chống oxy hóa để “dọn dẹp” các chất thải này và bảo vệ các cơ quan đích. Tại Việt Nam, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ tiểu đường duy nhất chứa mạng lưới chống oxy hóa, giúp phòng ngừa hiệu quả biến chứng tiểu đường. Bạn nên tham khảo sử dụng sản phẩm này càng sớm càng tốt.

    Người bệnh tiểu đường chia sẻ kinh nghiệm giảm  đường huyết & kiểm soát biến chứng
  • Icon

    Không tái khám, tự mua thuốc tiểu đường theo đơn cũ có được không?

    Tôi bị tiểu đường đã lâu, gần đây thấy sức khỏe ổn nhưng 3 tháng rồi tôi chưa tái khám lại. Tôi vẫn mua thuốc theo đơn cũ của bác sĩ cho được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Thuốc tiểu đường dùng loại nào, liều lượng bao nhiêu, uống vào lúc nào… sẽ phụ thuộc vào mức đường huyết cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
    Mức đường huyết của cơ thể thay đổi từng giờ nên đơn thuốc của bạn 3 tháng trước đó sẽ không còn phù hợp với thời điểm hiện tại. Nếu không đi khám mà tiếp tục sử dụng lại đơn cũ thể dẫn đến những trường hợp sau:
    - Không kiểm soát được đường huyết do liều lượng không đủ: Nếu đường huyết của bạn hiện tại cao hơn 3 tháng trước, bạn cần liều lượng thuốc cao hơn, hoặc kết hợp nhiều loại thuốc với nhau. Đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến biến chứng tiểu đường, khởi điểm sẽ là các triệu chứng như mờ mắt, tê bì chân tay, khô ngứa da... ; Sau đó là các hậu quả nặng nề hơn như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, cắt cụt chi.
    - Bị hạ đường huyết cấp tính do liều thuốc không phù hợp: Nếu trong 3 tháng vừa qua, đường huyết của bạn luôn trong ngưỡng thấp (khoảng
    Chính vì vậy, bạn nên đi khám lại, đo đường huyết lúc đói và HbA1c để được kê đơn thuốc mới phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Đồng thời, căn cứ vào các chỉ số này, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống và tập luyện cho bạn.
    Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết sau ăn 2 giờ là 24.6 mmol/l có sao không?

    Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ đồng hồ là 24.6 mmol/l có sao không? Xin ý kiến bác sĩ?
    Icon
    Chào bạn,
    Không rõ bạn đã mắc tiểu đường hay chưa? Mức đường huyết sau ăn 2 giờ của bạn như vậy là rất cao. Thông thường, chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ chỉ nên:
    - Đối với người chưa mắc tiểu đường: Dưới 7.8 mmol/dl (140mmol/L)
    - Đối với người tiểu đường đang uống thuốc: Dưới 10 mmol/L (
    - Đối với người tiểu đường đang tiêm insulin: Dưới 7.8 mmol/dl (140mmol/L)
    Đường máu sau ăn 2h tăng cao lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh… Đây là những biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim thậm chí tử vong.
    Cách phòng ngừa tăng đường huyết sau ăn 2h
    Có 4 cách giúp bạn không bị tăng đường huyết sau ăn:
    - Lựa chọn đúng thực phẩm: Bạn nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp và trung bình như rau xanh, gạo lứt, hoa quả tươi ít ngọt, yến mạch, ngũ cốc nguyên vỏ. Lượng đường trong các thực phẩm này khi vào cơ thể sẽ được hấp thu chậm hơn nên sẽ giữ đường huyết sau ăn ở mức an toàn.
    - Chia nhỏ bữa ăn: Một bữa ăn no căng sẽ làm tăng đường huyết hơn so với một bữa ăn vừa phải. Vì vậy, thay vì chỉ ăn 3 bữa no một ngày, bạn nên chia nhỏ thành 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ. Bữa phụ có thể là trái cây, sữa chua không đường, hoặc sữa cho người tiểu đường.
    - Thay đổi thời gian sử dụng thuốc tiểu đường: Uống thuốc cách quá xa bữa ăn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới đường huyết. Nếu đã áp dụng những phương pháp nêu trên mà đường huyết vẫn cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc gần bữa ăn hơn.
    - Sử dụng kết hợp Hộ Tạng Đường: Đây là sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, rất phù hợp trong trường hợp bạn bị tăng đường huyết sau ăn. Hộ Tạng Đường có chứa Hoài sơn - một thảo dược giúp giảm đường máu sau ăn rất hiệu quả. Đồng thời, mạng lưới chống oxy hóa từ Nhàu - Mạch môn - Câu kỷ tử - Alpha Lipoic Acid giúp “dọn dẹp” máu bẩn và làm chậm sự xuất hiện của biến chứng tiểu đường. Bạn có thể đọc thêm về sản phẩm tại đây:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

  • Icon

    HbA1c 6.1% là đã mắc tiểu đường hay chưa?

    HbA1c của tôi 6.1% tư vấn giúp tôi có phải bị tiểu đường hay chưa. Tôi nên làm gì, hiện giờ tôi đang rất hoang mang, xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    HbA1c từ 6.5% trở lên mới thuộc diện chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Còn trường hợp của bạn đang ở mức HbA1c 6.1% thuộc giai đoạn tiền tiểu đường. Tiền tiểu đường được coi là giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường sau khoảng 3 - 5 năm nếu bạn không kiểm soát tốt đường huyết.Giai đoạn này chưa cần sử dụng thuốc điều trị nhưng buộc phải thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện để duy trì mức đường huyết ổn định.
    Về chế độ ăn uống:
    (1) Giảm lượng thực phẩm chứa đường bột như cơm, bún, miến, phở…
    (2) Hạn chế ăn đồ ngọt (bánh, kẹo, nước ngọt…), các thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, đồ hộp,...) và nội tạng động vật.
    (3) Hãy ăn nhiều rau xanh vào đầu bữa ăn để làm chậm hấp thu đường sau khi ăn.
    Nếu bạn còn băn khoăn về chế độ ăn uống, bạn có thể xem chi tiết trong bài viết này:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/tien-tieu-duong-an-gi-de-khong-tro-thanh-benh-tieu-duong.html
    Về tập luyện: Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất nửa tiếng để tập thể dục sẽ giúp giảm cân, giảm kháng insulin và phòng ngừa các rối loạn chuyển hóa đường - đạm - mỡ trong cơ thể.
    Vì bác sĩ chưa kê thuốc, bạn có thể cân nhắc dùng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để giảm đường huyết. Một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng để ổn định đường huyết và phòng biến chứng tiểu đường là TPCN Hộ Tạng Đường. Phản hồi từ người tiểu đường cho thấy: Sử dụng 2 - 4 viên Hộ Tạng Đường mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện giúp kéo dài được thời gian tiền tiểu đường trở thành bệnh tiểu đường thực sự.
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    Cách tự chăm sóc bàn chân tại nhà cho người bệnh tiểu đường?

    Bố tôi năm nay 67 tuổi, bị tiểu đường 8 năm nay, đã từng nhập viện 2 lần để điều trị nhiễm trùng bàn chân. Mỗi lần nhập viện như vậy rất mệt mỏi và mất nhiều thời gian. Có cách nào chăm sóc bàn chân tại nhà để tránh bị nhiễm trùng không?
    Icon
    Chào bạn,
    Bệnh lý bàn chân là biến chứng tiểu đường khá nặng nề, điều trị rất khó và tốn kém. Tuy nhiên, biến chứng này sẽ không xảy ra nếu chúng ta dành khoảng nửa tiếng mỗi ngày để chăm sóc bàn chân.
    Sau đây là một số lưu ý để bảo vệ bàn chân khỏi biến chứng, bạn nên áp dụng cho bố:
    - Kiểm soát tốt đường máu, HbA1c. Mức đường huyết mục tiêu phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bác, thường là: Đường huyết lúc đói 90 - 130 mg/dL, HbA1c dưới 7%.
    - Rửa chân bằng xà bông nhẹ. Lau khô cẩn thận, đặc biệt giữa kẽ ngón chân. Sau đó, bôi kem dưỡng ẩm nếu thấy da bàn chân bị khô (lưu ý không bôi vào kẽ ngón chân).
    - Kiểm tra bàn chân hàng ngày. Nếu có vết chai chân, mụn nước, vết cắt, vết trầy xước hoặc vết loét..., phải đi khám ngay tại khoa nội tiết - đái tháo đường. Khi bàn chân bị tổn thương, phải giữ sạch sẽ, tránh tỳ đè làm tăng áp lực vùng tổn thương.
    - Tránh ngâm chân lâu trong nước. Nếu ngâm nước ấm, cần nhờ người nhà kiểm tra nhiệt độ trước để tránh bị bỏng.
    - Luôn đi tất, nên sử dụng tất làm bằng sợi cotton.
    - Chọn giày dép thích hợp, không đi giày chật, giày có mũi nhọn vì có thể vô tình cọ xát gây vết thương ở chân.
    - Học cắt móng chân đúng cách (cắt theo chiều ngang) để tránh móng chân mọc quặp.
    - Vận động thường xuyên và massage chân để tăng cường tuần hoàn và làm cơ bàn chân khỏe hơn.
    - Không hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc. Khói thuốc lá làm tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng bàn chân.
    Cùng với thuốc tiểu đường, bạn tìm hiểu cho bố sử dụng thêm TPBVSK Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, giúp bảo vệ mạch máu và các tế bào thần kinh, tăng lưu thông máu dưới chân nên rất hiệu quả trong việc phòng ngừa biến chứng bàn chân. Bạn có thể xem thêm kinh nghiệm điều trị biến chứng chân tiểu đường trong bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/chia-se/chu-quan-voi-benh-dai-thao-duong-co-the-gay-hoai-chi.html
    Chúc bạn sức khỏe!