Rối loạn mỡ máu ở người bệnh tiểu đường

Khoảng 80% người bệnh tiểu đường mắc rối loạn mỡ máu (rối loạn lipd máu), bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn bị mỡ máu cao khi mắc tiểu đường. Rối loạn mỡ máu đóng vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh tiểu đường và nguy cơ mắc biến chứng trên tim mạch.

Rối loạn mỡ máu ở người bệnh tiểu đường là gì?

Rối loạn mỡ máu ở người tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường cao gấp 2 – 4 lần so với bình thường.

Rối loạn mỡ máu ở người bệnh tiểu đường được biểu hiện thông qua việc gia tăng các chất béo xấu gồm: Triglycerid, LDL – cholesterol, VLDL – cholesterol, giảm chất béo tốt HDL – cholesterol.

Các chất béo xấu trong máu tăng cao lâu dần sẽ lắng đọng trong lòng mạch, hình thành nên các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch bị hẹp dần, mạch máu trở nên xơ cứng, ảnh hưởng lớn đến sự lưu thông máu. Trường hợp nếu mảng xơ vữa lớn có thể gây tắc nghẽn mạch máu, hoặc nứt vỡ, hình thành cục máu đông, cục máu đông di chuyển vào hệ tuần hoàn và gây tắc nghẽn các vị trí khác như động mạch nuôi tim (mạch vành), tim không được cung cấp đủ máu để hoạt động, từ đó làm xuất hiện những cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim,thậm chí đột tử. Nếu mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn có thể dẫn đến đột quỵ, hôn mê, liệt nửa người. Hoặc động mạch cung cấp máu cho các chi bị tắc nghẽn, máu không xuống được các chi cung cấp oxy và dưỡng chất có thể gây hoại tử chi,…

Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở người tiểu đường

Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở người tiểu đường

TPCN Hộ Tạng Đường – giải pháp tự nhiên giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh,…Hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0962 326 300 trong giờ hành chính để được tư vấn cụ thể.

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu ở người tiểu đường

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn mỡ máu ở người tiểu đường. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

Bệnh tiểu đường tuýp 2 kiểm soát kém: Đường huyết tăng cao có thể là nguyên nhân làm tăng mỡ máu. Insulin là hormon do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển glucose thành glycogen và được dự trữ trong gan. Khi glycogen trong gan quá bão hòa, thì lượng glucose trong cơ thể sẽ được sử dụng để chuyển hóa thành chất béo trong máu và tích tụ trong các tế bào mỡ của cơ thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm tăng mỡ máu.

Ăn nhiều chất béo: Triglyceride được sử dụng làm nguồn năng lượng nhanh giữa các bữa ăn. Khi bạn ăn nhiều chất béo, lượng chất béo dư thừa mà cơ thể không tiêu thụ hết sẽ được lưu trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ tại các mô của cơ quan nội tạng.

Các thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là những chất béo bão hòa và chất béo trans (thịt chế biến - xúc xích, thịt xông khói, thực phẩm chiên xào,…) làm tăng mỡ máu.

Chế độ ăn uống nhiều chất bột đường: Khi ăn chất bột đường, Glucose được hấp thụ qua đường ruột vào máu. Ở người bệnh tiểu đường kiểm soát kém, glucose dư thừa có thể được sử dụng để tạo ra triglycerides, làm lipid máu tăng cao.

Đặc biệt là những loại thực phẩm chứa đường tinh chế như bánh kẹo ngọt, gạo trắng, bột mỳ trắng, bánh mỳ trắng,…càng là tăng đường huyết nhanh chóng.

Béo phì: Không phải lúc nào béo phì, thừa cân cũng làm cho lipid máu tăng cao nhưng có sự tương quan nhất định giữa béo phì và tăng triglycerid máu. Đặc biệt ở những người có vòng eo vượt quá ngưỡng giới hạn và chỉ số khối cơ thể BMI cao.

Sự đề kháng Insulin: Đề kháng Insulin xảy ra khi cơ thể bạn không đáp ứng tốt với Insulin - kết quả là glucose không thể đi vào tế bào để tạo năng lượng mà thay vào đó là lưu thông trong máu và có thể chuyển hóa một phần thành chất béo. Đây cũng là nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao, kéo theo rối loạn chuyển hóa chất béo, tăng lipid máu và nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.

Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy rối loạn lipid máu do các yếu tố di truyền liên quan làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuyp 2, đặc biệt là ở những người có người thân bị bệnh tiểu đường.

Thuốc: Một số loại thuốc, như thuốc ngừa thai, estrogen, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, steroid, retinoid, chất ức chế protease,… có thể làm tăng mức triglyceride. Nếu bạn đang dùng một hoặc nhiều loại thuốc này, hãy trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn điều trị phù hợp. Không được tự ý ngừng sử dụng các loại thuốc này nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.

Lối sống kém lành mạnh: ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.

Làm thế nào để hạn chế rối loạn mỡ máu ở người tiểu đường

Nếu bạn bị tiểu đường, ngoài việc dùng thuốc đầy đủ, bạn nên thực hiện những điều sau đây để tránh nguy cơ rối loạn lipid máu:

  • Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh có ít carbohydrate, đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển vị, nên ăn đủ lượng chất béo có lợi cho sức khỏe từ các thực phẩm như cá, các loại hạt, bơ, dầu ô liu,…
  • Giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng (chỉ số BMI khoảng 18.5-22.9 kg/m2). Giảm vòng bụng

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu ở người tiểu đường

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu ở người tiểu đường

− Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia

− Kiểm soát tốt đường huyết (HbA1c

− Kiểm soát tốt chỉ số lipid máu ở người bệnh tiểu đường ở ngưỡng giới hạn cho phép:

  • Cholesterol toàn phần < 5,17mmol/L (200mg/dL), Triglyceride  < 1,7mmol/L (150mg/dL)
  • HDL – Cholesterol > 1mmol/L (40mg/dL - Nam), > 1,3mmol/L (50mg/dL - Nữ)
  • LDL - Cholesterol < 2,6mmol/L (100mg/dL) và < 1,8mmol/L (70mg/dL) nếu có bệnh mạch vành.

− Dùng thuốc hạ mỡ máu như (nhóm statin, fibrat…) theo chỉ định của bác sỹ.

− Thăm khám sức khỏe định kỳ: Tất cả người bệnh tiểu đường tuyp 2 tại thời điểm mới chẩn đoán nên làm xét nghiệm mỡ máu để tầm soát nguy cơ tăng cholesterol máu và có biện pháp điều trị kịp thời.

Rối loạn mỡ máu ở người bệnh tiểu đường rất thường gặp và gây nhiều rủi ro cho sức khỏe. Bởi vậy, người bệnh tiểu đường cần sớm có biện pháp tích cực kiểm soát mỡ máu bằng cách như thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, dùng thuốc,…để góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng của bệnh tiểu đường, cải thiện chất lượng cuộc sống và gánh nặng bệnh tật cho người bệnh.

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tiểu đường:

Xem thêm: Hộ Tạng Đường có tốt không?

Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu? Bán ở đâu chính hãng, giá tốt?

Tham khảo:

http://www.bvndgiadinh.org.vn

https://www.verywell.com/what-causes-high-triglycerides-in-diabetes-1087722