Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Đường huyết ổn định thì tình trạng mờ mắt do tiểu đường có giảm không?

    Chồng em bị tiểu đường, đường huyết 17 mmol/l, hiện giờ bị mờ mắt ạ. Cho em hỏi đường huyết ổn định thì mắt có trở lại bình thường không hay như như vậy mãi? Có phương pháp điều trị nào tốt không chỉ giúp em với, em cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Đường huyết cao gây tắc một số động mạch, đặc biệt là động mạch mắt, thận và người bệnh sẽ bị mờ mắt cũng như tổn thương thận.
    Nếu bạn để đường huyết cao như vậy thì rất nhanh thôi, các mạch máu nhỏ sẽ bị hủy hoại và làm tăng nguy cơ biến chứng trên thần kinh, tim mạch, hay các biến chứng nhiễm trùng khác.
    Trước hết, bạn cần quản lý đường huyết tốt hơn bằng cách điều trị quy củ hơn. Chồng bạn còn trẻ thì nên giữ cho đường huyết lúc đói dưới 7 mmol/L và HbA1c tốt nhất là dưới 6.5%. Vậy làm sao để giảm được đường huyết? Chồng bạn cần phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện 30 - 40 phút mỗi ngày.
    Cùng với đó, chồng bạn sử dụng kết hợp 4 - 6 viên Hộ Tạng Đường mỗi ngày. Hộ Tạng Đường là sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh. Nhiều người bệnh tiểu đường đã lấy lại thị lực và tránh được mù lòa nhờ sử dụng sản phẩm này, như bác Nhuận trong video sau đây:

    Chia sẻ cách sử dụng Hộ Tạng Đường để cải thiện biến chứng mắt tiểu đường
    Trong trường hợp biến chứng mắt đã nặng, chồng bạn sẽ cần đến các liệu pháp điều trị khác như laze võng mạc mắt để loại bỏ các tổn thương làm cho mắt bị mờ (như là vỡ mạch máu, tăng tân sinh ở mạch ở động mạch mắt). Lúc này, chồng bạn cần đến bệnh viện để được điều trị.
    Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Làm sao để không bị sút cân và đi tiểu nhiều khi mắc tiểu đường tuýp 2?

    Tôi bị tiểu đường tuýp 2, thử đường máu buổi sáng là 6.9 mmol/l còn HbA1c thì dưới 7.2%, cụ thể là 6.5%. Tôi có uống 1 viên Met-formin/ngày. Đi xét nghiệm nước tiểu thì thận ổn, không có đường trong nước tiểu. Bác sĩ nói không sao nhưng tôi bị sút cân và đi tiểu nhiều. Tôi phải làm gì để không bị gầy đi và tiểu nhiều nữa?
    Icon
    Chào bạn,
    Hiện tại thì chỉ số đường huyết và HbA1c của bạn tương đối tốt. Tuy nhiên, bạn lại bị sút cân thì phải chăng là do bạn đã ăn kiêng quá mức?
    Để không bị sút cân và tiểu nhiều, bạn cần duy trì mức đường huyết ổn định, đồng thời có sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống như sau:
    - Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Nên chia thành 5 – 6 bữa một ngày, gồm 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ. Trong bữa phụ, bạn có thể uống sữa cho người tiểu đường, sữa chua không đường hoặc lựa chọn hoa quả ít ngọt như thanh long, dưa chuột, táo, bưởi…
    - Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng: Điều này giúp bạn có đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần mà không phải ăn quá nhiều. Một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà người tiểu đường nên ăn: Ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, các loại hạt, thịt nạc, đậu phụ,…
    - Không uống nước trước bữa ăn vì uống nước sẽ khiến bạn ăn ít đi.
    - Ăn các loại thực phẩm ít gây tăng đường huyết như gạo lứt, đậu đỗ, rau xanh… Bạn không nên ăn nhiều thực phẩm tinh bột bởi mặc dù chúng giúp tăng cân nhưng cũng gây tăng đường huyết.
    - Ăn chất béo có lợi: Chất béo là nhóm thực phẩm giàu calo nhất, nên bạn có thể tăng cân nhanh chóng nếu ăn nhiều chất béo. Tuy nhiên, bạn nên tránh các chất béo có hại (trong đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn…) mà thay vào đó nên ăn chất béo bão hòa có trong: Dầu ô liu, dầu hạt cải, quả bơ, đậu phộng, hạt điều, bơ hạnh nhân…
    Cùng với chế độ ăn uống, bạn nên tập thể dục hàng ngày để không bị tăng cân quá mức. Các bài tập như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội… vừa giúp tăng cân an toàn vừa giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
    Tình trạng tiểu nhiều của bạn một phần là do đường huyết cao gây ra, một phần là do bệnh tiểu đường gây biến chứng trên thận. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể uống 4 viên Hộ Tạng Đường mỗi ngày. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, giúp chống xơ hóa thận và phòng ngừa suy thận. Nhiều người bệnh tiểu đường đã cải thiện được chứng tiểu nhiều, tiểu đêm nhờ Hộ Tạng Đường, như trường hợp của cô Hạnh trong video sau đây:

    Kinh nghiệm cải thiện chứng tiểu đêm do đái tháo đường
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    Chỉ ăn kiêng mà đường huyết và HbA1c đã giảm, tôi có phải dùng thuốc tây không?

    Tôi 47 tuổi, chiều cao và cân nặng của tôi là 1m78 và 78kg. Cách đây 6 tháng tôi khám tổng quát đo đường huyết lần đầu tiên là 8.1 mmol/l. Bác sĩ kết luận tôi bị tăng đường huyết và yêu cầu tôi có chế độ ăn kiêng chứ không cho dùng thuốc. Tôi đã thực hiện chế độ ăn kiêng như vậy. Hiện tôi đo lại liên tiếp 3 ngày liền, kết quả sáng sớm là 6.9 mmol/l, 7.4 mmol/l và 6.8 mmol/l; HbA1c cách đây 6 tháng là 6.6%, HbA1c cách đây 1 tháng là 4,5%. Mong bác sĩ tư vấn như vậy ổn định chưa ạ và tôi có cần uống thuốc không?
    Icon
    Chào bạn,
    Mức đường huyết mà bạn đo ở hai lần khác nhau đều trên 7 thì bạn đã bị mắc tiểu đường rồi chứ không phải là tăng đường huyết nữa.
    Chỉ số HbA1c trong các xét nghiệm của bạn chỉ có giá trị khi được đo trong điều kiện tiêu chuẩn, tức là đo bằng công nghệ sắc ký lỏng cao áp. Tại Việt Nam chỉ có rất ít cơ sở y tế đạt được tiêu chuẩn này. Chính vì vậy, HbA1c không phải là khuyến cáo cần thiết để chẩn đoán bệnh tiểu đường ở nước ta. Trường hợp của bạn, mức đường huyết đo 2 lần mà trên 7 thì đã nằm trong ngưỡng mắc tiểu đường.
    Trong trường hợp của bạn, nên dùng thuốc để kiểm soát đường huyết về mức thấp hơn. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp để duy trì đường huyết luôn trong giới hạn an toàn.
    - Bạn có thể tham khảo chế độ ăn cho người tiểu đường trong bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
    - Về phương pháp tập luyện giúp kiểm soát đường huyết, bạn đọc tại đây:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
    Cùng với việc sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm Hộ Tạng Đường để phòng ngừa sớm các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, hệ thần kinh và bàn chân. Nhiều người bệnh tiểu đường sau một thời gian kiên trì sử dụng sản phẩm này đã kiểm soát được đường huyết, giảm được liều thuốc tây và sống vui khỏe, không phải lo lắng về biến chứng tiểu đường. Bạn có thể xem chia sẻ của họ TẠI ĐÂY.
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

  • Icon

    Hạ đường huyết sau khi tiêm thuốc nên xử lý như thế nào?

    tôi là bệnh nhân đang điều trị tiểu đường tips2 và phải tim iusulin hai lần trong một ngày { sáng sau ngủ dậy trước khi ăn 12mm - buổi chiều trước khi ăn 30' 10mm ] nhưng gần đây tôi hay bị hạ đường huyết sau khi tiêm vào buổi chiều [ thường là rút mũi tiêm ra là có triệu chứng ngay ] tôi cũng có sửa chữa và khắc phục ngay là ngậm kẹo ngọt - nhưng vẫn bất an , vậy tôi sử lý như thế này có được không : tôi đo đường huyết thấy từ chỉ số an toàn từ 4... đến 5, thì tôi không tiêm nữa mà chỉ uống thuốc như chống mỡ máu hay thuốc hỗ trợ các chức năng khác .... tôi xin được chỉ dẫn với nhé .... { tôi là nam giới hơn 65 tuổi , và thường xuyên tham gia thể thao cho người bị bệnh - đi bộ 1h/ngày ] mong được chỉ giáo
    Icon
    Chào bạn,
    Đầu tiên, bạn không nên bỏ thuốc Tiêm tiểu đường. Bạn có thể hiểu, khi được chẩn đoán tiểu đường nghĩa là nồng độ hormon tiêu thụ đường trong cơ thể có tên In.sulin bị giảm hoặc không phát huy được chức năng. Việc bỏ thuốc Tiêm có thể khiến đường huyết tăng cao trở lại, đặc biệt sau khi ăn, về lâu dài sẽ khiến đường huyết của bạn ngày càng khó kiểm soát và tạo điều kiện cho các biến chứng xảy ra âm thầm mà bạn không biết. Thứ 2, bạn đang bị hạ đường huyết sau tiêm In.sulin buổi chiều. Để khắc phục nhanh hạ đường huyết thì khá đơn giản, bạn nên ăn nhẹ sau khi tiêm để tránh đường huyết bị hạ thấp quá. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám và trao đổi lại với bác sĩ về vấn đề hạ đường này để bác sĩ điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Bởi, hạ đường huyết thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng về lâu dài. Thứ 3, bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất chính là biến chứng, tình trạng đường huyết lên xuống thất thường sẽ sinh ra nhiều chất độc hại âm thầm gây tổn thương ở mạch máu và các tế bào thần kinh, kết quả là người bệnh có thể gặp phải rất nhiều biến chứng tiểu đường trên toàn bộ các cơ quan của cơ thể. Vì thế, mục tiêu ưu tiên chính là ổn định đường huyết và tăng cường chất chống oxy hóa để phòng ngừa biến chứng. Một số bài thuốc dân gian kết hợp từ các loại thảo dược như Hoài sơn, Nhàu, Mạch môn có thể giúp ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững, các chất chống oxy mạnh như ALA khi được kết hợp cùng thảo dược Câu kỷ tử sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ tế bào, mạch máu, tế bào thần kinh, do đó giúp phòng ngừa, hỗ trợ biến chứng tiểu đường hiệu quả, làm giảm tác dụng phụ của thuốc tiêm và tăng hiệu quả điều trị. Tất cả các thành phần này hiện đã được nghiên cứu và bào chế trong TPBVSK Hộ Tạng Đường – một giải pháp được nhiều chuyên gia Nội tiết khuyến khích cho người bệnh sử dụng mà bạn có thể tham khảo để sử dụng thêm. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh dưới đây sử dụng sản phẩm có hiệu quả tốt:

    Chúng tôi gửi thêm cho bạn bài viết về cách xử lý hạ đường huyết, bạn có thể đọc thêm ở đây:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/7-buoc-doi-pho-ha-duong-huyet.html
    Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
  • Icon

    Bị tê cánh tay khi ngủ có phải bị biến chứng tiểu đường không?

    Mẹ em năm nay 43 tuổi, bị tiểu đường 3 năm. Dạo gần đây mẹ bị tê cánh tay khi ngủ thì có phải biến chứng tiểu đường không? Bác sĩ tư vấn giúp em cách cải thiện tình trạng này?
    Icon
    Chào bạn,
    Bệnh tiểu đường thường gây ra biến chứng thần kinh ngoại biên và khiến cho bệnh nhân có cảm giác tê bì như kiến bò ở bàn tay, bàn chân, cảm giác như "đeo găng tay". Biến chứng thần kinh này xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào việc kiểm soát đường huyết, có những người đã mắc biến chứng ngay tại thời điểm phát hiện bệnh.
    Mẹ bạn bị tiểu đường 3 năm và dạo gần đây ngủ thì bị tê cánh tay, thì có thể đây cũng là biến chứng thần kinh ngoại biên của tiểu đường. Hoặc là, mẹ bạn có thể bị thoái hóa cột sống cổ - đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tê cánh tay.
    Trước tiên, bạn cần đưa mẹ đến bệnh viện khám để xác định xem đây là biến chứng tiểu đường hay thoái hóa cột sống cổ gây ra hội chứng ống cổ tay.
    Trong trường hợp bị biến chứng tiểu đường, bạn có thể cho mẹ sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường. Với thành phần chống oxy hóa Alpha Lipoic Acid có khả năng thấm tốt vào mô thần kinh, Hộ Tạng Đường giúp phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên, từ đó làm giảm tình trạng tê cánh tay khi ngủ. Không chỉ vậy, Hộ Tạng Đường còn có tác dụng giảm đường huyết và ngăn chặn sự xuất hiện của các biến chứng tiểu đường khác như: Mờ mắt, suy thận, nhồi máu tim, đột quỵ…
    Bạn tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại đây:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn và mẹ sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết lúc đói 7.2 mmol/L, sau ăn 8.9 mmol/L có ổn không?

    Buổi sáng em dậy chưa ăn gì, tập thể dục xong em đo đường huyết là 7.2 mmol/L. Lúc ăn xong sau 2 tiếng em đo thì kết quả 8.9 mmol/L. Cho em hỏi đường huyết như thế ổn không ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Chỉ số đường huyết lúc đói của bạn đang ở mức cao, mặc dù bạn đã tập thể dục trước đó. Đường huyết lúc đói cao cho thấy việc điều trị của bạn đang chưa hợp lý, có thể là do thuốc, chế độ ăn uống hoặc tập luyện chưa phù hợp. Bạn cần xem lại:
    - Chế độ ăn uống đã hợp lý hay chưa? Bạn có ăn nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể? Cách bạn ăn uống liệu đã chuẩn hay chưa? Để biết được điều này, bạn hãy xem chi tiết trong bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-thuc-don-tot-nhat-cho-nguoi-tieu-duong.html
    - Bạn đã dành thời gian tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày hay chưa? Tập thể dục không chỉ giúp bạn giảm cân, kiểm soát đường huyết mà còn giúp giảm stress và phòng ngừa biến chứng tiểu đường vô cùng hiệu quả.
    - Bạn đã uống thuốc đúng giờ, đúng liều và đúng chỉ dẫn của bác sĩ hay chưa? Nếu chưa, hãy tuân thủ nghiêm ngặt hơn để đưa đường huyết về ngưỡng bình thường (dưới 6.0 mmol/L)
    Chỉ số đường huyết sau ăn 2 tiếng 8.9 mmol/L là bình thường. Tuy nhiên, con số này chỉ phản ánh được mức đường huyết tại thời điểm bạn đo, không nói lên được chế độ ăn uống của bạn đã hợp lý hay chưa. Bạn nên theo dõi qua nhiều bữa ăn khác nhau và điều chỉnh sao cho chỉ số này dưới 10 mmol/L là được.
    Đường huyết cao làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường. Vì vậy, bạn nên sử dụng sớm Hộ Tạng Đường để ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh và bàn chân. Bạn tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại đây:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường tuýp 2 gây nhức buốt ở chân, ngủ không ngon, tôi phải làm sao?

    Bố em bị tiểu đường tuýp 2, mà giờ chạy vào chân tay bị nhức, buốt. Uống đủ thuốc tây, thuốc nam mà cũng không ăn thua. Đau nhức khiến bố em không ngủ được, người suy nhược, giờ giảm còn dưới 40kg. Bác sĩ giúp em với!
    Icon
    Chào bạn,
    Trước hết, xin chia sẻ với nỗi lo lắng của bạn khi chứng kiến người thân bị đau nhức chân, ngủ không ngon, cơ thể suy nhược. Tình trạng nhức và buốt ở chân là biểu hiện thường gặp của biến chứng tiểu đường trên hệ thần kinh ngoại biên. Đây là biến chứng khá phổ biến, cứ 10 người tiểu đường thì có 7 người sẽ gặp.
    Đường huyết tăng cao vừa gây hẹp các mạch máu nuôi dưỡng hệ thần kinh, vừa tạo ra các chất thải “tấn công” các dây thần kinh. Lúc này, hệ thần kinh vừa không được cung cấp đủ máu, lại vừa bị các chất thải làm tổn thương, nên bị rối loạn dẫn truyền và gây ra các cảm giác bất thường như tê bì, nhức buốt, nóng rát ở tứ chi.
    Để cải thiện được biến chứng thần kinh ngoại biên, bạn cần ổn định đường huyết và bổ sung các chất chống oxy hóa để phục hồi tổn thương thần kinh. Bạn nên tham khảo cho bố sử dụng Hộ Tạng Đường, đây là sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện biến chứng tiểu đường. Trong Hộ Tạng Đường có chứa thành phần ALA, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử… vừa giúp ổn định đường huyết, vừa tạo thành mạng lưới chống oxy hóa thấm tốt vào mô thần kinh nên giúp cải thiện hiệu quả biến chứng mà bố bạn đang gặp phải.
    Ngoài ra, bố của bạn cũng bị suy nhược cơ thể và sút cân khá nhiều. Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp bố tăng cân trở lại nhưng không gây tăng đường huyết. Bạn có thể tham khảo cách tăng cân khi bị tiểu đường trong bài viết này:
    https://bienchungtieuduong.vn/hoi-dap/cach-tang-can-cho-nguoi-tieu-duong-bi-sut-can-nhanh.html
    Bạn có thể tham khảo thêm cách điều trị tiểu đường hiệu quả đã được nhiều người bệnh áp dụng thành công trong bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cach-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung---de-chung-song-voi-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết trước khi ngủ 4.7 có phải bị hạ đường huyết?

    Cho em hỏi đường huyết của em trước khi ngủ lúc nào cũng khoảng 4.7 thôi, như vậy có sợ bị hạ đường huyết khi ngủ không ạ? Sáng nào dậy em cũng thấy bủn rủn tay chân. Đường em đo sau ăn 1h cao khoảng 8-9, sau 2h thì thấp 6.4 rồi 3h còn có 4.6 hay 4.3 thôi ạ. Nên em phải ăn thêm mỗi 3h không người bủn rủn kiểu hạ huyết áp khó chịu lắm ạ.
    Icon
    Chào bạn,
    Với mức đường huyết trước khi ngủ là 4.7 mmol/L, cộng thêm tình trạng bủn rủn chân tay khi thức dậy, rất có thể bạn đã bị hạ đường huyết vào ban đêm.
    Tình trạng hạ đường huyết ban đêm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
    - Ăn bữa tối ít hoặc không ăn bữa phụ trước khi đi ngủ
    - Dùng thuốc insulin quá liều
    - Tập thể dục quá nhiều vào buổi tối
    - Uống rượu bia nhiều trong bữa tối
    Căn cứ vào thông tin bạn chia sẻ về chỉ số đường huyết sau ăn thì nguyên nhân chính khiến bạn bị hạ đường huyết ban đêm là do chế độ ăn uống chưa phù hợp. Bạn nên ăn thêm một bữa phụ trước khi đi ngủ với cháo yến mạch, hoa quả ít ngọt hoặc sữa cho người tiểu đường.
    Bên cạnh đó, để phòng ngừa bị hạ đường huyết ban đêm, bạn nên ăn bữa tối đúng giờ, không uống rượu bia và tránh tập thể dục quá muộn.
    Bạn cần theo dõi thêm về chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ và biểu hiện của cơ thể. Nếu trong giấc ngủ bạn bị đổ nhiều mồ hôi, gặp ác mộng hoặc có cảm giác bồn chồn, lo lắng, ngủ không ngon giấc… thì bạn nên đến đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh thuốc nếu cần.
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!