Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường type2

Đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 là bệnh về rối loạn chuyển hóa chất đường (glucose) mạn tính. Khoảng thời gian từ khi rối loạn dung nạp glucose (tiền ĐTĐ) cho đến khi chuyển thành bệnh ĐTĐ thực sự, thường kéo dài từ 5 – 10 năm. Nhưng đáng tiếc là nhiều người do chủ quan, hoặc thiếu kiến thức về bệnh nên đã không thể ngăn được tiến triển của ĐTĐ và luôn phải sống cùng với nỗi sợ hãi về bệnh, về biến chứng của nó trong suốt quãng đời còn lại.

Bài viết dưới đây được biên tập từ nguồn tài liệu của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin tổng quan về căn bệnh này và giúp bạn có thể phòng tránh hoặc phát hiện sớm, cũng như điều trị hiệu quả bệnh ĐTĐ typ 2.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2

ĐTĐ type 2 chiếm tới khoảng 90% các trường hợp mắc bệnh và liên quan đến tình trạng đề kháng insu lin (ISL).

Nguyên nhân chủ yếu

- Là do lối sống thiếu lành mạnh: ăn uống không điều độ, ít vận động, cộng với áp lực của công việc, căng thẳng (stress) thường xuyên…

Phụ nữ sinh con hơn 4 kg có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2

Phụ nữ sinh con hơn 4 kg có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ

  • Người trên 45 tuổi
  • Thừa cân hay béo phì (nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ĐTĐ type 2 ở người lớn và trẻ em).
  • Phụ nữ sinh con > 4kg hoặc từng mắc ĐTĐ thai kỳ
  • Tiền sử trong gia đình có người bị ĐTĐ type 2
  • Bị tiền ĐTĐ (đường huyết tăng cao hơn so với mức bình thường, nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán bệnh)
  • Ít vận động
  • Có chỉ số xét nghiệm HDL-cholesterol thấp (< 35 mg/dl) hoặc triglycerides máu cao (> 250 mg/dl)
  • Bị cao huyết áp (huyết áp ≥ 140/90 mmHg).

Sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường là một trong những giải pháp giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường: giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 - 0964 781 912 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Đề kháng insu lin – thủ phạm chính gây đái tháo đường type 2

ISL là một hóoc môn có tác dụng giúp điều hòa lượng đường (glucose) trong máu. Sau mỗi bữa ăn, glucose máu tăng cao, ngay lập tức tuyến tụy sẽ được kích thích tiết ra ISL để vận chuyển glucose vào trong tế bào và tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. ĐTĐ type 2 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng ISL cần thiết, hoặc có đủ ISL nhưng chúng lại hoạt động không hiệu quả (còn gọi là đề kháng ISL), hoặc kết hợp cả hai. Khi đó, glucose sẽ không được đưa vào trong tế bào mà ở lại trong máu, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.

Những triệu chứng nhận biết bệnh đái tháo đường type 2

Các triệu chứng của ĐTĐ type 2 không rầm rộ như ĐTĐ typ1, nên ở giai đoạn khởi phát, bệnh khó nhận biết. Một số dấu hiệu dưới đây có thể là những dấu hiệu gợi ý của bệnh ĐTĐ:

- Khát nước nhiều - Sút cân nhanh - Cảm thấy đói nhiều (đặc biệt là sau khi ăn) - Đi tiểu nhiều - Khô miệng - Cảm giác luôn mệt mỏi - Nhìn mờ - Tê bì, châm chích hoặc ngứa ran ở tay, chân - Thường xuyên bị nhiễm trùng ở da, đường tiết niệu hoặc âm đạo - Các vết thương khó lành

Khát nhiều, tiểu nhiều – triệu chứng của bệnh đái tháo đường type2

Khát nhiều, tiểu nhiều – triệu chứng của bệnh đái tháo đường type2

Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường type 2 – cập nhật mới 2017

Xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán sớm nhất bệnh ĐTĐ type2. Người bệnh nên đến cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm sau:

-  HbA1C: giúp xác định đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng. Người khoẻ mạnh bình thường sẽ có HbA1C vào khoảng 5%. HbA1C càng cao thì khả năng kiểm soát đường huyết càng kém.

- Đo đường huyết lúc đói: sau khi nhịn đói ít nhất 8h, cho kết quả chính xác nhất vào buổi sáng, xét nghiệm này chi phí thấp và dễ thực hiện. Giá trị bình thường: ≤ 99 mg/dL (tương đương với 5.5mmol/L)

- Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Thường được tiến hành tại bất kỳ thời điểm nào đó trong ngày.

- Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống: Người bệnh nhịn đói ít nhất 8 giờ, sau đó được uống 1 cốc nước chứa 75 g glucose. Đường huyết được đo sau 2 giờ từ lúc uống. Giá trị bình thường:≤ 139 mg/dL.

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường – cập nhật mới 2017

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ - ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

1. Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ)

2. Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.

3. Chỉ số HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

4. Ở người có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân) hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL ( ≥11,1 mmol/L).

Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết, các xét nghiệm chẩn đoán 1,2,3 cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL ( ≥7 mmol/L). Hoặc đo chỉ số HbA1c tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán xác định ĐTĐ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường

Người bệnh sẽ được chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:

- Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 – 126 mg/dl (5,6 - 6,9 mmol/L)

- Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 - 199 mg/dL (7.8 – 11 mmol/L).

- HbA1c từ 5,7 – 6.4% (39 - 47 mmol/mol).

Chẩn đoán đái tháo đường bằng xét nghiệm đường huyết

Chẩn đoán đái tháo đường bằng xét nghiệm đường huyết

Bệnh đái tháo đường type2 và những biến chứng nguy hiểm

Đường (glucose) trong máu tăng cao kéo dài làm tổn hại tới các mạch máu và dây thần kinh, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, được ví như “kẻ giết người thầm lặng”, bởi tiến triển âm thầm và tỉ lệ tử vong cao. Cứ mỗi phút trên thế giới lại có khoảng 6 người bệnh tử vong do các biến chứng ĐTĐ.

- Biến chứng thần kinh: phổ biến nhất, chiếm hơn 60% và có đến 50% số người bệnh đã xuất hiện biến chứng này ngay tại thời điểm được chẩn đoán. Biến chứng thần kinh của tiểu đường làm xuất hiện các triệu chứng như tê bì, cảm giác kiến bò ở bàn tay, chân, nặng hơn có thể khiến người bệnh đau như kim châm, nóng rát và dần mất cảm giác đau, nóng, lạnh. Triệu chứng biến chứng thần kinh tự chủ rất đa dạng, người bệnh có thể thấy nhịp tim nhanh, tụt huyết áp tư thế, giảm hoặc tăng tiết mồ hôi quá mức… 

- Biến chứng mạch máu: biến chứng mạch máu lớn có thể gây cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...  Biến chứng vi mạch gây bệnh võng mạc do ĐTĐ, suy thận. Biến chứng mạch máu nhỏ, kết hợp với biến chứng thần kinh tự chủ có thể gây rối loạn cương gặp ở 50% nam giới sau 3 – 5 năm mắc ĐTĐ.

- Biến chứng nhiễm trùng: thường gặp nhiễm trùng răng miệng, ngoài da. Đặc biệt nhiễm trùng da do ĐTĐ rất khó chữa và dễ dẫn đến hoại tử.

- Biến chứng khác: Hạ đường huyết, hôn mê do nhiễm toan ceton, hội chứng ngưng thở khi ngủ… cũng là những lý do có thể gây tử vong đột ngột ở người bệnh ĐTĐ.

6. Điều trị đái tháo đường type 2 hiệu quả cần phối hợp nhiều phương pháp

Chế độ ăn có kiểm soát và luyện tập thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong điều trị ĐTĐ type 2. Tuy nhiên, bạn vẫn cần ăn phong phú các loại thực phẩm để cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá no, cần tăng cường thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan để tránh làm tăng đường huyết sau ăn, nhưng cũng không nên ăn quá đói vì sẽ gây hạ đường huyết. 

Cùng với chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm đề kháng insu lin, cải thiện lượng đường trong máu và kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm cholesterol xấu (LDL-c), tăng cholesterol tốt (HDL-c), từ đó giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch. 

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên có thể giúp cải thiện đáng kể đề kháng ISL, giảm stress oxy hóa và viêm mãn tính ở người bệnh ĐTĐ, điển hình là các thảo dược Hoài sơn, Mạch môn, Nhàu, Câu kỷ tử. Tại Việt Nam, những tinh chất quý giá này được kết hợp cùng Alpha lipoic acid - chất chống oxy hóa siêu đẳng trong một giải pháp mang tên Thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường. Đây là một trong số rất ít các sản phẩm hỗ trợ điều trị được các chuyên gia Nội tiết ĐTĐ khuyến khích người bệnh sử dụng và coi đó là liệu pháp hỗ trợ hữu ích để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh ĐTĐ type 2.

Chia sẻ cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả: giảm đường máu, giảm viêm, hết tê bì, châm chích...

Tham khảo:

http://www.webmd.com/ http://diabetes.niddk.nih.gov/

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiểu đường tuýp 2 – cập nhật 2017– Bộ Y tế

* Lưu ý: Tác dụng của các phương pháp đề cập trong bài viết có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể chất/ cơ địa/ tình trạng của mỗi người

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Các bài liên quan

• 6 loại thuốc mới đột phá trong điều trị tiểu đường type 2 • Điều trị tiểu đường type 2 không dùng thuốc • Công thức vàng trong hóa giải biến chứng tiểu đường • Lời khuyên về chế độ ăn cho người tiểu đường

Danh sách bình luận
  • Phan Thảo
    Phan Thảo
    06:55 17/05/2018
    Yếu tố nào khác biệt giữa ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:42 17/05/2018
      Chào bạn
      Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 có những sự khác biệt cơ bản sau:
      - Nguyên nhân: Tiểu đường tuýp 1 là do cơ thể tự phá hủy tế bào đảo tụy nơi tiết hormon lnsulin trong khi tuýp 2, nguyên nhân chính là do tình trạng đề kháng lnsulin hoặc hormon này hoạt động không hiệu quả.
      - Triệu chứng: Các triệu chứng ở tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra rầm rộ, tuýp 2 âm thầm thậm chí nhiều trường hợp không có dấu hiệu rõ ràng.
      - Độ tuổi: Tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện ở người trẻ dưới 40 tuổi còn tuýp 2 thì ngược lại.
      - Điều trị: Tiểu đường tuýp 1 bắt buộc phải tiêm lnsulin trong khi tuýp 2 có thể dùng nhiều thuốc hạ đường huyết dạng uống kết hợp chế độ ăn và tập luyện.
      Bạn đọc thêm bài viết sau để hiểu rõ hơn vể căn bệnh này hoặc nếu có thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số: 0962 326 300
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tong-quan-ve-benh-tieu-duong.html
      Thân mến!
  • Lê Văn Độ
    Lê Văn Độ
    01:12 16/05/2018
    Tôi mới phát hiện bị tiểu đường , tư vấn giúp tôi.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      03:58 16/05/2018
      Chào bạn
      Với người mới phát hiện bị tiểu đường, mục tiêu mà bạn cần hướng tới là giảm và ổn định đường huyết trong giới hạn cho phép và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Để làm được điều này, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
      - Dùng thuốc đúng chỉ định nếu được bác sĩ kê đơn. Bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên, nếu đường huyết vẫn không giảm về mức cho phép, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được thay liều hoặc đổi thuốc khác.
      - Chế độ ăn lành mạnh và cân bằng: Người tiểu đường cần hạn chế bớt các thực phẩm chứa nhiều chất bột đường như cơm, bún, miến, bánh kẹo ngọt và tăng cường ăn rau xanh, trái cây ít đường (bưởi, lê, ổi...). Thay vì ăn 3 bữa chính, bạn nên chia thành 5 - 6 bữa nhỏ/ngày và không nên nhịn ăn.
      - Tập luyện đều đặn: Mỗi ngày, bạn dành khoảng 30 phút tập thể dục (đi bộ, đạp xe, bơi lội...). Quan trọng là bạn cần duy trì việc này đều đặn hàng ngày, không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp.
      Bạn có thể cân nhắc dùng thêm Tpbvsk Hộ Tạng Đường để đạt mục tiêu phòng ngừa biến chứng tốt hơn. Bởi lẽ các giải pháp điều trị nêu trên chủ yếu giúp bạn giảm đường huyết, chưa ngăn ngừa trực tiếp quá trình oxy hóa gây tổn thương mạch máu, hệ thần kinh xảy ra khi đường huyết cao - nguyên nhân dẫn đến biến chứng tiểu đường. Với Hộ Tạng Đường, sản phẩm sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu này và hiệu quả đó đã được nhiều người bệnh công nhận. Bạn có thể xem thêm tại đây:
      https://www.youtube.com/watch?v=riztUOBSoMg&t=16s
      Ngoài ra, bạn có thể đọc bài viết sau để hiểu thêm về bệnh tiểu đường:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/benh-tieu-duong-hoi-dap-danh-cho-nguoi-moi-mac-benh.html
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Vũ Thủy
    Vũ Thủy
    13:15 13/05/2018
    Tôi mới đi kiểm tra đường huyết là 10mmol/l tôi dùng hộ tạng đường đơn độc có được không hay vẫn phải đùng thuốc tây?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:02 13/05/2018
      Chào bạn
      Đường huyết của bạn đang ở mức khá cao. Để giảm đường huyết hiệu quả nhất, bạn nên dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường kết hợp cùng thuốc Tây và lối sống lành mạnh. Thuốc Tây sẽ giúp bạn hạ đường huyết nhanh trong khi Hộ Tạng Đường giúp phòng ngừa biến chứng và nâng cao hiệu quả ổn định đường huyết nhờ phục hồi chức năng tuyến tụy.
      Khi dùng bạn lưu ý, uống Hộ Tạng Đường cách thuốc Tây tối thiểu 30 phút với liều 4 viên/ngày chia 2 lần trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
      Về chế độ ăn, bạn tham khảo bài viết chi tiết sau đây:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
      Chúc bạn sức khỏe!
  • chi
    chi
    15:53 11/05/2018
    Gần đây lòng bàn chân của Tôi có cảm giác nóng, uống nước nhiều và tiểu nhiều về đêm, tư vấn giúp tôi.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      18:40 11/05/2018
      Chào bạn
      Những triệu chứng bạn đang gặp phải đều là những dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường. Do đó, bạn nên xếp thời gian đến các cơ sở y tế kiểm tra đường huyết. Nếu bác sĩ chẩn đoán mắc tiểu đường, bạn cũng không nên quá lo lắng vì bạn có thể kiểm soát bệnh nhờ các giải pháp sau:
      - Chế độ ăn lành mạnh (chia nhỏ bữa ăn, giảm cơm, bún, phở, đồ ngọt…, ăn tăng rau xanh…).
      - Vận động đều đặn 30 - 45 phút hàng ngày.
      - Dùng thuốc theo chỉ định (nếu có).
      - Kiểm tra đường huyết, HbA1c định kỳ 3 tháng 1 lần.
      Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dùng thêm những sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường để nâng cao hiệu quả ổn định đường huyết và phòng ngừa.
      Thân mến!
  • Vũ Ngọc Chính
    Vũ Ngọc Chính
    15:33 11/05/2018
    Tôi đi kiểm tra bác sĩ nói tôi bị tiểu đường typ 2 cần điều chỉnh lại chế độ ăn, tư vấn giúp tôi nên có chế độ ăn như thế nào?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      18:20 11/05/2018
      Chào bạn
      Về chế độ ăn cho người tiểu đường bạn cần lưu ý các điểm sau:
      - Chia nhỏ bữa ăn, mỗi ngày bạn nên ăn 5 - 6 bữa nhỏ và không ăn quá nhiều trong 1 bữa.
      - Tăng cường rau xanh, chất xơ, trái cây ít đường (mồng tơi, súp lơ, ổi, bưởi, lê...). Với trái cây thì bạn chỉ nên ăn theo nguyên tắc nắm trọn trong lòng bàn tay.
      - Ăn giảm tinh bột trắng (cơm, bún, miến, phở...), có thể thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức...
      - Ăn giảm mỡ động vật, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn.
      Ngoài chế độ ăn, bạn cần duy trì tập thể dục hàng ngày, dùng thuốc (nếu có) và cân nhắc kết hợp thêm các sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa biến chứng như Hộ Tạng Đường. Mặc dù không hạ đường huyết nhanh nhưng Hộ Tạng Đường sẽ hỗ trợ phục hồi chức năng tuyến tụy từ đó giúp ổn định đường huyết an toàn và lâu dài hơn.
      Bạn có thể đọc thêm một số bài viết về chế độ ăn cho người tiểu đường sau:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Ngô thị lệ
    Ngô thị lệ
    14:09 17/03/2017
    Toi đi xét nghiệm vè phát hiện bị tiểu đường. Lượng HbA1C là 12,3% và glu là 11.8 mmol/L vậy tôi bị ĐTĐ type 1 hay 2 và tôi nên điều trị như thế nào, mong được tư vấn. Cảm ơn
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:55 17/03/2017
      Chào bạn,
      Dựa vào kết quả đường huyết của bạn, thì bạn đã bị tiểu đường type 2. Trước mắt, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ để làm giảm mức đường huyết, nếu sử dụng thuốc mà không giúp kiểm soát được đường huyết hàng ngày thì nên sớm khám lại để được đổi thuốc hoặc hiệu chỉnh liều phù hợp với tình trạng bệnh. Bạn nên kiểm soát chỉ số HbA1c
      Bên cạnh đó, bạn cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột; tăng cường rau xanh, chất xơ, nhưng không nên ăn quá nhiều hoa quả có chỉ số đường huyết cao như xoài chính, nhãn, vải, chuối chín, dưa hấu…và nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe toàn trạng.
      Đồng thời, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm tpcn Hộ Tạng Đường với liều 4 – 6 viên/ ngày chia 2 lần, uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1h và cách thuốc tây 1 – 2 (để đảm bảo hiệu quả hấp thu). Sản phẩm chứa các thành phần giúp làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị, do đó ổn định đường huyết lâu dài, bền vững, đồng thời còn giúp bảo vệ các tế bào mạch máu, nội mạc, phòng ngừa và cải thiện các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra và giúp ổn định mỡ máu, huyết áp, giảm chỉ số HbA1c, đây cũng là kết quả nghiên cứu của sản phẩm Hộ Tạng Đường trên các bệnh nhân bị tiểu đường đang uống thuốc điều tị theo đơn của bác sỹ tại trung tâm Oxy cao áp Thành Phố Hồ Chí Minh. Bạn có thể xem chia sẻ của người bệnh tiểu đường nhiều năm, gặp phải biến chứng phối hợp, đã sử dụng sản phẩm tpcn Hộ Tạng Đường trong thời gian dài và hiện nay sức khỏe rất tốt:
      https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&index=1&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
      Chúc bạn nhiều sức khỏe.