4 điều không nên bỏ qua khi xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

Chế độ ăn cho người tiểu đường có vai trò rất quan trọng, bởi những gì người bệnh ăn vào sẽ tạo nên mức đường huyết của họ. Trong chế độ ăn cần đầy đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: tinh bột, chất xơ, chất béo và muối, vậy vai trò của những nhóm chất này với người bệnh tiểu đường ra sao? Và chúng có trong những loại thực phẩm nào?

Carbohydrat rất quan trọng trong chế độ ăn cho người tiểu đường

Tinh bột là nguồn thực phẩm cung cấp khá nhiều nhiên liệu cho các cơ quan hoạt động. Cơ thể bạn lấy nguyên liệu từ các nguồn carbohydrat như:

  • Trái cây
  • Gạo, bánh mỳ, mì ống, ngũ cốc
  • Các loại rau củ như khoai tây, ngô, đậu.

Ngoài ra, còn một số loại carbohydrat đơn giản như đường mía, đường sữa,… tuy nhiên những loại carbohydrat này không tốt cho sức khỏe của người tiểu đường vì chúng làm tăng đường huyết nhanh chóng. Tốt nhất người tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa carbohydrat phức tập trong đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt,… bởi lẽ các carbohydrat phức tạp cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa vì vậy, nên không làm tăng đường huyết quá cao sau ăn.

Carbohydrat phức tạp nên có mặt trong chế độ ăn cho người tiểu đường

Carbohydrat phức tạp nên có mặt trong chế độ ăn cho người tiểu đường

Chất xơ rất cần thiết trong chế độ ăn cho người tiểu đường

Bạn nhận được chất xơ từ các trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu,… Chất xơ trong thực phẩm giúp tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Những người ăn nhiều chất xơ thường ít bị mắc các bệnh về tim mạch như huyết áp cao, bệnh mạch vành,… Những loại thực phẩm giàu chất xơ nên có mặt trong chế độ ăn kiêng lành mạnh cho người tiểu đường gồm:

  • Trái cây tươi và rau xanh
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Gạo lức
  • Các loại đậu

Nguồn chất xơ tốt nhất nên bổ sung từ thực phẩm nhưng nếu bạn không ăn đủ chất xơ từ thực phẩm bạn có thể lựa chọn những nguồn bổ sung khác từ những sản phẩm dinh dưỡng khác, lưu ý chọn sản phẩm ít đường.

Hạn chế chất béo xấu trong chế độ ăn cho người tiểu đường

Chất béo rất cần thiết cho cơ thể, chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc cấu trúc nên các thành phần của tế bào, một số loại hormon và giúp cơ thể chuyển hóa, hấp thu các vitamin tan trong dầu,… Nhưng với người tiểu đường lại có sự rối loạn chuyển hóa chất béo, nên cần chọn lọc nghiêm ngặt loại chất này, nhằm tăng chất béo tốt và giảm chất béo xấu.

Bệnh tiểu đường theo thời gian sẽ kéo theo nhiều rối loạn chuyển hóa, một trong số đó là rối loạn chuyển hóa chất béo, tạo điều kiện sinh racác biến chứng trên tim mạch. Bởi vậy, người tiểu đường nên hạn chế những chất béo xấu như: chất béo bão hòa và chất béo trans trong các loại thực phẩm như: phô mai, thịt bò, sữa béo, nội tạng động vật,… Nên lựa chọn những nguồn chất béo lành mạnh trong các loại thực phẩm như: dầu thực vật, quả bơ, các loại hạt, cá,…

Đối với một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn nên :

  • Chọn thịt nạc thay vì các loại thịt mỡ
  • Hạn chế đồ ăn chiên rán, thay vào đó bạn có thể lựa chọn những cách chế biến như: luộc, hấp, nướng,…
  • Chọn loại thực phẩm làm từ sữa ít béo như sữa chua, sữa tách béo,…
  • Nấu ăn bằng bơ thực vật hoặc dầu thực vật thay vì mỡ động vật

Chế độ ăn cho người tiểu đường nên có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng

Chế độ ăn cho người tiểu đường nên có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng

Giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và cao huyết áp và chế độ ăn nhiều muốn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Bí quyết giúp bạn giảm lượng muối trong chế độ ăn gồm:

  • Nên chọn những thức ăn tươi sống, tránh những loại thức ăn đã qua chế biến, thực phẩm đóng hộp như: cá hộp, thịt hộp, rau củ muối chua,…
  • Luôn kiểm tra hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm đóng hộp. Thông thường nên chọn những loại thực phẩm chứa ít hơn 600 mg natri trên nhãn.
  • Tránh lạm dụng những nước sốt như nước sốt cà chua, mù tạt, nước xốt salad và nước sốt đóng hộp khác.
  • Khi sử dụng thực phẩm đông lạnh nên rửa lại bằng nước và để ráo hẳn nước rồi mới chế biến.
  • Bột ngọt cũng là loại gia vị không tốt cho sức khỏe vì vậy tốt nhất không nên sử dụng loại gia vị này.
  • Giảm lượng muối khi chế biến món ăn, thay vào đó bạn có thể sử dụng các loại gia vị như chanh, tiêu, tỏi hoặc các thảo mộc tự nhiên để làm tăng hương vị cho món ăn.

Sống với bệnh tiểu đường không hề khó, bạn hoàn toàn kiểm soát tốt đường huyết, tránh các biến chứng tiểu đường nếu bạn dùng đầy đủ thuốc của bác sỹ, kết hợp tập luyện thể dục hàng ngày và đặc biệt là áp dụng chế độ ăn cho người tiểu đường như hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng trên đây.

Tham khảo: http://www.webmd.com/diabetes/type-2-diabetes-guide/eating-right#1