Đề kháng Insulin – tiền thân của tiểu đường type 2

Mỗi ngày trôi qua, bạn cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, đói nhiều, khát nhiều, tăng cân, hay phải thức dậy nhiều lần mỗi đêm vì buồn tiểu. Đây có lẽ là những vấn đề phổ biến và thường gặp ở những người bệnh tiểu đường/đái tháo đường ở giai đoạn đầu của bệnh, vì những dấu hiệu này là những biểu hiện kín đáo của bệnh tiểu đường/đái tháo đường nên ít được người bệnh chú ý. Tuy nhiên, chúng lại có thể là những dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng đề kháng insu lin - tiền thân của căn bệnh tiểu đường type 2, cũng như nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 

Nhiều người bệnh đã không biết rằng, ở giai đoạn tiền đái tháo đường, nếu được điều trị tích cực bằng cách thay đổi lối sống, kiểm soát chế độ ăn, kết hợp với các giải pháp hỗ trợ  hoặc dùng thuốc điều trị, có thể ngăn chặn hoặc làm chậm lại tiến triển của tiền đái tháo đường trở thành bệnh tiểu đường/ĐTĐ type 2.

Đề kháng insu lin – nguyên nhân gây tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường type2

Insu lin là một hormone được sản xuất bởi các tế bào beta của tuyến tụy, có nhiệm vụ mở các kênh ở tế bào để điều chỉnh nồng độ glucose ở trong máu luôn luôn ở mức hằng định.

Khi các tế bào trở nên kém nhạy cảm với các tín hiệu của insu lin, tuyến tụy sẽ phải sản xuất ra nhiều insu lin hơn để tạo ra một “tiếng gõ” đủ lớn khiến tế bào “mở cửa”. Lúc này, nồng độ đường trong máu vẫn ở mức bình thường. Theo thời gian, sự đề kháng của các tế bào với insu lin vẫn tiếp tục tăng lên. Cho đến khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insu lin để vượt qua ngưỡng kháng cự này, nồng độ đường sẽ bắt đầu tăng cao trong máu. Ban đầu, nó chỉ xảy ra sau khi ăn, nhưng sau đó đường máu cao ngay cả khi bạn nhịn đói. Khi đường huyết lúc đói tăng ở mức từ 5,6 - 6,9 mmol/l được gọi là tình trạng tiền đái tháo đường. Nếu như lúc này, người bệnh không nhận thức được tiến triển của bệnh, không tích cực thay đổi lối sống thì chức năng của tế bào beta của đảo tuỵ tiếp tục suy giảm. Đường huyết tiếp tục tăng cao, đạt đến ngưỡng > 7mmol/l, nó sẽ trở thành bệnh đái tháo đường type 2. Nghiên cứu cho thấy hầu hết những người bị tiền đái tháo đường sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 trong vòng 10 năm, trừ khi họ thay đổi lối sống như thay đổi chế độ ăn, tăng cường vận động nhằm giảm tối thiểu 5-7% trọng lượng cơ thể. Bệnh tiểu đường chỉ là một trong những hậu quả phổ biến của đề kháng insu lin. Trên thực tế, nó còn có thể gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe, bao gồm cao huyết áp, bệnh tim, béo phì, cholesterol cao, ung thư vú và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Giảm đề kháng insu lin và phục hồi chức năng tuyến tụy bằng giải pháp hỗ trợ từ thảo dược là một trong những phương pháp giúp ngăn ngừa tiến triển thành đái tháo đường type 2. Để biết thêm thông tin giảm đề kháng insu lin, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0936 057 996 (Trong giờ hành chính).

Nguyên nhân dẫn tới đề kháng insu lin

Đề kháng insu lin có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó: thừa cân, béo phì và lối sống ít vận động đóng vai trò quyết định. Năng lượng dư thừa không được sử dụng hết sẽ được tích thành mỡ dưới da và tập trung chủ yếu ở vùng bụng, mông, đùi. Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn tới đề kháng insu lin.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mô mỡ ở bụng sản xuất ra hormone và một số chất khác có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ trong đó có đề kháng insu lin. Lớp mỡ tích lại quang vòng bụng càng nhiều thì càng tăng khả năng tương tác bất lợi với các tế bào miễn dịch và gây ra tình trạng viêm mãn tính kéo dài trong cơ thể. Tình trạng viêm mãn tính có thể diễn ra trong một thời rất dài, gây tổn hại cho cơ thể mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm này góp phần đáng kể vào sự phát triển đề kháng insu lin. Giảm cân có thể giúp giảm đề kháng insu lin, đồng thời ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường type 2.

Tăng đề kháng insu lin do thừa cân, béo phì, ít vận động

Tăng đề kháng insu lin do thừa cân, béo phì, ít vận động

Thiếu vận động có liên quan chặt chẽ tới tình trạng đề kháng insu lin. Glucose cung cấp năng lượng cho tất cả các mô trong cơ thể, nhưng cơ bắp cần sử dụng lượng glucose nhiều hơn so với các mô khác. Thông thường, khi cơ bắp hoạt động sẽ đốt cháy glucose dự trữ để tạo năng lượng, và lấy glucose từ máu đề bù lại vào nguồn dự trữ, nhờ đó glucose máu được cân bằng. Cơ bắp càng vận động nhiều thì glucose càng được sử dụng hiệu quả trong cơ thể. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy rằng cơ bắp nhạy cảm với insu lin hơn sau khi tập thể dục, giúp đảo ngược kháng insu lin và hạ thấp glucose máu. Tập thể dục giúp cơ bắp hấp thụ được nhiều glucose hơn mà không cần đến insu lin. Ngược lại, ít vận động tất yếu sẽ dẫn tới dư thừa glucose trong máu, kích thích cơ thể sản xuất nhiều insu lin hơn, cuối cùng dẫn tới tình trạng đề kháng insu lin.

hotline

Cùng với đó, tuổi tác, căng thẳng kéo dài, rối loạn giấc ngủ hay sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ cũng làm giảm sự nhạy cảm của các tế bào với insu lin và làm cho tình trạng này ngày càng tăng nặng.

Ai dễ mắc đề kháng insu lin?

Nếu bạn nằm trong những đối tượng sau, bạn sẽ có nguy cơ bị đề kháng insu lin cao hơn những người khác:

  • Tiền sử gia đình có mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Tăng huyết áp
  • Béo phì
  • Cholesterol máu cao
  • Từng có tiểu đường thai kỳ.
  • Bệnh tim
  • Vòng bụng to (khoảng trên 90cm ở phụ nữ và trên 100cm ở nam giới)

Làm thế nào để kiểm soát đề kháng insu lin?

Trước tiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định xem bạn có mắc tình trạng đề kháng insu lin hay không, bằng cách cho bạn làm xét nghiệm để đánh giá mức độ glucose và insu lin trong máu tại hai thời điểm, một lần sau khi nhịn ăn 12 giờ và một lần nữa vào lúc 2 giờ sau bữa ăn. Nếu những chỉ số này cho thấy bạn bị mắc đề kháng insu lin, bạn sẽ cần thực hiện một lối sống khoa học để đảo ngược lại quá trình này và phòng tránh mắc bệnh đái tháo thường type 2.

Giảm đề kháng insu lin với chế độ dinh dưỡng khoa học

Giảm đề kháng insu lin với chế độ dinh dưỡng khoa học

Để kiểm soát được tình trạng đề kháng insu lin, đầu tiên cần phải làm giảm nồng độ insu lin trong máu, sau đó cải thiện sự nhạy cảm của tế bào đối với insu lin. Điều này hoàn toàn có thể đạt được dễ dàng với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục. Một nghiên cứu được thực hiện ở Phần Lan cho thấy, những thay đổi trong chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp cải thiện sự đề kháng insu lin và giảm sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2 tới 58%. Những điều bạn nên thay đổi bao gồm:

- Để cân bằng lượng insu lin trong máu, trước tiên bạn hãy cắt giảm bớt các thực phẩm giàu carbonhydrat tinh chế (carbohydrate đã trải qua giai đoạn chế biến và làm sạch nhiều lần, bị mất đi chất xơ và giàu chất đường, chất béo) và những đồ ăn chế biến sẵn có hàm lượng đường, muối và mỡ cao (bánh mì, bánh ngọt, bánh rán, khoai tây chiên, mì, nước ngọt, kẹo ngọt...). Thay vào đó, nên duy trì một chế độ ăn uống bao gồm chủ yếu là các loại thịt nạc, chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, các loại đậu và trái cây tươi.

- Lên kế hoạch ăn đủ bữa và chia nhỏ các bữa ăn mỗi ngày, bao gồm 3 bữa ăn chính và hai bữa ăn nhẹ. Mỗi bữa ăn nên có một loại đạm từ thịt nạc và không quá 15 gram carbohydrate, dưới hình thức các loại trái cây và rau quả.

Chia sẻ bệnh nhân điều trị tiểu đường hiệu quả

- Bổ sung các loại axit béo thiết yếu hoặc chất béo lành mạnh có nhiều trong cá ngừ, cá hồi, cá dầu, trứng, bơ, và hạt lanh…

- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, điều này rất quan trọng để giúp cải thiện sự nhạy cảm của tế bào đối với insu lin và tăng tốc độ sử dụng glucose của các tế bào cơ bắp, từ đó làm giảm lượng đường trong máu.

- Hạn chế rượu bia, ngủ quá nhiều và ngừng hút thuốc. Cải thiện được tình trạng đề kháng insu lin không chỉ giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2, mà còn giúp cơ thể bạn làm việc đồng bộ và hiệu quả hơn, để bạn luôn cảm thấy khỏe mạnh, năng động và tràn đầy sức sống.

Xem thêm: 

Thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.

5 lời khuyên khi tập thể dục trong bệnh tiểu đường

Nguồn tham khảo: www.womentowomen.com http://www.medicinenet.com/ http://diabetes.niddk.nih.gov/

* Lưu ý: Tác dụng của các phương pháp đề cập trong bài viết có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể chất/ cơ địa/ tình trạng của mỗi người