Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Bệnh đường huyết cao nên ăn hoa quả như thế nào?

    Chào bác sĩ, bà cháu bị tiểu đường nhưng lại rất thích ăn trái cây, nếu không cho ăn là bà sẽ giận. Vậy cho cháu hỏi là bệnh đường huyết cao thì có thể ăn được những loại hoa quả nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Bà của bạn có thể ăn mọi loại quả khi bị bệnh tiểu đường, bởi không có loại quả nào là tốt hoàn toàn hay xấu hoàn toàn cả. Điều quan trọng là bạn ăn chúng vào thời điểm nào, với số lượng ra sao và cách ăn như thế nào.
    Lấy ví dụ, quả kiwi rất tốt cho sức khỏe của người tiểu đường vì nhiều chất xơ, nhiều chất chống oxy hóa, nhưng nếu ăn kiwi thay cơm là không hợp lý, bạn ăn mỗi lần 3 - 4 quả kiwi cũng không phù hợp... Do đó, ăn quả nào hay kiêng quả nào cũng chỉ mang tính chất tương đối, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề đó.
    Cách ăn hoa quả đúng khi bị tiểu đường, đường huyết cao
    - Mỗi lần ăn 1 loại quả gì đó, thì thời điểm ăn nên vào giữa các buổi chính. Ví dụ ăn lúc 9h sáng, 3 - 4 giờ chiều, không ăn hoa quả ngay sau khi ăn cơm, vì điều đó sẽ làm tăng đường huyết.
    - Không ăn hoa quả trước khi đi ngủ, vì sẽ làm đường máu trong lúc ngủ và sáng sớm hôm sau tăng cao.
    - Mỗi lần ăn hoa quả chỉ nên ước lượng bằng cách nắm vừa trong lòng bàn tay, hoặc áng chừng khoảng 1.5 lạng. Không nên ăn quá nhiều, vì đều làm tăng đường máu.
    - Luôn ăn hoa quả còn nguyên vỏ càng tốt, không xay ép uống sinh tố vì điều đó khiến đường máu sau ăn tăng cao hơn.
    Thông tin cụ thể về các loại trái cây tốt và nên hạn chế cho người bệnh tiểu đường.
    Xem thêm: 
    Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả
    8 loại trái cây tốt nhất cho người tiểu đường

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Nóng rát ở bàn tay và bàn chân có phải là biến chứng tiểu đường?

    Cho em hỏi, má em bị nóng rát ở lòng bàn tay và lòng bàn chân thì có phải là biến chứng tiểu đường ở chân không? Má em bị tiểu đường 3 năm rồi chưa bao giờ có biểu hiện vậy cả, xin bác sĩ tư vấn.
    Icon
    Chào bạn,
    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Biểu hiện nóng rát bàn tay, bàn chân ở người tiểu đường rất có thể là dấu hiệu của biến chứng tiểu đường ở bàn chân. Tình trạng này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: Gián tiếp là đường huyết tăng cao và trực tiếp là những chất oxy hóa sinh ra khi glucose máu tăng gây tổn thương thần kinh, mạch máu.
    Cách giảm biến chứng tiểu đường ở chân
    Để cải thiện, bạn nên áp dụng nhiều giải pháp cùng lúc bao gồm:
    - Dùng thuốc theo đúng chỉ định để tránh đường huyết tăng cao quá mức cho phép.
    - Tập thể dục thường xuyên: Giải pháp này vừa hỗ trợ bạn giảm đường huyết vừa giúp tăng lưu thông máu đến các chi, từ đó tăng hiệu quả giảm tê bì. Bạn không cần tập các bài tập quá nặng, chạy bộ tại chỗ, đạp xe, yoga sẽ tốt hơn khi bạn bị tê bì.
    - Giữ ấm chân tay: Chân tay bị lạnh khiến máu khó lưu thông và làm tê bì nặng hơn. Do đó trong mùa đông này, bạn nhớ đi tất, mặc áo dày để giữ ấm cơ thể, nhưng nhớ hạn chế mặc quần áo quá chật nhé.
    - Massage, chườm ấm: Cách này sẽ giúp bạn giảm tê bì tạm thời. Bạn có thể áp dụng ngay khi thấy bị tê nhiều gây khó chịu.
    Đồng thời, bạn nên kết hợp sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường. Với mạng lưới chống oxy hóa mạnh, Hộ Tạng Đường tác động vào hệ mạch máu và thần kinh để cải thiện dần triệu chứng nóng rát bàn tay. Đây là lý do tại sao mà nhiều người tiểu đường dùng thêm Hộ Tạng Đường thấy tê bì cải thiện tốt. Ví dụ như trường hợp bác Hợp dưới đây:


    Để tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường và biến chứng ở chân, Nếu muốn được tư vấn thêm, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936.057.996 bất cứ khi nào.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Bị hạ đường huyết sau ăn và uống thuốc tiểu đường, phải làm sao?

    Tôi mới phát hiện tiểu đường tuýp 2, hiện nay sau khi ăn và uống thuốc thì đột ngột bị hoa mắt, mờ mắt. Đo đường huyết chỉ còn 55 mg/dl tôi phải làm gì bây giờ?
    Icon
    Chào bạn,
    Có thể do chế độ ăn uống và uống thuốc của bạn chưa được hợp lý nên bạn bị hạ đường huyết sau khi uống thuốc. Bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị về vấn đề này để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho bạn được phù hợp.
    Những lưu ý để tránh hạ đường huyết sau ăn
    Bên canh đó, về chế độ ăn, bạn có thể  áp dụng thêm một số mẹo khi ăn uống sau đây:
    - Ăn rau, uống nước canh vào đầu bữa ăn, trước khi ăn thêm cơm, tinh bột.
    - Chia nhỏ bữa ăn cho bác thành 5 bữa/ngày. Điều này sẽ giúp bạn không ăn quá nhiều vào các bữa chính nhưng cũng không bị đói, hạ đường huyết vào bữa phụ. Bữa phụ thì bạn có thể ăn sữa chua, hoa quả tươi hoặc uống sữa cho người tiểu đường.
    - Ăn chậm nhai kỹ và ăn đúng giờ.
    Tăng và hạ đường huyết làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường
    Đường huyết tăng giảm thất thường khiến gia tăng các “rác thải” trong cơ thể, là yếu tố căn nguyên gây ra các biến chứng của bệnh trên tim, mắt, thận, thần kinh… Do đó,  bạn nên sử dụng thêm Tpbvsk Hộ Tạng Đường để kiểm soát đường huyết hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bạn hãy lắng nghe chia sẻ của những người bênh tiểu đường tuýp 2 đã tìm ra giải pháp kiểm soát đường huyết và vượt qua biến chứng của bệnh trong các video dưới đây:



    Chúng tôi xin gửi tới bạn những thông tin hữu ích về vấn đề chế độ ăn, tập luyện trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
  • Icon

    Người tiểu đường nên ăn trái cây ngọt thế nào là tốt nhất?

    Tôi đọc được thông tin là người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều trái cây. Tuy nhiên, đa số trái cây đều có vị ngọt, vậy tôi ăn vào có bị tăng đường huyết hay không? Những người tiểu đường như tôi nên ăn trái cây thế nào để có thêm chất dinh dưỡng mà đường huyết vẫn ổn định?
    Icon
    Giải đáp của ThS.BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương:
    Trái cây nào người tiểu đường cũng ăn được, không phải hạn chế bất cứ loại nào. Đương nhiên, trong trái cây có đường nhưng bên cạnh đó chúng còn chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và muối khoáng nên tựu chung vẫn có lợi cho sức khỏe.
    Trái cây chứa ít đường hơn tinh bột nhưng vẫn cần lựa chọn
    Bạn cũng cần biết rằng, so với các thực phẩm chứa tinh bột thì trái cây tươi chứa ít đường hơn. Tính bình quân 1 lạng hoa quả ngọt nhất (ví dụ: chuối, xoài, nho, mít…) chứa khoảng 15g đường. Các loại khác như táo, cam, dưa, dứa… thì ít đường hơn. Trong khi đó, 1 lạng thực phẩm chứa tinh bột lại chứa nhiều đường hơn, cụ thể tôi đã liệt kê trong bảng sau:

    Như vậy, nếu xét về khối lượng thì ăn hoa quả sẽ nạp ít đường hơn ăn tinh bột. Tuy nhiên, nếu ít đường mà ăn nhiều thì vẫn là nhiều đường. Ví dụ 1 quả chuối nặng 1 lạng là 15g đường, 2 quả chuối thì sẽ gấp đôi lên.

    Cách ăn trái cây mà đường máu vẫn ổn định
    Cho nên, nếu ăn nhiều hoa quả lên thì phải ăn ít tinh bột đi. Thậm chí có những bữa có thể không cần ăn tinh bột. Ví dụ như bữa sáng ăn 2 quả trứng vịt lộn và 1 quả cam là đủ. Nếu đường máu đang cao, ăn ít tinh bột như vậy sẽ có lợi. Nếu đường máu đang thấp, chỉ xấp xỉ khoảng 4 mmol/l, thì phải ưu tiên ăn tăng tinh bột để đẩy đường máu lên mức an toàn.
    Nhìn chung, khi sử dụng thực phẩm, chúng ta cần thay đổi giữa các loại sao cho lượng đường gần giống nhau. Ví dụ có thể thay 1 lạng chuối bằng 1 lạng xoài vì đều là 15g đường. Thay 2 lạng xoài cho nửa bát cơm vì đều chứa khoảng 30g đường.
    Kinh nghiệm của tôi cho thấy, đường trong hoa quả làm tăng đường máu ít hơn đường trong tinh bột. Tuy nhiên, chúng ta không thể ăn hoa quả thay cơm thường xuyên được. Nếu ăn thêm hoa quả thì nên giảm bớt cơm và phải đo đường máu sau ăn để xem việc thêm/bớt bao nhiêu là hợp lý (sau khi ăn, đường máu nên dưới 11).
    Xem thêm: Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả
                      Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường
                      Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn tốt nhất cho người tiểu đường
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường lâu năm bị ngứa, mất ngủ, chuột rút phải làm sao?

    Tôi bị tiểu đường tuýp 2 đã nhiều năm rồi. Hiện nay có những triệu chứng bất thường như tiêu chảy, ngứa bứt rứt, chuột rút. Xin tư vấn giúp.
    Icon
    Chào bạn
    Triệu chứng ngứa ngáy trên da, chuột rút ở người tiểu đường lâu năm thường là do biến chứng tiểu đường gây nên. Khi đường máu cao kéo dài hệ thống thần kinh sẽ bị tổn thương. Ở thần kinh ngoại biên sẽ gây ra các triệu chứng như chuột rút, đau, tê bì châm chích thần kinh. Ở thần kinh tự chủ sẽ gây khô da, ngứa ngáy, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa...
    Với hiện tượng tiêu chảy, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Ví dụ như:
    - Do tác dụng phụ của thuốc điều trị (thường gặp khi mới đổi loại thuốc hoặc tăng liều thuốc).
    - Do ăn đồ ăn lạ.
    - Do biến chứng thần kinh tự chủ của bệnh tiểu đường (tuy nhiên nếu do biến chứng, người bệnh sẽ có tình trạng có những đợt tiêu chảy đan xen táo bón).
    Trước mắt, bạn nên xếp 1 buổi đi khám lại. Việc này sẽ giúp xác định được chính xác nguyên nhân gây nên các triệu chứng ngứa ngáy, chuột rút và tiêu chảy của bạn. Đồng thời bạn cũng biết được đường huyết của mình gần đây có thực sự ổn hay không. Nếu đường huyết cao, bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc điều trị cho bạn.
    Đồng thời với việc đi khám, để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, chuột rút nhanh hơn, bạn nên sử dụng thêm 4 viên Hộ Tạng Đường mỗi ngày. Đây là sản phẩm hỗ trợ chuyên dùng để cải thiện biến chứng tiểu đường. Nhờ khả năng làm giảm các tổn thương thần kinh do tiểu đường gây ra, sản phẩm sẽ giúp bạn giảm ngứa ngáy, chuột rút và ổn định đường máu tốt hơn.
    Dưới đây là chia sẻ của một người bệnh tiểu đường bị chuột rút như bạn, sau khi dùng Hộ Tạng Đường đã cải thiện. Bạn có thể tham khảo thêm:
    https://www.youtube.com/watch?v=ynHfyDXYhc8
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Thay insuIin bằng thuốc uống, vì sao đường huyết lúc đói tăng?

    Đường huyết lúc đói của em khi dùng insuIin là 5.6 -7.0 mmol/l. Nhưng mấy hôm nay, bác sĩ cho dùng thuốc viên thì cứ tăng lên 8.3 hoặc 8.9 mmol/l. Em vẫn ăn uống bình thường. Thậm chí em còn mệt chán ăn và đi ngoài. Liệu đó có phải tác dụng phụ của thuốc không ạ?
    Icon
    Chào bạn
    Khi chuyển loại thuốc, đặc biệt là từ thuốc tiêm insuIin sang thuốc uống, đường huyết lúc đói hoặc sau ăn rất dễ dao động. Bởi insuIin đến nay vẫn được coi là thuốc hạ đường huyết tốt nhất cho người tiểu đường. Vậy nên khi chuyển từ tiêm sang uống, nếu điều chỉnh liều không tốt thì đường huyết có thể tăng lên.
    Trường hợp của bạn, tình trạng tăng đường huyết lúc đói khả năng cao là do liều thuốc uống chưa phù hợp. Tuy nhiên vì bạn mới chuyển thuốc được vài hôm nên cũng có thể cơ thể chưa thích nghi kịp, hấp thu thuốc dạng uống kém nên tác dụng của hạ đường huyết chưa đạt như kỳ vọng.
    Còn về vấn đề bạn mệt, chán ăn, đi ngoài, đây có thể là do đường huyết tăng và tác dụng phụ của thuốc uống. Nhưng đa số các triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau 1 - 2 tuần dùng thuốc.
    Trước mắt, bạn nên tiếp tục dùng thuốc kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn. Bạn ăn nhiều rau hơn, ăn vào đầu bữa để giảm bớt 1 phần cơm, bún, miến… trong bữa ăn, chia nhỏ bữa ăn. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Hộ Tạng Đường. Sản phẩm có tác dụng giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, giảm kháng insulin, nhờ đó giúp bạn giảm đường huyết tốt hơn.
    Nếu sau 1 tuần, đường huyết của bạn vẫn có xu hướng tăng, bạn nên quay lại bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, từ đó có sự điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.
    Dưới đây là chia sẻ của một người bệnh bị tăng đường huyết lúc đói, sau khi kết hợp dùng Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị, đường huyết đã giảm về mức cho phép, bạn có thể tham khảo thêm: 


    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Mang thai 7 tháng, đường máu sau ăn 2h 173 là tiểu đường độ mấy?

    Mình đang mang thai tháng thứ 7, đợt rồi kiểm tra đường sau 2 tiếng uống nước đường chỉ số đo vẫn gần 173 mg/dl, như vậy mình bị tiểu đường mức độ mấy ạ?
    Icon
    Chào bạn
    Trường hợp của bạn đường máu sau ăn 2h 173 mg/dl không xếp vào tiểu đường độ 1 (type 1) hay độ 2 (type 2) mà xếp vào nhóm tiểu đường thai kỳ. Đây là loại tiểu đường xuất hiện trong thời gian mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone làm gia tăng sự đề kháng insulin, từ đó làm đường huyết tăng cao.
    Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nhiều rủi ro hơn phụ nữ không bị tiểu đường thai kỳ. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bởi có rất nhiều cách giúp bạn giảm đường huyết sau ăn, từ đó giảm rủi ro cho mình và thai nhi.
    Cụ thể, về chế độ ăn, bạn nên ăn giảm bớt đồ ngọt và giàu tinh bột như cơm, bún, miến phở. Tuy nhiên lưu ý là ăn giảm chứ không ăn kiêng để tránh thiếu dinh dưỡng. Trong 1 tuần bạn cũng nên thay 1 vài bữa cơm trắng bằng cơm gạo lứt, yến mạch. Những loại ngũ cốc này có chứa nhiều chất xơ hơn, nên sẽ giúp bạn no lâu và hạn chế đường huyết tăng quá cao sau ăn.
    Đồng thời bạn cần tăng lượng rau xanh trong bữa ăn. chia nhỏ bữa ăn và dành khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày để đi dạo nhẹ nhàng, tập yoga cho bà bầu hoặc bơi lội.
    Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, bạn tham khảo thêm để áp dụng nhé:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Vì sao sau khi ăn kiêng để giảm đường huyết lại thấy mệt?

    Hai hôm trước em có thử xem mình có bị tiểu đường không, em đo ở hiệu thuốc. Chỉ số hiện là 6.4 mmol/l. Em về ăn kiêng. Hôm nay đo lại là 5.0 mmol/l. Em đi về thì một lúc sau em thấy mệt, không biết vì sao ạ?
    Icon
    Chào bạn
    Cảm giác mệt là phản ứng bình thường của cơ thể khi bạn ăn kiêng để giảm đường huyết đột ngột. Bởi mặc dù bạn mới phát hiện đường huyết tăng cao 6.4, nhưng thực tế đường huyết của bạn đã âm thầm tăng cao trước đó nhiều ngày rồi. Và trong thời gian này cơ thể bạn đã thích nghi với mức đường cao như vậy.
    Khi bạn ăn kiêng, đường huyết giảm nhanh, cơ thể chưa thích nghi kịp sẽ có biểu hiện mệt. Thậm chí 1 số người còn có dấu hiệu gần giống hạ đường huyết như bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, đói, mệt…
    Trường hợp của bạn, đường huyết 6.4 là mới ở mức tiền tiểu đường. Điều chỉnh ăn uống là cần thiết để giảm đường huyết. Nhưng khi điều chỉnh, bạn không nên kiêng quá mức. Thay vào đó hãy giảm dần dần cơm và thay bằng rau xanh để cơ thể có thời gian thích nghi. Nếu được tốt nhất bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ăn ít hơn vào các bữa chính nhưng giữa ngày nên ăn 1 ít hoa quả để tránh tụt đường huyết.
    Tập thể dục cũng vậy. Ban đầu khi chưa quen tập liên tục 30 - 45 phút/ngày. Bạn có thể chia thành tập mỗi lần 10 - 15 phút và tập 2 - 3 lần/ngày. Tổng thời gian tập vẫn đủ mà cơ thể bạn lại có thời gian để thích nghi.
    Dưới đây là 1 bài viết chi tiết về chế độ ăn cho người tiền tiểu đường, bạn tham khảo để áp dụng nhé:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/tien-tieu-duong-an-gi-de-khong-tro-thanh-benh-tieu-duong.html
    Nếu có băn khoăn gì, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
    Chúc bạn nhiều sức khỏe!