Bệnh tiểu đường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” với sự phát triển âm thầm của các biến chứng khi đường huyết tăng cao kéo dài, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh. Các nhà khoa học đã phát hiện được nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường là sự đề kháng hormon chuyển hóa đường, từ đó tìm ra nhiều phương pháp điều trị tiểu đường để đánh trúng vào cơ chế gây bệnh, từ đó kiểm soát tốt đường huyết, kéo dài sự sống và giảm gánh nặng cho bản thân người bệnh cũng như gia đình của họ.
Insulin là hormon chuyển hóa đường, được sản sinh ra từ các tế bào beta đảo tụy - cơ quan nằm phía sau dạ dày. Insulin đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, là hormon giúp cơ thể hấp thu glucose và sử dụng nó để tạo ra năng lượng.
Khi mức đường huyết tăng lên sau bữa ăn, tuyến tụy sẽ giải phóng insulin vào máu. Và nhờ sự có mặt của insulin thì glucose mới có thể đi vào được tế bào để tạo ra năng lượng cho tế bào hoạt động. Vai trò quan trọng của insulin trong việc điều hòa đường huyết:
Ở người khỏe mạnh, nhờ hoạt động bình thường của insulin sẽ giữ mức glucose trong máu ở ngưỡng bình thường.
Khi cơ thể đề kháng insulin, các tế bào trong cơ thể trở nên không đáp ứng hoặc kém đáp ứng với insulin, từ đó glucose không thể đi được vào tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vì thế, cơ thể cần lượng insulin cao hơn, các tế bào beta tuyến tụy sẽ có gắng kịp đáp ứng như cần của cơ thể bằng cách sản xuất nhiều insulin hơn.
Theo thời gian, tình trạng đề kháng insulin vẫn tiếp tục thì các tế bào beta không thể theo kịp được nhu cần insulin của cơ thể. Khi không đủ insulin đường huyết tăng cao dẫn đến tiền tiểu đường, bệnh tiểu đường tuýp 2 và nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm.
Insulin là hormon chuyển hóa đường được sản xuất ở tế bào beta tuyến tụy
Mặc dù, nguyên nhân chính xác của sự đề kháng insulin không được hiểu hoàn toàn, tuy nhiên, một số nguyên nhân sau đây có thể gây nên sự đề kháng insulin:
Người béo phì đặc biệt là béo bụng có nguy cơ cao bị đề kháng insulin và một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như: cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy việc giảm cân có thể làm giảm sự đề kháng insulin và ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của đái tháo đường tuýp 2
Thông thường, các cơ đang hoạt động đốt glucose lưu trữ để lấy năng lượng và nạp lại lượng dự trữ với lượng glucose lấy từ máu, giữ cho cân bằng lượng đường trong máu.
Các nghiên cứu cho thấy sau khi tập thể dục, cơ trở nên nhạy cảm hơn với insulin, làm đảo lộn sự đề kháng insulin và làm giảm mức đường huyết. Tập thể dục cũng giúp cơ bắp hấp thụ nhiều glucose mà không cần quá phụ thuộc vào insulin
Một số nguyên nhân khác gây đề kháng insulin có thể bao gồm: các yếu tố dân tộc, hormone hoặc một số loại thuốc như steroid, tuổi già, gặp vấn đề về giấc ngủ,…
Tpcn Hộ Tạng Đường – giải pháp từ thảo dược giúp giảm và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng sớm của tiểu đường. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0962326300 (trong giờ hành chính)
Sự đề kháng Insulin làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường. Tiền tiểu đường thường xảy ra ở những người đã có sự đề kháng insulin, lúc này các tế bào beta không còn sản xuất đủ nhu cầu insulin cần thiết cho cơ thể, từ đó làm nồng độ đường trong máu tăng cao.
Đề kháng insulin không phải lúc nào cũng dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng đây là tiền đề gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết những người tiền tiểu đường sẽ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 10 năm nếu có lối sống kém lành mạnh.
Tình trạng đề kháng insulin và tiền tiểu đường thường không có triệu chứng, thậm chí có thể tiến triển trong nhiều năm mà người bệnh không hề hay biết. Ngay cả khi không có triệu chứng những đối tượng có nguy cơ cao nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để phát hiện bệnh sớm:
Nếu kết quả xét nghiệm là bình thường thì cũng cần phải làm lại xét nghiệm ít nhất 3 năm một lần. Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm quan trọng để giúp chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường và giai đoạn tiền tiểu đường.
Xét nghiệm đơn giản nhất để phát hiện tình trạng đề kháng insulin và tiền tiểu đường là xét nghiệm đường huyết
- Kiểm tra đường huyết lúc đói
- Kiểm tra chỉ số HbA1c
- Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống.
Bảng 1: Giá trị đường huyết ở từng giai đoạn.
HbA1c (%) |
Đường huyết lúc đói (mg/dl) |
Đường huyết sau 1h làm thử nghiệm dung nạp glucose đường uống |
|
Tiểu đường |
≥ 6.5 |
≥ 126 |
≥ 200 |
Tiền tiểu đường |
5.7 – 6.4 |
100 – 125 |
140 - 199 |
Bình thường |
Khoảng 5 |
≤ 99 |
≤ 139 |
Bằng cách giảm cân và vận động cơ thể nhiều hơn, mọi người có thể đảo ngược sức đề kháng insulin và tiền tiểu đường, do đó ngăn ngừa hoặc trì hoãn đái tháo đường tuýp 2. Mọi người có thể giảm nguy cơ của họ bằng cách: chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, tăng hoạt động thể chất, không hút thuốc lá, dùng thuốc hạ đường huyết.
Duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, giảm cân từ từ thông qua thói quen ăn uống lành mạnh giúp bạn giảm tình trạng đề kháng insulin và nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Hoạt động thể chất thường xuyên giải quyết một số yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường cùng một lúc, bao gồm:
- Giảm cân
- Kiểm soát mức đường huyết ở ngưỡng cho phép
- Kiểm soát huyết áp
- Kiểm soát mức cholesterol trong máu
Những người có nguy cơ mắc tiểu đường hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Có rất nhiều bài tập phù hợp với nhiều lứa tuổi mà bạn có thể áp dụng như: đi bộ nhanh, leo cầu thang, bơi lội, khiêu vũ, chạy bộ hoặc các bài tập tăng cường hoạt động của cơ.
Chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên giúp giảm đề kháng insulin
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và đang hút thuốc lá hãy bỏ thuốc.
Thuốc metformin được khuyến cáo dùng để điều trị cho một số cá nhân có nguy cơ cao bị đái tháo đường tuýp 2. Thuốc metformin tỏ ra có hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa hoặc trì hoãn tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2 ở những người trẻ tuổi và là thuốc đầu tay trong điều trị tiểu đường tuýp 2.
Thông thường, metformin được khuyên dùng cho những người dưới 60 tuổi và có các yếu tố nguy cơ:
- Đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn cao ở ngưỡng tiền tiểu đường
- HbA1c trên 6%
- Cholesterol HDL thấp, tăng triglycerides
- Người có cha, mẹ hoặc anh, chị em ruột mắc bệnh tiểu đường
- Chỉ số BMI ≥ 35
Tuy nhiên, người bệnh không được phép tự ý dùng thuốc mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ điều trị.
Có thể thấy sự đề kháng insulin và tiền tiểu đường diễn ra âm thầm trong nhiều năm và gây tổn thương nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, vì thế có đến 50% người bệnh mắc biến chứng tiểu đường ngay ở thời điểm chẩn đoán bệnh. Bên cạnh việc kiểm soát đường huyết, thì việc phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường là hết sức quan trọng. Đứng trước nhu cầu tất yếu đó, sự ra đời của sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường là một sự lựa chọn phù hợp cho nhiều người bệnh.
Các thành phần trong Tpcn Hộ Tạng Đường như Mạch môn, Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Acid Alpha Lipoic không chỉ tạo ra mạng lưới chất chống OXH dày đặc để dọn dẹp các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa, phòng ngừa biến chứng sớm do đường huyết tăng cao; ngăn ngừa đề kháng insulin, tăng cường chức năng tuyến tụy, từ đó làm giảm và ổn định đường huyết bền vững.
Xem thêm:
- Thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.
- 5 lời khuyên khi tập thể dục trong bệnh tiểu đường
Tham khảo: https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes/prediabetes-insulin-resistance