Máy đo đường huyết và những lưu ý quan trọng khi sử dụng

Sử dụng máy đo đường huyết tại nhà giúp cho việc chăm sóc người bệnh tiểu đường trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Bởi với người bệnh tiểu đường thì việc kiểm tra đường huyết hàng ngày là rất cần thiết, giúp bác sỹ và bản thân người bệnh có thể xác định được: hiệu quả điều trị của thuốc, nguy cơ đường huyết cao hoặc thấp, chế độ ăn uống và tập luyện tác động như thế nào đến đường huyết của bạn, từ đó, có cơ sở để điều chỉnh lại phương pháp điều trị cho phù hợp.

Chuẩn bị trước khi đo đường huyết bằng máy

Bạn cần chuẩn bị một máy đo đường huyết và que thử

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại máy đo đường huyết với nhiều nhãn hiệu khác nhau, giá thành khác nhau. Người bệnh tiểu đường có thể dễ dàng mua được máy ở nhà thuốc hoặc cửa hàng thiết bị y tế tùy theo túi tiền của mình. Khi mua máy đo đường huyết, hầu hết các bộ dụng cụ sẽ có đầy đủ gồm: kim lấy máu, que thử, bút lấy máu, máy đo để đọc kết quả.

Khi lựa chọn mua thiết bị nên lựa chọn mua những thương hiệu có uy tín, hàng chính hãng và có chính sách bảo hành rõ ràng. Nên mua ở những đại lý phân phối chính thức có phiếu bảo hành để được hỗ trợ thông tin và xử lý kịp thời khi máy có sự cố.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm máy trước khi sử dụng

Trước khi tiến hành đo đường huyết bằng máy đo bạn mới mua thì cần phải làm quen với tất cả chức năng của máy, cách sử dụng, cần bao nhiêu máu, nơi đặt que thử, nơi đọc kết quả. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với bác sỹ hoặc nơi bán để được hướng dẫn cụ thể.

Nên lựa chọn những loại máy đo đường huyết thương hiệu uy tín

Nên lựa chọn những loại máy đo đường huyết thương hiệu uy tín

TPCN Hộ Tạng Đường – giải pháp từ thiên nhiên giúp ổn định đường huyết, cải thiện và phòng ngừa biến chứng trên da, mắt, thận, thần kinh, tim mạch do tiểu đường. hãy gọi số 0962 326 300 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ.

Kiểm tra chất lượng của que thử và máy đo đường huyết

Với mỗi lọ que thử đường huyết, bạn có thể ngẫu nhiên lựa chọn một vài que để kiểm tra xem chúng có đảm bảo chất lượng hay không, bằng cách lắp que thử vào nơi đặt que thử trên máy đo đường huyết, sau đó nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch thử mẫu lên que thử và so sánh kết quả đọc được với kết quả quy chuẩn ghi trên nhãn của nhà sản xuất. Nếu kết quả đo không đúng với kết quả quy chuẩn thì bạn cần báo lại với nơi mua hàng đề nghị bảo hành hoặc đổi trả.

Bên cạnh đó khi lựa chọn que thử bạn cũng cần chú ý lựa chọn những loại có điều kiện bảo quản phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Thông thường que thử có điều kiện bảo quản từ 2 - 32 độ.

5 bước quan trọng khi sử dụng máy đo đường huyết

Rửa tay sạch trước khi lấy máu

Rửa tay sạch bằng xà phòng. Lau tay thật khô, chuẩn bị một miếng gạc sạch tẩm cồn để sát trùng vị trí lấy máu (thông thường ở đầu ngón tay).

Lắp ráp thiết bị

Lấy một que thử đặt vào khe lắp que thử trên máy đo, đảm bảo lắp vừa khít vào khe trên máy. Chèn kim lấy máu vào bút lấy máu.

Những loại máy đo đường huyết khác nhau sẽ hiển thị khác nhau khi bạn lắp que thử vào máy. Thông thường khi lắp que thử vào máy, máy sẽ được khởi động.

Chờ cho máy khởi động và để ở chế độ sẵn sàng

Khi màn hình hiển thị trên máy hiện ra biểu tượng giống như giọt chất lỏng hoặc lời nhắc đưa mẫu máu lên que thử (máy ở chế độ sẵn sàng).

Lấy máu bằng kim lấy máu

Thả lỏng tay, lắc bàn tay hoặc xoa bóp nhẹ nhàng để máu lưu thông xuống ngón tay tốt hơn. Sát trùng vị trí cần lấy máu bằng miếng gạc hoặc bông tẩm cồn, để cồn bay hơi hết, tay thật khô mới lấy máu.

Xoay nắp bút lấy máu, tùy chỉnh độ nông sâu của kim phù hợp với da của bạn. Bấm nắp bút vào đầu ngón tay để lấy máu.

Nặn ép ngón tay tạo thành giọt nhỏ, đưa giọt máu lên que thử. Giữ giọt máu chạm vào đầu que thử đúng vị trí quy định, tránh để da ngón tay chạm lên que thử vì có thể khiến kết quả đo không chính xác.

Dùng bông hoặc gạc đè vào vết thương để cầm máu.

 Khi đưa giọt máu lên que thử đường huyết cần tránh để đầu ngón tay chạm vào bề mặt que

Khi đưa giọt máu lên que thử đường huyết cần tránh để đầu ngón tay chạm vào bề mặt que

5. Chờ và đọc kết quả hiện trên màn hình của máy.

Sau khi nhỏ máu vào que thử, máy đo đường huyết cần thời gian khoảng vài giây trước khi hiện kết quả đo. Các máy đo thế hệ mới chỉ cần thời gian khoảng 5 giây trong khi các phiên bản cũ cần 10 – 30 giây. Khi hiện kết quả máy sẽ phát ra âm thanh như tiếng pip để báo cho bạn biết.

Kết quả đo sẽ hiển thị lên màn hình số của máy đo đường huyết. Kết quả mỗi lần đo sẽ khác nhau tùy thuộc vào thời gian đo trong ngày, chế độ ăn và dùng thuốc của bạn trong thời gian gần đây. Giá trị đường huyết sẽ khác nhau ở mỗi người và để xác định ngưỡng đường huyết mục tiêu của bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị.

Đơn vị trên máy đo có thể là mmol/l hoặc mg/dl.

Những lưu ý và thắc mắc khi sử dụng máy đo đường huyết

Thời điểm đo đường huyết thích hợp

Người bệnh tiểu đường cần lên kế hoạch đo và theo dõi đường huyết thường xuyên mỗi ngày, tạo thành một thói quen tốt. Thời điểm đo đường huyết thường là: khi mới thức dậy (đường huyết lúc đói), trước khi ăn, khoảng 2h sau ăn và trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi dùng máy đo và bảo quản

  • Bảo quản máy và que thử ở nhiệt độ bảo quản theo quy định của nhà sản xuất
  • Khi lấy que thử ra khỏi hộp đựng que thử cần nhanh chóng đóng nắp hộp lại để tránh lẫn không khí và tạp chất vào hộp.
  • Sau khi lấy máu cần vứt bỏ kim chích máu, que thử vào thùng rác, không dùng chung kim với người khác để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm trùng.
  • Làm gì khi máy thông báo lỗi? Cần xem lại hướng dẫn sử dụng máy để xử trí. Trường hợp không thể tự xử lý được bạn cần thông báo với đại lý hoặc nhà sản xuất.
  • Có nên lau giọt máu đầu tiên trước khi đưa máu vào que thử? Nếu rửa tay kỹ, sát trùng bằng cồn thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng giọt máu đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn không rửa tay kỹ thì nên bỏ giọt máu đầu tiên, lau sạch tay bằng cồn và dùng giọt máu thứ hai.
  • Ngón tay nào tốt nhất để lấy máu: bạn có thể lấy máu ở tất cả những ngón tay nào, tùy theo tư thế thuận của bạn.

Nếu đọc kỹ những hướng dẫn trên đây, người bệnh tiểu đường sẽ biết cách sử dụng máy đo đường huyết để có được kết quả chính xác nhất, từ đó lên kế hoạch điều trị nhằm kiểm soát đường huyết và phòng tránh các biến chứng tiểu đường ngay từ sớm.

Xem thêm:

Tham khảo:

http://www.wikihow.com/Use-a-Glucometer

https://www.fda.gov/MedicalDevices/ProductsandMedicalProcedures/InVitroDiagnostics/GlucoseTestingDevices/default.html