Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Tiểu đường lên 220 bị mờ mắt uống thuốc gì?

    Chào bác sĩ. Tôi muốn hỏi là tiểu đường lên 220 bị mờ mắt uống thuốc gì thưa bác sĩ. Tôi năm nay 56 tuổi, bị tiểu đường gần 2 năm nhưng chưa phải uống thuốc gì. Gần đây tôi thấy mắt mình là mờ đi, đau nhức hốc mắt. Tôi có đo đường huyết thì lên 220 như vậy có nguy hiểm không. Mong bác sĩ tư vấn giúp.
    Icon
    Chào bác. Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi tới!

    Để trả lời câu hỏi “Tiểu đường lên 220 bị mờ mắt uống thuốc gì”, trước hết chúng ta cần xác định nguyên nhân gây mờ mắt là gì?

    Có hai nguyên nhân gây mờ mắt do tiểu đường:

    Thứ nhất: Do đường huyết cao làm tăng áp lực lên mắt

    Trường hợp này người bệnh có thể bị mờ tạm thời. Sau khi đường huyết giảm từ từ xuống, người bệnh sẽ lấy lại thị lực hoàn toàn.

    Thứ hai: Do biến chứng mắt của đái tháo đường

    Cũng xuất phát từ đường huyết cao nhưng ở tình huống này, các mạch máu nhỏ li ti tại mắt đã bị tổn thương, ảnh hưởng đến võng mạc và gây giảm thị lực.

    Đây là biến chứng khá nguy hiểm có thể làm mất thị lực hoàn toàn. Bác có thể bị mờ mắt hoặc mất thị lực vĩnh viễn. Do đó, bác cần đi khám sớm để điều trị kịp thời.


    Mờ mắt là cảnh báo của đường huyết cao và biến chứng mắt đái tháo đường
    Lời khuyên dành cho bác:

    Với mức đường huyết 220, cho dù bác đo lúc đói hay đo sau ăn 2 giờ thì đây là mức đường huyết cao. Và đây có thể là nguyên nhân gây giảm thị lực cho bác.

    Một số biện pháp giúp giảm nhanh đường huyết về ngưỡng an toàn cho bác:

    Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, giảm lượng tinh bột, tăng cường rau xanh hơn so với trước kia.
    Uống nhiều nước lọc. Có thể uống ngay trước bữa ăn để tăng cảm giác no.
    Thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng, lo âu nhiều. Ngủ đủ giấc.
    Bổ sung giải pháp ổn định đường huyết từ Viên uống thảo dược Hộ Tạng Đường - Đây là cách vừa an toàn, vừa giảm nhanh đường huyết mà không lo tác dụng phụ, không phụ thuộc thuốc tây.



    TPBVSK Hộ Tạng Đường - 15 năm đồng hành cùng người tiểu đường vượt qua đường huyết cao và biến chứng tiểu đường

    Ngoài việc giảm nhanh đường huyết về ngưỡng an toàn, Hộ Tạng Đường còn có ưu điểm hơn các sản phẩm khác trong việc bảo vệ được mạch máu tại mắt, tránh tổn thương võng mạc dẫn đến biến chứng mắt của bệnh tiểu đường. Đây là lợi ích lâu dài vô cùng quan trọng để bảo vệ thị lực.

    Bác có thể tham khảo thêm kinh nghiệm của bác Nhuận (Hà Nội) trong hành trình lấy lại thị lực đã mất do tiểu đường tại video sau:

    Mắt sáng khỏe, không còn đau nhức nhờ 3 tháng dùng Hộ Tạng Đường
    Bên cạnh làm tốt các điều trên, bác cũng cần đi khám lại tại cả chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường và chuyên khoa mắt. Nếu có tổn thương võng mạc hoặc các bệnh về mắt khác (đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…), bác sĩ có thể phát hiện sớm và chỉ định thuốc điều trị phù hợp cho bác.

    Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi “Tiểu đường lên 220 bị mờ mắt uống thuốc gì” của bác. Hy vọng có thể giúp việc điều trị của bác có kết quả tốt nhất.

    Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn, bác đừng ngần ngại liên hệ đến chuyên gia theo số điện thoại sau:

    Chúc bác nhiều sức khỏe!

    Xem thêm:

    TPCN Hộ Tạng Đường - Ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường
    Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường
    Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu? Bán ở đâu chính hãng, giá tốt?  
  • Icon

    Suy thận do tiểu đường có chữa khỏi được không?

    Chào bác sĩ. Tôi bị tiểu đường lâu năm và đã có biến chứng sang thận. Tôi muốn hỏi bác sĩ là suy thận do tiểu đường có chữa khỏi được không và có giải pháp nào để điều trị hiệu quả ạ. Tôi xin cảm ơn bác sĩ.
    Icon
    Giải đáp bởi Ths. BS Nguyễn Huy Cường
    Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường - BV Nội tiết Trung Ương
    Chào bạn, 

    Thực tế suy thận do tiểu đường nếu phát hiện sớm có thể giảm được độ suy thận, tức là đẩy lui tiến triển của biến chứng nhưng rất khó chữa khỏi hoàn toàn.

    Trong quá trình điều trị cho người bệnh, tôi nghi nhận nhiều trường hợp người tiểu đường biến chứng thận có creatinin cao 120-150 mmol/l thì sau 10 năm họ vẫn duy trì được chỉ số như vậy, tức là tổn thương thận không bị nặng hơn. Nhiều trường hợp điều trị tốt còn có thể giảm creatinin về dưới 100 mmol/l - tức là ngưỡng bình thường.

    Mấu chốt là chúng ta cần kiểm soát được tốt các chỉ số đường huyết, huyết áp, mỡ máu. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về các thảo dược như Mạch môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn… cũng có thể hỗ trợ rất tốt trong việc bảo vệ mạch máu tại thận, hỗ trợ giảm biến chứng thận do đái tháo đường.

    Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại tư vấn sau:



    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết 22, HbA1c 11.7 có nguy hiểm không?

    Chồng em mới bị tiểu đường mà đường huyết 22 chấm, HbA1C 11.7%. Bác sĩ bảo như vậy rất là cao. Em muốn hỏi bệnh chồng em như vậy có nguy hiểm quá không?
    Icon
    Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới!

    Xin gửi đến bạn giải đáp của ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương như sau:

    “Sự nguy hiểm của tiểu đường không nhất định nằm ở đường huyết cao. Nhất là với người mới mắc, đường huyết cao không đồng nghĩa với việc bạn có bị tiểu đường nặng hay không.

    Tiểu đường có nguy hiểm hay không là do có biến chứng hay chưa có biến chứng, chứ không phải là do mức độ đường máu. Kể cả đường máu hiện tại của bạn là 22 mmol/l, chỉ cần dùng thuốc hoặc tiêm in-su-lin, rất nhanh đường huyết sẽ được đưa về bình thường.

    Cả đường huyết và cả HbA1C của bạn đều cao, thông thường bạn sẽ được chỉ định tiêm in-su-lin và có thể là kết hợp với thuốc uống. Khi đường huyết ổn định trong ngưỡng an toàn rồi, chúng ta có thể tạm ngưng thuốc. Đây là cách tốt nhất và nhanh nhất để thoát khỏi đường huyết cao.”

    Biến chứng tiểu đường là hệ quả nghiêm trọng, trong đó, biến chứng tim mạch chiếm 70% tỉ lệ tử vong do đái tháo đường. Chưa kể hàng loạt các triệu chứng như tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều, giảm sinh lý… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

    Ngay tại thời điểm này, bạn nên khuyên chồng bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, ăn uống và vận động hợp lý, sử dụng kết hợp với cả sản phẩm thảo dược như TPBVSK Hộ Tạng Đường.

    Đây là sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao về khả năng kiểm soát đường huyết, HbA1c và đặc biệt là khả năng phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường. Tác dụng này cũng đã được Tiến sĩ Lương Lễ Hoàng - Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM chứng thực:

    TS. BS Lương Lễ Hoàng nghiên cứu lâm sàng Hộ Tạng Đường tại Trung tâm điều trị oxy cao áp TP. HCM
    Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho băn khoăn của bạn. Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ đến chuyên gia của chúng tôi theo số:

    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết 7.74 mmol/l, HbA1C 6.93% có đáng lo ngại không?

    Bố em 64 tuổi. Hôm trước xét nghiệm đường huyết lúc đói là 7.74 mmol/l, HbA1C 6.93% như vậy là tiểu đường type mấy rồi? Có đáng lo ngại không ạ?
    Icon
    Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới!

    Xin gửi đến bạn giải đáp của ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương như sau:

    “Trường hợp của bố bạn, khả năng cao là tiểu đường type 2. Tiểu đường type 1 thường gặp ở người trẻ tuổi và chỉ có dưới 10% người tiểu đường mắc tiểu đường type 1.

    Xét nghiệm đường huyết lúc đói là 7.74 mmol/l, HbA1C 6.93% cũng không phải quá cao. Tuy nhiên, để đánh giá có đáng lo ngại hay không, chúng ta cần xem xét thêm các yếu tố khác như có mắc kèm nhiều bệnh lý khác (tim mạch, huyết áp, mỡ máu) không, có biểu hiện của biến chứng (tê bì tay chân, khô ngứa da, mờ mắt, tiểu nhiều…) hay không, chức năng gan thận có suy giảm gì không…

    Ví dụ, cùng một mức đường huyết nhưng người chưa có biến chứng suy thận, chưa có tai biến mạch máu não, nhồi máu tim chẳng hạn, tiên lượng sẽ xấu hơn nhiều so với người không có bệnh lý nền gì cả. Trường hợp người bệnh suy giảm chức năng gan thận, việc điều trị khó khăn hơn do không dùng được một số thuốc uống, phải tiêm in-su-lin.
    Do đó, mức độ đường huyết không nói lên mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường, người bệnh cần quan tâm nhiều hơn đến biến chứng và các bệnh mắc kèm.”

    Thông tin đến bạn:

    Người bệnh kiểm soát tốt đường huyết và đặc biệt là biến chứng thì hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường. Sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường được chuyên gia đồng thuận là giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả, giúp người bệnh đạt được đồng thời hai mục tiêu đó.

    TPBVSK Hộ Tạng Đường ra đời từ 2008 đã mở ra niềm hy vọng cho nhiều người tiểu đường trong:

    Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu, hạn chế sự phụ thuộc điều trị vào thuốc tây y.
    Chuyên biệt trong phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường, cải thiện hàng loạt các vấn đề như tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều, ngứa ngáy… Hạn chế nguy cơ đột quỵ, nhồi máu tim, suy thận.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết:

    https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html

    Mọi vấn đề còn băn khoăn về điều trị bệnh tiểu đường hoặc về sản phẩm Hộ Tạng Đường, bạn vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn theo số điện thoại sau:

    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết 21.4 giảm xuống còn 12.5 đã ổn chưa?

    Mẹ em bị tiểu đường. Lúc đầu xét nghiệm đường huyết 21.4 mmol/l, sau 3 tháng là 12.5 mmol/l. Giảm đường huyết như vậy đã hợp lý chưa? Tại sao mẹ em giảm đường huyết rồi mà vẫn sụt cân. Mong bác sĩ tư vấn giúp.
    Icon
    Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới!

    Xin gửi đến bạn giải đáp của ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương như sau:

    “Mặc dù đường huyết đã giảm đáng kể từ 21.4 mmol/l xuống còn 12.5 mmol/l, tuy nhiên, mức đường huyết này vẫn còn khá cao và chưa hợp lý. Nhất là nếu đường huyết lúc đói là 12.5 mmol/l thì sau ăn có thể tăng lên tầm 20 mmol/l, như vậy hiệu quả điều trị chưa được tốt.

    Thông thường, đường huyết lúc đầu là 21.4 mmol/l, bác sĩ có thể chỉ định ngay tiêm in-su-lin để giảm đường huyết. Như vậy, đường huyết có thể giảm nhanh xuống mà không cần đến 3 tháng.

    Vấn đề thứ hai bạn đề cập là tình trạng sụt cân. Rõ ràng khi đường huyết chưa ổn định thì sụt cân sẽ chưa được cải thiện. Thêm nữa có thể trong giai đoạn này, mẹ bạn còn ăn uống kiêng khem nữa, vậy thì tình trạng sụt cân sẽ tiếp diễn.”

    Dưới đây là một số lời khuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh của bác:

    Tuân thủ dùng thuốc, ăn uống hợp lý, tăng cường vận động động để tiếp tục giảm đường huyết về ngưỡng an toàn (thông thường là dưới 7 mmol/l).
    Trong chế độ ăn có thể tăng cường thêm chất đạm từ thịt lợn nạc, cá, thịt da cầm bỏ da. Có thể tăng cường số bữa ăn, bổ sung sữa vào các bữa phụ.
    Bổ sung giải pháp hỗ trợ ổn định đường huyết, ngăn biến chứng từ thảo dược, tiêu biểu như TPBVSK Hộ Tạng Đường. Sản phẩm với các thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn đã được nhiều người tin dùng từ 2008 giúp: Đưa chỉ số đường huyết về ngưỡng an toàn tốt hơn, ngăn ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường như tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều, nóng rát da, giảm sinh lý, suy thận, đột quỵ, bệnh tim mạch...

    Nhiều người đã tìm ra giải pháp chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường, xem thêm kinh nghiệm của họ trong video sau:

    Mọi vấn đề còn băn khoăn về điều trị bệnh tiểu đường, bạn vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn theo số điện thoại sau:

    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường 15 chấm, uống thuốc thấy mệt phải làm sao?

    Tôi bị tiểu đường, đường huyết 15 chấm. Tôi đã khám và điều trị ở bệnh viện nội tiết. Tuy nhiên khi về nhà tôi uống thuốc thấy mệt. Vậy tôi bỏ thuốc và chỉ ăn kiêng có được không?
    Icon
    Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới!

    Xin gửi đến bạn giải đáp của ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương như sau:

    “Chuyện điều trị tiểu đường mà không uống thuốc, chỉ ăn kiêng có được không thì tùy vào từng trường hợp:

    - Thứ nhất: Nếu xuất phát điểm của chúng ta là tiểu đường 15mmol/l, chúng ta đang chưa có thói quen ăn uống, vận động hợp lý hoặc đang thừa cân, béo phì. Trong tình huống này, đôi khi người bệnh chỉ cần ăn giảm thức ăn (trước kia ăn 2-3 bát cơm thì giờ chỉ ăn 1 bát, bù vào đó là tăng cường thịt, rau xanh), tăng cường vận động, giảm cân thì cũng có thể đưa đường huyết về bình thường, chưa nhất thiết phải dùng thuốc.

    - Thứ hai: Khi chúng ta đã ăn uống và vận động hợp lý rồi mà đường huyết vẫn cao 15 mmol/l thì người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc. Trong điều trị tiểu đường, công thức kiềng ba chân “chế độ ăn uống - vận động - sử dụng thuốc” rất quan trọng.

    Khi uống thuốc tiểu đường thấy mệt, người bệnh cần xem xét lại hai khía cạnh. Một là do thuốc tây vẫn chưa đủ tác dụng để giảm đường huyết, đường trong máu vẫn cao gây mệt mỏi. Hai là thuốc đang sử dụng gây ra tác dụng phụ, khiến cơ thể mệt mỏi.

    Trong cả hai tình huống này, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định loại thuốc khác phù hợp hơn. Hiện tại có rất nhiều thuốc tiểu đường tốt, khi không dung nạp tốt loại này chúng ta có thể chuyển sang loại thuốc khác.”

    Thông tin cho bạn:

    Để hạn chế sự phụ thuộc vào thuốc tây y, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, ví dụ như TPBVSK Hộ Tạng Đường.

    Hộ Tạng Đường với các thành phần chính Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn là một giải pháp hiệu quả để hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết, đặc biệt là giúp ngăn ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh, bàn chân.

    Sản phẩm ra đời từ 2008 đã giúp cho nhiều người tiểu đường có được giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường an toàn, hiệu quả hơn, hạn chế sự phụ thuộc vào thuốc tây y, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây.

    Xem ngay kinh nghiệm điều trị tiểu đường hiệu quả qua chia sẻ của người bệnh trong video dưới đây:

    Mọi vấn đề còn băn khoăn về điều trị bệnh tiểu đường, bạn vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn theo số điện thoại sau:

    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Hỏi đáp chuyên gia bệnh tiểu đường có chữa được không?

    Bệnh tiểu đường có chữa được không? Mong bác sĩ tư vấn giúp?
    Icon
    Chào bạn,
    Về câu hỏi “Bệnh tiểu đường có kiểm soát được không”, GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam khẳng định: Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên chưa có phương pháp nào có thể kiểm soát bệnh hoàn toàn, kể cả tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

    Sai lầm nếu cho rằng có thể làm bệnh tiểu đường “biến mất”
    Giáo sư Quang cho biết: “Một số người bệnh tiểu đường thấy đường huyết giảm xuống thì cho rằng đã không còn bệnh tiểu đường. Điều này hoàn toàn không đúng, bởi việc mà đường huyết giảm xuống đó là do bệnh nhân đã uống thuốc hoặc ăn kiêng, tập thể dục. Nếu không duy trì các hoạt động này, đường huyết của người tiểu đường sẽ tăng cao trở lại.
    Người tiểu đường không có khả năng tự điều hòa đường huyết bởi sự rối loạn trong hoạt động của lnsulin, một hormon do tụy tiết ra để chuyển hóa đường và làm giảm đường huyết. Vì một nguyên nhân nào đó, tuyến tụy bị tổn thương và suy giảm khả năng tiết lnsulin, cộng thêm với tình trạng các lnsulin được tiết ra nhưng không có tác dụng chuyển hóa đường (được gọi là kháng lnsulin). Đây là hai lý do chính gây ra bệnh tiểu đường.
    Vì vậy, muốn chữa khỏi tiểu đường, chúng ta cần khắc phục hoàn toàn hai nguyên nhân này. Tuy nhiên đến nay, đây vẫn là “bài toán chưa có lời giải đáp” trên toàn thế giới”.


    Hướng dẫn cách chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường
    Bệnh tiểu đường dù không thể biến mất hoàn toàn nhưng bạn có thể chung sống hoà bình với nó, chỉ cần ổn định đường huyết và kiểm soát tốt các biến chứng. Muốn vậy, bạn cần phối hợp đồng bộ các giải pháp bao gồm: Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
    Nếu chưa biết cụ thể về các giải pháp này, bạn nên tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết: Các phương pháp “giải quyết” bệnh tiểu đường hiệu quả.
    Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống, bạn nên sử dụng thêm TPBVSK Hộ Tạng Đường như một giải pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường hiệu quả. Đây là sản phẩm dành cho người bệnh tiểu đường duy nhất được BS Lương Lễ Hoàng - Chủ tịch Hội Đông Y TP Hồ Chí Minh tự tay nghiên cứu hiệu quả trên lâm sàng. Bạn có thể xem video nói về nghiên cứu của Hộ Tạng Đường trong video dưới đây:

    BS Hoàng đánh giá hiệu quả giảm đường huyết, giảm biến chứng của Hộ Tạng Đường
    Tiểu đường không phải là một bệnh hiếm gặp. Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sống khỏe mạnh dù mắc bệnh nhiều năm. Những chia sẻ của họ về cách điều trị tiểu đường hiệu quả đều có trong đoạn phóng sự dưới đây:

    Kinh nghiệm chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường trong nhiều năm
    Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ rằng: Việc có một lối sống khoa học và sử dụng các biện pháp hỗ trợ sẽ giúp bạn sống khỏe và sống lâu hơn khi mắc bệnh tiểu đường.
    Mọi vấn đề cần hỗ trợ về bệnh tiểu đường hoặc những thông tin liên quan đến sản phẩm Hộ Tạng Đường, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại tư vấn nhé!

    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết sau sinh 5.6 có bị tiểu đường không?

    Thưa bác sĩ. Em bị tiểu đường thai kỳ, sau sinh 4 tháng kết quả xét nghiệm như sau: Đường huyết lúc đói 5.6 mmol/l, đường huyết sau 2 giờ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose là 8.2 mmol/l. Như vậy đã bị tiểu đường chưa ạ?
    Icon
    Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới.
    Xin gửi đến bạn giải đáp của TS Nguyễn Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa khám bệnh, BV Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội:
    “Với kết quả xét nghiệm này, chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường. Hiện tại bạn vẫn đang bị rối loạn dung nạp glucose (tiền tiểu đường). Bạn vẫn cần kiểm soát chế độ ăn uống, tập luyện thêm một thời gian nữa để đưa đường huyết về ngưỡng bình thường.
    Vì người có tiền sử thai kỳ thường có nguy cơ cao hơn bị tiểu đường type 2 sau này nên bạn càng cần lưu tâm hơn trong việc duy trì lối sống khoa học. Chúc bạn sớm lấy lại được mức đường huyết bình thường và luôn khỏe mạnh.”
    Thông tin thêm cho bạn: Đái tháo đường thai kỳ và chăm sóc sau sinh
    Mọi câu hỏi liên quan đến bệnh tiểu đường, bạn đọc vui lòng liên hệ HOTLINE tư vấn: