Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Hộ Tạng Đường uống cùng thuốc Tây trị tiểu đường type 2 được không?

    Xin hỏi tôi có thể uống Hộ Tạng Đường cùng thuốc Tây mà bác sĩ kê cho tôi được không? Tôi bị tiểu đường type 2
    Icon
    Chào bạn
    Trường hợp bạn bị tiểu đường type 2, hoàn toàn có thể sử dụng tpbvsk Hộ Tạng Đường cùng thuốc Tây để tăng hiệu quả giảm đường huyết hoặc phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường.
    Hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm đã được nghiên cứu chứng thực tại TT Oxy Cao Áp HCM dưới sự theo dõi của BS Lương Lễ Hoàng. Kết quả thử nghiệm cho thấy, những người bệnh kết hợp Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị có chỉ số đường huyết tốt hơn, cải thiện về giấc ngủ và tâm trạng so với người không sử dụng.
    Đã có rất nhiều người bệnh trên khắp cả nước đã áp dụng giải pháp kết hợp này và thành công kiểm soát được tiểu đường. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ TẠI ĐÂY.
    Tùy theo vấn đề mà bạn đang gặp phải mà liều dùng Hộ Tạng Đường tối ưu sẽ khác nhau


    - Nếu chưa có biến chứng, muốn phòng ngừa và ổn định đường huyết: bạn nên dùng liều 2 - 4 viên/ngày chia 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
    - Nếu bạn đã có biến chứng (tê bì, châm chích, nóng rát da, mờ mắt, ngứa da): liều 4 - 6 viên mỗi ngày sẽ cho hiệu quả cải thiện tốt hơn.


    Dưới đây là bài viết chi tiết về Hộ Tạng Đường, bạn có thể tham khảo thêm:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html
    Nếu có thắc mắc khác, bạn có thể gọi đến số 0936 057 996 - 0962 326 300. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.





    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Bị đau miệng, nước bọt có máu có phải biến chứng tiểu đường không?

    Tôi bị đau miệng, có các mảng trắng ở miệng và nước bọt dính máu thì có phải biến chứng tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn
    Những triệu chứng mà bạn đang gặp phải đều khá đặc trưng cho biến chứng tiểu đường trên răng miệng. Cụ thể hơn là bệnh lý viêm nướu răng (nước bọt có máu) hoặc tưa lưỡi (đau, có mảng trắng trong vòm miệng). Đường máu cao sẽ làm nướu răng ít được nuôi dưỡng, từ đó dễ bị tổn thương, chảy máu hơn. Cộng thêm đây cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây viêm phát triển.
    Việc điều trị biến chứng tiểu đường ở răng sẽ lâu hơn bình thường. Càng điều trị sớm, hiệu quả điều trị càng cao. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám. Bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ vào mức độ viêm của bạn để quyết định có kê thêm kháng sinh, chống viêm hay giảm đau (dạng bôi, dạng uống) hay không.
    Bên cạnh những thuốc được bác sĩ kê, khi về nhà, bạn cần lưu ý những điểm sau:


    - Đánh răng hàng ngày bằng bàn chải mềm.
    - Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng (nếu bạn chưa biết cách dùng, hãy hỏi bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết).
    - Súc miệng với nước muối sinh lý.
    - Kiểm soát đường huyết tốt. Tốt nhất khi vào viện khám, bạn nên đo cả đường huyết và HbA1c. Nếu những chỉ số này cao, bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc hạ đường huyết của bạn cho phù hợp. Bởi đường huyết cao, bệnh răng miệng càng khó lành.
    - Bỏ hút thuốc lá.
    - Hạn chế rượu bia, thức ăn cay nóng.


    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ cải thiện biến chứng như tpbvsk Hộ Tạng Đường. Mặc dù TPCN Hộ Tạng Đường không thay thế được thuốc điều trị, tuy nhiên những thảo dược trong sản phẩm cũng có khả năng giúp ổn định đường huyết, tăng sức đề kháng, chống viêm. Nhờ đó, giúp bạn có được hiệu quả điều trị tốt hơn.
    Chúng tôi gửi thêm bạn số tổng đài hỗ trợ 0936.057.996. Nếu có thắc mắc gì về bệnh tiểu đường, bạn có thể gọi tới đây để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

    Chúc bạn sức khỏe!

     
  • Icon

    Lê Thị Lan

    Mẹ tôi năm nay 90 tuổi ko đi lại được người gầy và cách đây 1 tháng chân bị phù nặng , mấy hôm nay lại tấy đỏ mọng nước đó có phải là biến chứng tiểu đường ko?
    Icon
    Chào bạn
    Phù chân ở người tiểu đường có thể do rất nhiều nguyên nhân như biến chứng thận, xơ gan, bệnh tim, hoặc xơ vữa mạch chi dưới. Chỉ với triệu chứng này thì khó có thể xác định chính xác đây có phải là do biến chứng tiểu đường hay không. Tuy nhiên, có 1 điều chắc chắn là bệnh tiểu đường sẽ làm cho tình trạng phù chân của bác nặng hơn.
    Hiện tại vùng chân của bác đã có hiện tượng tấy đỏ mọng nước cộng thêm tuổi của bác khá cao thì gia đình nên nhanh chóng đưa bác đến bệnh viện thăm khám. Bởi ngoài cảnh báo về bệnh lý trên gan thận tim, vùng này có nguy cơ bị loét, nhiễm trùng rất cao. Sau khi có kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ cân nhắc thuốc cho bác gái phù hợp với độ tuổi và nguyên nhân gây phù chân của bác.
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    nguyen van hiep

    tieu duong len den 10 40 va nhung thuc an hay su dung nhla duong cao hay nhu the nao nhung thuc an gi phu hop cho bua an hang ngay
    Icon
    Chào bạn
    Với người bị đường huyết cao, trong chế độ ăn nên lưu ý các điểm sau:
    - Giảm bớt số lượng thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bún, miến, phở. Mỗi bữa chỉ nên ăn 1 loại tinh bột này.
    - Ăn nhiều rau xanh, nên 50% bữa ăn là rau xanh. Tốt nhất nên ăn rau vào đầu bữa.
    - Hạn chế đồ chế biễn sẵn, nhiều chất béo. - Ăn đúng giờ. Nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa nhỏ trong ngày.
    Tuy nhiên, nếu muốn giảm đường huyết thì thay đổi nguyên chế độ ăn là chưa đủ. Bởi đường huyết của bạn đang khá cao. Tốt nhất bạn nên sớm quay lại bệnh viện tái khám, đo thêm HbA1c, nếu cả chỉ số này cũng cao thì việc dùng thuốc là cần thiết. Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý 1 số điểm sau:
    - Không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp, cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.
    - Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
    - Giảm cân nếu thừa cân.
    - Bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu.
    Bạn có thể tham khảo những sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết như tpbvsk Hộ Tạng Đường để tăng hiệu quả điều trị. Đã có nhiều trường hợp đường huyết cao, sau khi kết hợp Hộ Tạng Đường cùng chế độ ăn, thuốc, tập luyện đã giảm được chỉ số này, ví dụ như trường hợp sau:

    Nếu còn băn khoăn khác, bạn có thể gọi đến số 0936 057 996 hoặc 0962 326 300 để được chuyên gia tư vấn.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết khi đói 6.3 có bị tiểu đường thai kỳ không?

    Tôi có đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần 27. Trước khi uống đg thì ở mức 6.3 sau một tiếng 7.3 sau hai tiếng 9.3
    Vậy kết luận tôi có bị tiểu đường thai kỳ không?
    Icon
    Chào bạn
    Tiểu đường thai kỳ sẽ được chẩn đoán khi có 1 trong 3 chỉ số vượt ngưỡng – Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L) – Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L) – Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L) Như vậy với chỉ số của bạn, bạn đã bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng. Chúng tôi tin rằng, bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, đường huyết của bạn sẽ về mức bình thường. Gửi bạn một số lưu ý trong chế độ ăn cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ: - Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn 5 - 6 bữa nhỏ/ngày thay vì 3 bữa chính. - Ăn nhiều loại rau xanh, trái cây tươi. - Ưu tiên chọn sữa ít đường, hạn chế ăn nhiều bánh kẹo. - Giảm bớt một phần lượng cơm, bún, miến, phở... trong mỗi bữa và không ăn 2 loại tinh bột trong cùng 1 bữa. - Không nhịn ăn. - Giảm đồ dầu mỡ, chế biến sẵn hay chiên rán nhiều lần. Ngoài những lưu ý trên, trong sinh hoạt bạn chú ý ngủ đủ giấc, luôn giữ tinh thần thoải mái và đi dạo hàng ngày. Dưới đây là 1 bài viết về tiểu đường thai kỳ, bạn có thể đọc để hiểu thêm về tình trạng này.
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/kiem-soat-tieu-duong-thai-ki-khong-can-dung-thuoc.html
    Chúc bạn và bé khỏe mạnh!
  • Icon

    Uống Hộ Tạng Đường có cần kiêng cữ, có hết tiểu đường không?

    Uống thuốc này ăn uống có kiêng cử gì ko ạ. Và hết hẳn bệnh không ạ
    Icon
    Chào bạn
    Tpbvsk Hộ Tạng Đường không tương tác với thuốc Tây hay các thức ăn đồ uống khác nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Bạn chỉ cần lưu ý nhỏ là uống Hộ Tạng Đường cách các sản phẩm khác khoảng 30 phút để sản phẩm phát huy tác dụng tốt nhất. Đồng thời vẫn tiếp tục duy trì chế độ ăn của người tiểu đường.
    Về vấn đề Hộ Tạng Đường có giúp hết hẳn bệnh tiểu đường không. Rất tiếc là hiện nay chưa có 1 cách nào có thể làm được điều này. Tuy nhiên, khi dùng Hộ Tạng Đường, bạn sẽ cảm nhận được người khỏe hơn, đường huyết không bị tăng hạ thất thường. Đặc biệt nếu bạn có những dấu hiệu biến chứng như tê bì, ngứa da, mờ mắt... các triệu chứng này sẽ cải thiện tốt. Hiệu quả này đã được rất nhiều người bệnh công nhận, bạn có thể xem chia sẻ của họ tại đây:

    Ngoài ra, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho bạn mọi vấn đề liên quan đến tiểu đường. Vì vậy, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 0936 057 996 hoặc 0962 326 300 nhé.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Xét nghiệm đường huyết 8 mmol/l đã bị tiểu đường chưa?

    toi di xet nghiem tieu duong duong huyet la 8mmol/l da bi tieu duong chua
    Icon
    Chào bạn
    Bệnh tiểu đường sẽ được chẩn đoán khi có 2 lần kiểm tra đường huyết (cách nhau từ 1 - 7 ngày) vượt giới hạn sau:
    + Đường huyết khi đói sau khi nhịn ăn ít nhất 8h ≥ 7 mmol/l
    + Đường huyết sau 2h làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11.1 mmol/l
    + HbA1c ≥ 6.5%
    Với trường hợp của bạn, vì chưa biết bạn xét nghiệm lúc nào nên chúng tôi chưa thể kết luận ngay.
    Tuy nhiên nếu đây là chỉ số đường khi đói thì bạn nên sớm đi xét nghiệm thêm lần 2 cách lần 1 không quá 7 ngày. Nếu lần 2 vẫn từ 7 mmol/l trở lên, bạn đã bị tiểu đường. Ngược lại, bạn mới trong giai đoạn tiền tiểu đường.
    Trường hợp bạn đo sau ăn 2h thì con số này cho biết bạn mới chớm ở giai đoạn tiền tiểu đường (bình thường sau ăn 2h sẽ dưới 7.8 mmol/l).
    Giai đoạn tiền tiểu đường, bạn chưa phải dùng thuốc như tiểu đường nhưng vẫn cần điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện. Cụ thể những thay đổi này ra sao bạn có thể xem trong 2 bài viết chi tiết sau:
    - Điều trị tiền tiểu đường: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/bien-phap-giup-tien-tieu-duong-khong-tro-thanh-benh-tieu-duong-typ2.html
    - Điều trị tiểu đường: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chua-benh-tieu-duong-giai-phap-nao-hieu-qua.html
    Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho bạn mọi vấn đề liên quan đến tiểu đường và tiền tiểu đường. Vì vậy, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 0936 057 996 hoặc 0962 326 300 nhé.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Phải làm gì khi bị tê bì, nóng rát tay chân do tiểu đường?

    Tôi bị tê nóng rát tay do biến chứng tiểu đường cách chữa hiệu quả
    Icon
    Chào bạn
    Những triệu chứng tê bì, nóng rát chân tay ở người tiểu đường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: gián tiếp là đường huyết tăng cao và trực tiếp là những chất oxy hóa sinh ra khi glucose máu tăng gây tổn thương thần kinh, mạch máu. Vì vậy để cải thiện, bạn nên áp dụng nhiều giải pháp cùng lúc bao gồm:
    - Dùng thuốc theo đúng chỉ định để tránh đường huyết tăng cao quá mức cho phép.
    - Tập thể dục thường xuyên: Giải pháp này vừa hỗ trợ bạn giảm đường huyết vừa giúp tăng lưu thông máu đến các chi, từ đó tăng hiệu quả giảm tê bì. Bạn không cần tập các bài tập quá nặng, chạy bộ tại chỗ, đạp xe, yoga sẽ tốt hơn khi bạn bị tê bì.
    - Giữ ấm chân tay: Chân tay bị lạnh khiến máu khó lưu thông và làm tê bì nặng hơn. Do đó trong mùa đông này, bạn nhớ đi tất, mặc áo dày để giữ ấm cơ thể, nhưng nhớ hạn chế mặc quần áo quá chật nhé.
    - Massage, chườm ấm: Cách này sẽ giúp bạn giảm tê bì tạm thời. Bạn có thể áp dụng ngay khi thấy bị tê nhiều gây khó chịu.
    Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm tpbvsk Hộ Tạng Đường. Với mạng lưới chống oxy hóa mạnh, Hộ Tạng Đường có thể giúp bạn tác động vào nguyên nhân trưc gây tê bì. Đây là lý do tại sao mà nhiều người tiểu đường dùng thêm Hộ Tạng Đường thấy tê bì cải thiện tốt. Ví dụ như trường hợp bác Hợp dưới đây:

    Để tìm hiểu thêm về giải pháp này hoặc tư vấn thêm về bệnh tiểu đường, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số đường dây nóng 0936 057 996 bất cứ khi nào.
    Chúc bạn sức khỏe!