Tiểu đường bị lạnh bàn chân có nên ngâm chân nước muối ấm?

  • Icon

    Chào bác sĩ, tôi bị tiểu đường tuýp 2 được 15 năm. Tôi uống thuốc đều đặn và đi khám mỗi tháng 1 lần nên đường huyết vẫn được kiểm soát. Gần đây tôi thấy bàn chân hay bị lạnh, ngâm chân vào nước muối ấm thì thấy đỡ hơn. Xin hỏi ngâm chân như vậy có ảnh hưởng gì không?

    Icon

    Chào bạn

    Trước hết xin chúc mừng vì bạn đã mắc tiểu đường khá lâu nhưng đường huyết vẫn được kiểm soát tốt. Về câu hỏi của bạn là người bệnh tiểu đường có ngâm chân nước muối ấm được không, tôi xin chia làm 2 trường hợp để giải đáp:

    Trường hợp thứ nhất, nếu bạn đang có vết thương hay vết lở loét ở bàn chân thì không nên ngâm chân nước muối. Nguyên nhân là việc ngâm chân sẽ khiến tổ chức da ở vết thương bàn chân bị mềm ra và làm cho vi khuẩn ăn sâu hơn nếu không được sát khuẩn đúng cách sau khi ngâm. Điều này sẽ khiến cho vết thương nặng hơn và lâu lành. Vì vậy, hàng ngày chúng ta cần quan sát bàn chân, nếu thấy có vết thương thì không nên cố ngâm nước ấm. Một vết loét điều trị ở bệnh viện phải mất 1 - 2 tháng mới lành, đấy là có sự chăm sóc một cách chuẩn chuyên khoa. Nếu chúng ta chăm sóc ở nhà thì nó sẽ rất là khó khăn.

    Trường hợp thứ 2 là nếu bàn chân lành lặn thì bạn hoàn toàn có thể ngâm chân nước ấm để tăng cường lưu thông máu, giảm cảm giác lạnh. Tuy nhiên, việc ngâm chân cũng cần đặc biệt lưu ý.

    Cách ngâm chân đúng cho người tiểu đường

    Trước hết, cần phải đong đếm nước để pha cho nước có nhiệt độ thích hợp. Khi đưa chân ra khỏi chậu nước ngâm thì phải lau thật là sạch.

    Nếu ngâm nước muối thì bạn cần rửa lại với nước sạch, vì kể cả khi lau chân rồi thì một phần muối vẫn còn lại ở trên da và hút hơi ẩm, rất dễ tạo thành nấm mốc trên da bàn chân.

    Nếu da chân bị khô thì nên thoa kem dưỡng ẩm bàn chân sau khi lau.

    Biện pháp ngăn ngừa biến chứng bàn chân ở người bệnh tiểu đường

    Gốc rễ của các tổn thương bàn chân và tất cả các biến chứng đái tháo đường nói chung là cái đường máu, huyết áp và mỡ máu không được giữ tốt. Đặc biệt, người bệnh tiểu đường lâu năm sẽ khó kiểm soát được các chỉ số này. Vì vậy, cần phải ngăn ngừa xơ vữa mạch máu ở dưới chân bằng các thuốc giảm mỡ máu thích hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần ngăn ngừa tổn thương thần kinh do tiểu đường làm giảm cảm giác bàn chân và tạo thành các vết loét.

    Xem thêm: Loét bàn chân tiểu đường

    Để làm được điều đó, cần điều chỉnh đường máu thật tốt bằng chế độ ăn, vận động thích hợp, bằng thuốc cần thiết. Cùng với đó, bạn nên sử dụng kết hợp TPCN Hộ Tạng Đường - sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, giúp bảo vệ mạch máu và thần kinh, từ đó ngăn ngừa biến chứng bàn chân.

    Rất nhiều người đã đẩy lùi được biến chứng tiểu đường nhờ sử dụng Hộ Tạng Đường

    Xem thêm: Chia sẻ của người bệnh: Cách chữa tiểu đường hiệu quả

    Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?

    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Câu hỏi chuyên gia