Rất nhiều người tiểu đường than phiền về những rắc rối về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay thức giấc giữa đêm hoặc ngủ quá nhiều. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, với bệnh nhân tiểu đường thì giấc ngủ cũng quan trọng nhưng chế độ ăn uống vậy. Khi gặp vấn đề về giấc ngủ, người bệnh thường ở trong trạng thái mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh tiểu đường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” với sự phát triển âm thầm của các biến chứng khi đường huyết tăng cao kéo dài, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh. Các nhà khoa học đã phát hiện được nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường là sự đề kháng hormon chuyển hóa đường, từ đó tìm ra nhiều phương pháp điều trị tiểu đường để đánh trúng vào cơ chế gây bệnh, từ đó kiểm soát tốt đường huyết, kéo dài sự sống và giảm gánh nặng cho bản thân người bệnh cũng như gia đình của họ.
Chế độ ăn cho người tiểu đường có vai trò rất quan trọng, bởi những gì người bệnh ăn vào sẽ tạo nên mức đường huyết của họ. Trong chế độ ăn cần đầy đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: tinh bột, chất xơ, chất béo và muối, vậy vai trò của những nhóm chất này với người bệnh tiểu đường ra sao? Và chúng có trong những loại thực phẩm nào?
Khoảng 80% người bệnh tiểu đường mắc rối loạn mỡ máu (rối loạn lipd máu), bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn bị mỡ máu cao khi mắc tiểu đường. Rối loạn mỡ máu đóng vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh tiểu đường và nguy cơ mắc biến chứng trên tim mạch.
Sử dụng máy đo đường huyết tại nhà giúp cho việc chăm sóc người bệnh tiểu đường trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Bởi với người bệnh tiểu đường thì việc kiểm tra đường huyết hàng ngày là rất cần thiết, giúp bác sỹ và bản thân người bệnh có thể xác định được: hiệu quả điều trị của thuốc, nguy cơ đường huyết cao hoặc thấp, chế độ ăn uống và tập luyện tác động như thế nào đến đường huyết của bạn, từ đó, có cơ sở để điều chỉnh lại phương pháp điều trị cho phù hợp.
Triệu chứng bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu hoặc giữa đôi khi khá mơ hồ và thường bị bỏ qua. Điều này khiến cho đến 25% người bệnh tiểu đường type 2 không phát hiện mình mắc bệnh. Kiểm soát tốt đường huyết ngay từ giai đoạn đầu giúp n.găn n.gừa tối đa nguy cơ mắc phải các biến chứng tiểu đường trên mắt, thận, thần kinh, tim mạch,… Để làm được điều này, hãy nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường.
Hầu hết các biến chứng do Đái tháo đường (ĐTĐ) đều để lại tổn thương và nhiều người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong, tàn phế như: nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, mù lòa do bong võng mạc, suy thận, cắt cụt chi… Duy có một biến chứng không nguy hiểm đến tính mạng, không đau đớn về thể xác nhưng lại gây những sang chấn về mặt tinh thần, làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đó là biến chứng rối loạn cương (RLC) do ĐTĐ ở nam giới.
Khoảng 65% người bệnh tiểu đường tử vong vì bệnh tim hoặc do đột quỵ, người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi bình thường. Nếu không hành động ngay hôm nay, có thể bạn sẽ nằm trong con số 65% đó.