HbA1c trong chẩn đoán và điều trị biến chứng tiểu đường

Mục tiêu điều trị của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa và làm chậm quá trình xảy ra biến chứng. Chỉ số HbA1c đánh giá mức độ ổn định đường huyết của người bệnh trong khoảng 2 - 3 tháng. Duy trì chỉ số HbA1c dưới 6,5 % có thể giảm đáng kể tỉ lệ xuất hiện các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh, mạch máu ngoại vi,…

HbA1c và ý nghĩa trong chẩn đoán, điều trị bệnh tiểu đường

Hemoglobin (Hem) là một huyết sắc tố có trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể, luôn có sự gắn kết với đường trong máu và được đường hóa tạo thành phức hợp HbA1c. HbA1c gắn liền với đời sống hồng cầu (120 ngày), tỉ lệ thuận với nồng độ đường huyết, do đó là chỉ số hữu ích để xác định nồng độ đường huyết trung bình và phản ánh chính xác mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân trong thời gian dài hạn (khoảng 2 – 3 tháng).

Sự gắn kết hemoglobin với glucose tạo thành phức hợp HbA1c Sự gắn kết hemoglobin với glucose tạo thành phức hợp HbA1c

Chỉ số đường huyết luôn thay đổi và chỉ phản ánh nồng độ đường trong máu tại thời điểm đo, bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, stress, thuốc điều trị, nồng độ in sulin trong máu… không phản ánh được sự ổn định của đường huyết. Chỉ số HbA1c không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi bất thường và có thể xét nghiệm ở bất kì thời điểm nào, kể cả sau một bữa ăn, là chỉ số giúp đánh giá chính xác độ ổn định đường huyết của bệnh nhân trong thời gian điều trị khoảng 2- 3 tháng.

Chỉ số HbA1c là chỉ số hữu hiệu trong việc phát hiện sớm và chẩn đoán bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Do tại thời điểm đo, người bệnh có chỉ số đường huyết bình thường nhưng chỉ số HbA1c cao, chứng tỏ đường huyết không được kiểm soát tốt trong một thời gian dài, là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và cần được tiến hành lặp lại các xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác nhất.

Dựa vào chỉ số HbA1c còn có thể đánh giá được hiệu quả phác đồ điều trị đối với bệnh nhân ĐTĐ bao gồm chế độ ăn uống, luyện tập, thuốc điều trị, thực phẩm hỗ trợ trong một lộ trình điều trị, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên HbA1c không phải là chỉ số theo dõi đường hàng ngày, do đó không được sử dụng để hiệu chỉnh liều in sulin cũng như tình trạng hạ đường huyết. Bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi đường huyết hàng ngày để hiệu chỉnh liều in sulin phù hợp và phát hiện sớm tình trạng hạ đường huyết để có biện pháp điều trị kịp thời.

Chỉ số Hba1c cao làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh. Bạn có thể sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ giúp giảm chỉ số Hba1c, ổn định đường huyết, nhờ đó phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936 057 996 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.

Giá trị HbA1c trong phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường

Bệnh nhân ĐTĐ có đường huyết không ổn định nên ít nhất 3 – 4 tháng xét nghiệm HbA1c để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết dài hạn và có tiên lượng về biến chứng tiểu đường.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: Biến chứng của tiểu đường có thể được phòng ngừa hoặc làm chậm tiến triển nếu chỉ số HbA1c ≤ 7% và có thể giảm 72% nguy cơ dẫn đến mù lòa, 87% suy thận giai đoạn cuối và 67% nguy cơ cắt cụt chi.

Với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết có chỉ số HbA1c > 7%, tăng đáng kể nguy cơ dẫn đến biến chứng ĐTĐ: tăng 1% chỉ số HbA1c sẽ tăng 38% biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường (động mạch vành, mạch máu não), 40% biến chứng trên mạch máu ngoại vi (bệnh lý võng mạc, bệnh thận, thần kinh, chi,…) và tăng 38% nguy cơ tử vong trên bệnh nhân ĐTĐ.

Xét nghiệm chỉ số HbA1c – các giá trị cần chú ý

Xét nghiệm HbA1c đo tỉ lệ phần trăm lượng đường trong máu gắn kết với Hem (Hb) của hồng cầu. Ủy ban quốc tế khuyến cáo rằng: “HbA1c là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tiền đái tháo đường, đái tháo đường type1 và type 2”.

- Giá trị chẩn đoán theo chỉ số HbA1c:

Bình thường: < 5,7%

Tiền tiểu đường (có thể tiến triển thành ĐTĐ typ2): 5,7% - 6,5%

Bệnh tiểu đường  : > 6,5%

- Đối với bệnh nhân ĐTĐ, cần kiểm soát đường huyết theo khuyến cáo:

+ HbA1c ≤ 7% : kiểm soát tốt

+ HbA1c từ 7% đến 8% : cần cải thiện

+ HbA1c từ 8% đến 10% : mức độ đường huyết là quá cao

+ HbA1c > 10% : mức độ đường huyết là rất cao

Khi HbA1c tăng lên 1% tương ứng giá trị đường huyết tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.

Nếu bệnh nhân đang dùng ins ulin có chỉ số HbA1c < 6,2% sẽ xảy ra tình trạng hạ đường huyết (nồng độ glucose trong máu thấp). Điều này rất nguy hiểm đối với bệnh nhân nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời. Bệnh nhân cần được thường xuyên theo dõi đường huyết để điều chỉnh liều insul in phù hợp.

Kết quả đo chỉ số HbA1c có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như bệnh lý gan, thận, vitamin C và E, nồng độ chất béo, phụ nữ có thai… Một số yếu tố làm tăng nồng độ HbA1c như bệnh suy thận, nhiễm độc niệu, hội chứng Cushing, hội chứng buồng chứng đa nang, phụ nữ có thai, tăng triglycerid, sử dụng thuốc cor ticoid, nghiện rượu mãn tính… Mặt khác một số bệnh nhân đã mắc đái tháo đường nhưng giá trị vẫn nằm trong khoảng bình thường do một số yếu tố làm giảm nồng độ HbA1c như truyền máu hay mất máu, tế bào hồng cầu hình liềm… Do đó trước khi tiến hành xét nghiệm HbA1c, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ tình trạng bệnh lý, sử dụng thuốc trong khoảng 2 - 3 tháng để loại trừ sai số kết quả chỉ số HbA1c.

Để có chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường, các xét nghiệm cần phải được tiến hành lặp lại 2 – 3 lần tại các thời điểm khác với cùng hoặc khác điều kiện ban đầu và kết hợp với chỉ số đường huyết.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường:

HbA1c: ≥ 6,5%

Đường huyết lúc đói: ≥ 126 mg/dL (7.8 mmol/L) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ

Đường huyết bất kỳ: ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + triệu chứng tăng đường huyết.

Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucoze:  ≥ 200mg/dL

Bệnh nhân ĐTĐ cần ít nhất 3 – 6 tháng kiểm tra chỉ số HbA1c một lần để đánh giá chế độ kiểm soát đường huyết và có hướng điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân có chỉ số HbA1c < 6,2% và đang điều trị bằng ins ulin cần kiểm tra đường huyết hàng ngày để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết. Khuyến cáo nên kiểm tra HbA1c ít nhất 1 năm 1 lần, để có phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose, giúp phòng ngừa tiến triển bệnh tiểu đường typ2 và có phương pháp điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng ĐTĐ đối với bệnh nhân ĐTĐ.

Thực phẩm có lợi cho bệnh nhân tiểu đường

Thực phẩm có lợi cho bệnh nhân tiểu đường

Biện pháp cải thiện chỉ số HbA1c

Để duy trì nồng độ đường huyết ổn định, lâu dài đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và có chế độ ăn uống, luyện tập, sinh hoạt khoa học, giúp cải thiện tốt chỉ số HbA1c, ngăn ngừa và giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng trên bệnh nhân ĐTĐ.

Tuân thủ điều trị: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; không tự ý bỏ thuốc hay giảm liều, cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Định kì thăm khám và ít nhất 3 – 6 tháng một lần xét nghiệm chỉ số HbA1c để đánh giá hiệu quả điều trị.

Kiểm soát chế độ ăn: Bệnh nhân tiểu đường typ 1 hay tiểu đường tuýp 2 đều phải hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng glucose cao, sử dụng thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường để thay thế. Hạn chế tối đa những thực phẩm có thành phần đường hấp thu nhanh như bánh mì, đường glucose, mít, nhãn, vải, dưa hấu, xoài chín, na… Nên chia thành nhiều bữa ăn, ăn lượng vừa đủ để hạn chế tình trạng đường huyết tăng quá cao sau ăn. Bên cạnh đó cũng nên duy trì cân nặng, tránh tăng cân dẫn đến tình trạng béo phì, cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, cholesterol. Hạn chế sử dụng rượu bia, cafe là những yếu tố nguy cơ dẫn đến đường huyết tăng cao.

Kết hợp luyện tập: Tăng cường vận động sẽ tăng sử dụng glucose để cung cấp năng lượng cho tế bào, do đó có thể giảm nồng độ đường trong máu và tăng hoạt động của in sulin, đồng thời cũng là biện pháp hiệu quả giúp duy trì cân nặng. Có thể lựa chọn các môn thể thao như cầu lồng, bóng bàn, đi bộ nhanh, aerobic... và nên duy trì ít nhất 30 phút trong ngày hoặc 150 phút trong tuần.

Giải pháp từ an toàn: Thực phẩm chức năng (TPCN) có nguồn gốc thiên nhiên đang là lựa chọn hàng đầu với hầu hết bệnh nhân ĐTĐ. Người bệnh có thể lựa chọn sử dụng kết hợp thuốc điều trị và các TPCN có tác dụng hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường, cải thiện chỉ số HbA1c, hạ đường huyết giúp phòng ngừa biến chứng, làm chậm tiến trình bệnh và có thể giảm liều thuốc tây điều trị.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Hoài sơn giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn, Mạch môn, Câu kỷ tử giúp phục hồi chức năng tuyến tụy, Nhàu giúp tăng tính nhạy cảm của insuslin với tế bào có thể giúp ổn định chỉ số đường huyết tự nhiên và bền vững, nhờ đó làm giảm HbA1c và phòng ngừa nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường. Mặt khác, với những trường hợp đã xuất hiện biến chứng, chúng cũng có thể mang lại hiệu quả bất ngờ vượt mong đợi như chia sẻ của người bệnh dưới đây:

Xem thêm: 

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các thuốc chữa bệnh tiểu đường. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và vào việc kiểm soát đường huyết, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

Nguồn: http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/a1c-test/home/ovc-20167930