Stress do đái tháo đường dễ dẫn đến trầm cảm

Nếu bạn tình cờ phát hiện mình bị mắc bệnh tiểu đường trong một lần khám sức khỏe. Chắc hẳn bạn không tránh khỏi stress, bởi tâm trạng hoảng hốt, lo lắng và đôi lúc nó biến thành nỗi sợ hãi. Có thể bạn sẽ cảm thấy rất đau khổ bởi chặng đường phía trước, đó là những ngày tháng dài phải đối mặt với căn bệnh mãn tính và những biến chứng nguy hiểm của nó gây ra.

Chúng tôi hiểu bạn. Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi hay đau khổ là cảm xúc bình thường của mỗi người khi gặp phải những vấn đề rắc rối liên quan đến công việc, tài chính, tình cảm, gia đình, hay sức khỏe.

Khi mắc tiểu đường, bạn cần bình tĩnh chấp nhận sự thật đó cùng nhiều sự thay đổi trong chế độ ăn uống, tập luyện khác để chung sống hòa bình với bệnh. Bạn đừng lo bị kỳ thị vì căn bệnh này không làm lây nhiễm cho bất cứ ai tiếp xúc với bạn. Rất nhiều người cũng mắc phải bệnh này, nhưng họ vẫn sống khỏe mạnh và hạnh phúc như tất cả những người bình thường khác.

Sự lo lắng qúa thái sẽ tạo ra stress tâm lý, làm cho bạn luôn có cảm giác bực bội, khó chịu, giận dữ và mất đi động lực trong công việc. Chính điều này, một lần nữa làm cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Nếu bạn không nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng stress kéo dài, bạn không chỉ phải gánh chịu ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ tâm lý (trầm cảm do đái tháo đường), mà còn phải đối mặt với cả các vấn đề về sức khỏe thể chất.

Lo lắng, căng thẳng, sợ hãi quá mức có thể gây ra stress

Lo lắng, căng thẳng, sợ hãi quá mức có thể gây ra stress

Dấu hiệu nhận biết stess đang chế ngự khi bạn mắc tiểu đường

Mức độ nặng nhẹ của stress ở mỗi người khác nhau. Nó liên kết với những thay đổi trong cơ thể bạn, suy nghĩ của bạn, cảm xúc và hành vi của bạn. Dấu hiệu cảnh báo stress không giống nhau ở mỗi người, nhưng hầu hết họ đều có thể gặp phải một trong số các các dấu hiệu liên quan đến cơ năng hay cảm xúc, hoặc hành vi, ở một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển của bệnh:

Dấu hiệu cơ năng, bao gồm

- Nhức đầu không rõ nguyên nhân - Căng cơ bắp - Đau dạ dày - Đau ngực - Rối loạn tiêu hóa - Đường huyết dao động

Suy nghĩ/cảm xúc thay đổi theo chiều hướng tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực thường xuất hiện thay cho những suy nghĩ tích cực. Một số cụm từ có thể thường xuyên xuất hiện - "Tôi không thể đối phó" - "Tôi không thể làm điều này" - "Tôi thực sự lo lắng" - "Không ai ủng hộ tôi" - "Tôi có một mình" - "Mọi người không hiểu những gì tôi phải trải qua"

Những hành vi cho thấy bạn bị stress do tiểu đường

Sự thay đổi quá nhanh và đột ngột từ chế độ ăn đến sinh hoạt hàng ngày, làm bạn cảm giác mọi thứ đang bị đảo lộn, nên có thể bạn không nhận ra mình đã mắc stress. Tuy nhiên, người thân của bạn có thể giúp bạn nhận ra điều đó.

Hành vi thường thấy khi mắc bệnh, đó là tính khí thất thường, dễ thay đổi, khó điều tiết cảm xúc. Đôi khi chỉ một việc đơn giản, nhưng bạn thấy rất khó khăn để giải quyết và thường kết thúc ở nhiều trạng thái khác nhau như: Sự phẫn nộ, bất bình, khó chịu, thiếu kiên nhẫn. Nhiều người cho biết, khi mắc stress họ không muốn tiếp xúc và cảm thấy cô độc, không cảm nhận được sự quan tâm của gia đình, bạn bè, cho dù thực tế không phải vậy. Khó ngủ, mất ngủ, không muốn chăm sóc bản thân cũng là những dấu hiệu cho thấy các stress bắt đầu quấy nhiễu bạn.

Tâm lý trị liệu giảm nguy cơ stress do đái tháo đường gây trầm cảm

Stress có thể tồn tại mãi mãi và sinh ra chứng trầm cảm, nếu bạn không chủ động tìm cách thoát ra. Trầm cảm ở người bình thường chữa trị đã khó, với người mắc tiểu đường bệnh khó điều trị gấp bội phần, bởi vòng xoáy bệnh lý: Tiểu đường làm tăng nặng trạng thái stress; stress làm cho đường huyết khó kiểm soát hơn và đẩy nhanh tốc độ biến chứng.

Một số hướng dẫn sau đây có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng này dễ dàng hơn:

Ngăn chặn trầm cảm do đái tháo đường với liệu pháp tâm lý trị liệu

Ngăn chặn trầm cảm do đái tháo đường với liệu pháp tâm lý trị liệu

- Bạn cần chia sẻ những băn khoăn, lo lắng của mình với một ai đó, có thể là một người bạn, một trong những thành viên trong gia đình, hoặc một người mắc bệnh tiểu đường, hay một chuyên gia y tế. Nói chuyện với người khác là cách để bạn giải tỏa bớt stress hữu hiệu.

- Bạn có thể phải cố gắng để làm lại những gì mình thích trước đây. Vì khi đau khổ/phiền muộn, người ta thường từ bỏ những thói quen, sở thích trước đó. Bạn nên bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất như: đi dạo, đọc sách, hoặc lau dọn nhà.

- Hãy cố gắng luyện tập lại cách ghi nhớ và tập trung vào công việc, vì khi bị stress người ta thường hay quên. Bạn đừng quá lo lắng những vấn đề của bạn đã từng xảy ra trong quá khứ hoặc những gì sẽ xảy ra trong tương lai đối với bệnh này.

- Thư giãn cơ thể bằng nhiều cách, bạn có thể lựa chọn một trong những cách như tắm nước nóng, nghe nhạc, massage, tập luyện với những môn thể thao phù hợp… để tâm trạng thư thái. Hãy kiên trì để thực hiện nó, nếu cách này không đạt hiệu quả, bạn hãy thử bằng cách khác và đừng bao giờ bỏ cuộc khi chưa thành công.

- Bạn có thể thấy mình không thở được khi tâm trạng lo lắng, căng thẳng, vì khi đó hơi thở của bạn trở nên nhanh và nông. Tập hít sâu, thở chậm sẽ làm giảm căng thẳng cơ bắp và giúp bạn thư giãn tinh thần.

- Hãy quan tâm đến việc hăm sóc bản thân và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Sắp xếp lại công việc một cách khoa học nhất để bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Bạn nên nhớ stress hay còn gọi là nỗi phiền muộn luôn chế ngự trong ta. Nhưng bạn nên học cách để thoát ra và làm chủ cuộc sống của chính mình. Nếu bạn không muốn gặp phải biến chứng trầm cảm do đái tháo đường thì bạn cần nhận biết và điều trị sớm. Bạn đừng ngại chia sẻ mỗi khi bạn gặp phải rắc rối do bệnh gây ra.

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Nguồn: http://diabetesnsw.com.au/


Thông tin cho bạn: TPCN Hộ Tạng Đường giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường

TPCN Hộ Tạng Đường Hỗ trợ điều trị biến chứng bệnh tiểu đường