Thông tin bệnh

  • Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

    Tiểu đường - Đái tháo đường (ĐTĐ) thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do yếu tố di truyền, lối sống, sức khỏe, yếu tố môi trường, khiến cơ thể bị thiếu hụt insuin tuyệt đối ở type 1; hoặc tương đối, hay đề kháng in sulin hoặc cả hai ở type 2. in sulin được tạo ra ở tuyến tụy, giúp vận chuyển đường từ máu vào trong tế bào tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bệnh đặc trưng bởi nồng độ đường (glucose) trong máu tăng cao kéo dài.

  • Tổng quan về bệnh tiểu đường

    Việt Nam hiện nằm trong số quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) cao nhất thế giới, với tổng số người mắc là khoảng 5 triệu người, trong đó 60% đã gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

  • Đi tiểu nhiều lần có phải là bệnh tiểu đường?

    Rất nhiều người cảm thấy hoang mang khi thấy mình đi tiểu quá nhiều lần trong ngày. Bệnh lý đầu tiên mà mọi người thường hay nghĩ tới đó là bệnh tiểu đường. Vậy đi tiểu như thế nào là bình thường và liệu có phải bạn đã mắc bệnh tiểu đường hay không?

  • Đề kháng Insulin – tiền thân của tiểu đường type 2

    Mỗi ngày trôi qua, bạn cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, đói nhiều, khát nhiều, tăng cân, hay phải thức dậy nhiều lần mỗi đêm vì buồn tiểu. Đây có lẽ là những vấn đề phổ biến và thường gặp ở những người bệnh tiểu đường/đái tháo đường ở giai đoạn đầu của bệnh, vì những dấu hiệu này là những biểu hiện kín đáo của bệnh tiểu đường/đái tháo đường nên ít được người bệnh chú ý. Tuy nhiên, chúng lại có thể là những dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng đề kháng insu lin - tiền thân của căn bệnh tiểu đường type 2, cũng như nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 

  • Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường type2

    Đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 là bệnh về rối loạn chuyển hóa chất đường (glucose) mạn tính. Khoảng thời gian từ khi rối loạn dung nạp glucose (tiền ĐTĐ) cho đến khi chuyển thành bệnh ĐTĐ thực sự, thường kéo dài từ 5 – 10 năm. Nhưng đáng tiếc là nhiều người do chủ quan, hoặc thiếu kiến thức về bệnh nên đã không thể ngăn được tiến triển của ĐTĐ và luôn phải sống cùng với nỗi sợ hãi về bệnh, về biến chứng của nó trong suốt quãng đời còn lại.

  • Nhận biết đái tháo đường thai kỳ và chăm sóc sau sinh

    Mang thai là cuộc hành trình kỳ diệu nhất trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ, và một thai kỳ khỏe mạnh luôn là mong ước của tất cả các bà bầu. Tuy nhiên, để mang được một sinh linh bé nhỏ đến với thế giới này không phải là quá trình dễ dàng. Bạn sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể, đôi khi những thay đổi này có thể trở nên nghiêm trọng và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con. Trong số đó, đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐ thai kỳ) là một vấn đề tương đối phổ biến và dễ mắc phải ở các bà bầu.

  • Stress do đái tháo đường dễ dẫn đến trầm cảm

    Nếu bạn tình cờ phát hiện mình bị mắc bệnh tiểu đường trong một lần khám sức khỏe. Chắc hẳn bạn không tránh khỏi stress, bởi tâm trạng hoảng hốt, lo lắng và đôi lúc nó biến thành nỗi sợ hãi. Có thể bạn sẽ cảm thấy rất đau khổ bởi chặng đường phía trước, đó là những ngày tháng dài phải đối mặt với căn bệnh mãn tính và những biến chứng nguy hiểm của nó gây ra.

  • Phụ nữ mắc tiểu đường dễ bị nhiễm nấm âm đạo

    Nấm âm đạo là bệnh gây ra do nấm Candida Albicans ký sinh, gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người phụ nữ. Trên thực tế, nấm có thể tồn tại với số lượng có hạn trong hệ vi sinh vật của cơ thể khoẻ mạnh mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khó chịu. Tuy nhiên, nếu có một tác động nào đó khiến chúng phát triển quá mức, thì khi đó sự hiện diện của chúng sẽ trở thành vấn đề và gây bệnh nấm âm đạo. Những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm là mất cân bằng pH âm đạo, thay đổi sinh lý, giảm sức đề kháng, môi trường âm đạo ẩm ướt... Một nguyên nhân nữa cũng rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết đến đó chính là bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).