Bơ là một loại trái cây rất nổi tiếng trong miền Nam nhờ mùi vị thơm ngon, dễ chế biến. Trái bơ cũng mang lại rất nhiều công dụng trong việc cung cấp chất béo có lợi, giúp đẹp da, dễ tiêu hóa… Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, trái bơ rất có lợi cho người bệnh tiểu đường.
Kể từ khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, người bệnh buộc phải thay đổi nghiêm ngặt trong lối sống, tăng cường luyện tập cũng như lựa chọn sử dụng những thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa… và bơ là một trong những loại trái cây mang lại tác dụng tuyệt vời này.
Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo bơ là một nguồn chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, chứa tới 13gram axit béo oleic (omega 9) trong mỗi cốc bơ.
Omega 9 được đặc biệt khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường, giúp làm giảm nồng độ LDL - c (chất béo có hại) mà không làm giảm HDL - c (chất béo có lợi) và giảm triglyceride. Nhờ vậy, mà chúng giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của biến chứng tim mạch do tiểu đường.
Bổ sung chất béo không bão hòa đơn vào chế độ ăn còn giúp cải thiện chỉ số glucose và giúp quá trình sử dụng insulin hiệu quả hơn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dầu bơ khi nấu ăn để bổ sung các chất béo này.
Bơ bổ sung nguồn chất béo tốt cho người tiểu đường
Bạn cũng có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường - Giải pháp hỗ trợ trị tiểu đường, ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng có nguồn gốc từ Đông dược. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0962 326 300 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.
Vitamin C rất quan trọng đối với bệnh tiểu đường vì nó giúp bảo vệ thành mạch máu, đặc biệt các vi mạch (mạch máu nhỏ) dễ bị tổn thương trong bệnh tiểu đường. Đồng thời vitamin C còn giúp chữa lành vết thương và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Vitamin C cũng làm giảm nồng độ đường sorbitol trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Việc tích tụ sorbitol trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ tổn thương hệ thần kinh. Vì vậy, việc kiểm soát nồng độ đường sorbitol trong máu ở người bệnh tiểu đường rất cần thiết.
Các biến chứng tiểu đường sinh ra từ quá trình stress oxy hóa trong cơ thể. Sử dụng chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin C có thể giúp giảm stress oxy hóa, từ đó phòng ngừa nguy cơ biến chứng trên tim mạch, thần kinh và nhiều bộ phận khác.
Trái bơ là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời cho cơ thể, mà không làm tăng chỉ số đường huyết như một số loại thực phẩm khác (chẳng hạn chuối). Điều này đặc biệt tốt cho chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường.
Kali cần thiết cho việc duy trì một hệ thống tim mạch khỏe mạnh và giữ huyết áp ổn định - hai vấn đề rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Tuyến tụy cần các loại thực phẩm giàu kali để hoạt động tốt nhất và các khoáng chất cũng tham gia vào quá trình sản xuất insulin.
Trái bơ rất giàu vitamin E - một chất chống oxy hóa tuyệt vời để trung hòa các gốc tự do, đặc biệt là trong các động mạch.
Vitamin E cũng có thể bảo vệ dây thần kinh khỏi bị hư hại trong bệnh tiểu đường type 2. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin E đã cải thiện được quá trình dẫn truyền thần kinh trong bệnh lý thần kinh ngoại vi do tiểu đường.
Người tiểu đường có thể chế biến bơ thành sinh tố để sử dụng
Cùng với các chất béo không bão hòa đơn, vitamin C, kali và vitamin E, bơ cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Trái bơ có chứa hầu hết các vitamin B, bao gồm thiamine, niacin, riboflavin, pyridoxine và folate.
Nồng độ trong huyết tương của thiamin (B1) thấp hơn ở những bệnh nhân tiểu đường và thiếu hụt này có liên quan đến một loạt các biến chứng thận và mạch máu.
Bệnh nhân tiểu đường cũng thường thiếu hụt Riboflavin (B2), nhất là trẻ em. Riboflavin rất cần thiết cho chức năng tế bào và sự trao đổi chất bình thường của các carbohydrate, protein và chất béo.
Vitamin B6 (pyridoxine) là một vitamin B rất quan trọng, giúp bình thường hóa nồng độ đường trong máu. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có liên quan đến stress oxy hóa cao và các bệnh chuyển hóa như tiểu đường.
Các niacin (B3) trong quả bơ có thể giúp làm giảm mức độ LDL - c và triglycerides. Trong khi folate (B9) có thể giúp cải thiện bệnh thần kinh tiểu đường và cần thiết cho hệ thống tim mạch khỏe mạnh.
Cuối cùng, trái bơ cũng cung cấp nguồn chất xơ rất tốt, giúp làm chậm hấp thu đường, chất béo sau ăn nên giúp ổn định lượng đường trong máu.
Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp bạn có lý do chính đáng để bổ sung bơ vào thực đơn dinh dưỡng của mình, cho dù bạn đang đối phó với bệnh tiểu đường, hay đơn giản muốn nhận được nhiều hơn các dưỡng chất từ quả bơ, giúp phòng ngừa nguy cơ tiểu đường!
Theo nguồn: http://superfoodprofiles.com/avocado-diabetes