Tinh bột kháng đường có trong các loại hạt đậu, ngũ cốc, khoai tây, quả xanh… giúp giảm đề kháng insulin, kiểm soát đường huyết, phòng tránh tiểu đường.
Tinh bột là một loại carbohydrat có nhiều trong hạt ngũ cốc, khoai tây và nhiều loại thực phẩm khác. Nhưng không phải tất cả các loại tinh bột khi ăn đều được tiêu hóa và hấp thu. Có một số dạng tinh bột không được tiêu hóa, gọi là tinh bột kháng đường - nó đóng vai trò như chất xơ hòa tan và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, đặc biệt là người bệnh tiểu đường.
Không phải tất cả các loại tinh bột kháng đường đều giống nhau. Chúng được chia thành 4 loại:
- Loại 1: Có trong các loại ngũ cốc, hạt đậu, có tác dụng ức chế tiêu hóa và hấp thu đường do nó được bao quanh bởi các tế bào dạng sợi.
- Loại 2: Có trong một số loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây tươi, quả màu xanh lá cây (như chuối xanh).
- Loại 3: Được hình thành khi nấu chín sau đó làm lạnh các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo. Quá trình làm lạnh khiến tinh bột dễ tiêu hoá biến thành tinh bột kháng đường thông qua quá trình thoái hoá
- Loại 4: Là tinh bột kháng đường nhân tạo, được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp hóa học.
Việc nhận biết các tinh bột kháng đường không đơn giản vì trong cùng một thực phẩm tồn tại nhiều loại tinh bột khác nhau. Tùy thuộc vào cách chế biến và giai đoạn của thực phẩm để phân biệt các loại tinh bột. Ví dụ, quả chuối khi còn xanh chứa nhiều tinh bột kháng đường nhưng khi chín lại biến thành tinh bột thường.
Chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng đường
Tinh bột kháng đường không được tiêu hóa ở dạ dày và ruột non. Khi xuống đến đại tràng, loại tinh bột này kìm hãm sự hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, khiến việc tiêu hóa chậm lại. Điều này khiến cơ thể không hấp thụ được các tinh bột kháng đường, do đó chúng không được chuyển hóa thành năng lượng mà đào thải ra ngoài cơ thể.
Với cơ chế này, tinh bột kháng đường còn có nhiều lợi ích với hệ tiêu hóa như: giảm nguy cơ ung thư trực tràng, phòng tránh loét đại tràng và táo bón, tiêu chảy và viêm ruột thừa.
Một số nghiên cứu cho thấy: sau 4 tuần thực hiện chế độ ăn 15-30 gram tinh bột kháng đường mỗi ngày, có thể cải thiện 33-50% độ nhạy của insulin. Đề kháng insulin là nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm hiện nay như tiểu đường typ2, béo phì, bệnh tim mạch. Vì vậy, sử dụng tinh bột kháng đường trong bữa ăn có thể giảm được nguy cơ mắc các bệnh này. Ngoài ra, tinh bột kháng đường cũng rất hữu ích trong việc làm giảm đường máu sau ăn và kéo dài hiệu quả đến bữa sau. Ví dụ, nếu người bệnh sử dụng một lượng tinh bột này trong bữa sáng, chúng sẽ giúp phòng tránh nguy cơ tăng đường huyết ở bữa trưa.
Tinh bột kháng đường cung cấp lượng calo thấp hơn 2-4 calo so với tinh bột thường. đồng thời, tinh bột kháng đường có tác dụng như chất xơ hòa tan, làm giảm cảm giác thèm ăn, tăng cảm giác no khiến bạn ăn ít hơn và giúp giảm cân. Thừa cân, béo phì cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường typ2. Kiểm soát cân nặng hợp lý bằng việc sử dụng các loại tinh bột có đường giúp phòng tránh căn bệnh này.
Tinh bột kháng đường giúp kiểm soát đường huyết, giảm cân
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tinh bột kháng đường đều có những lợi ích như trên. Hiệu quả của loại tinh bột này phụ thuộc vào từng cá nhân, liều lượng và loại sử dụng.
Bạn có thể bổ sung tinh bột kháng đường vào chế độ ăn bằng cách sử dụng các thực phẩm: khoai tây, chuối xanh, các loại hạt đậu, hạt điều, yến mạch, ngũ cốc,… hoặc lựa chọn loại nhân tạo có bán trên thị trường. Khi bắt đầu ăn các thực phẩm chứa tinh bột kháng đường, bạn nên thực hiện từ từ bằng cách tăng dần lượng ăn một ngày. Nếu ăn nhiều ngay sẽ khiến bạn thấy đầy hơi, khó chịu.
Rất nhiều người đang áp dụng chế độ ăn với loại tinh bột này và mang lại hiệu quả tốt. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, bạn bị tiểu đường và muốn kiểm soát đường huyết hay gặp các vấn đề tiêu hóa, hãy bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm có chứa tinh bột kháng đường để đạt được những lợi ích như mong muốn.
Nguồn: http://authoritynutrition.com/