5 cách giảm nhanh bệnh tê bì tay chân ở người tiểu đường

Tê bì tay chân, cảm giác đau tê như kiến bò, kim châm  là triệu chứng sớm của biến chứng thần kinh ngoại biên của tiểu đường. Dưới đây là 5 cách chữa bệnh tê chân tay ở người tiểu đường hiệu quả nhất.

Rất nhiều người bệnh tiểu đường bị tê tay, tê chân

Rất nhiều người bệnh tiểu đường bị tê tay, tê chân

Nguyên nhân gây bệnh tê tay chân ở người tiểu đường

Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng tê tay chân khi bị tiểu đường là do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.

Cụ thể, đường huyết cao lâu ngày khiến các mạch máu nhỏ bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh. Khi các dây thần kinh không được nuôi dưỡng và tổn thương, tín hiệu cảm giác từ các chi đến não bị gián đoạn. Hậu quả là người bệnh có thể có cảm giác tê bì ở các chi. Đây là triệu chứng đầu tiên của biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường.

Biểu hiện tê bì thường bắt đầu ở các đầu ngón tay, ngón chân, sau đó là cả bàn tay và bàn chân. Người bệnh có thể bị kèm một số triệu chứng khác như ngứa ran, nóng rát bàn chân, cảm giác kim châm trên da, đau hoặc chuột rút... Các triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm khiến bạn khó chịu và mất ngủ. Cuối cùng bạn có thể mất hoàn toàn cảm giác ở tay, chân.

5 cách chữa tê tay chân cho người tiểu đường hiệu quả

Để chữa tê bì tay chân do biến chứng tiểu đường, người bệnh cần ổn định đường huyết ở giới hạn cho phép và ngăn chặn quá trình tổn thương hệ thống thần kinh. Dưới đây là 5 giải pháp điều trị tê bì chân tay hiệu quả, bạn có thể áp dụng:

Massage vùng tay chân bị tê bì

Thường xuyên xoa bóp vùng tê bì sẽ giúp tăng lưu thông máu, đồng thời làm giảm căng thẳng cho các dây thần kinh, từ đó cải thiện cảm giác cho đôi chân của bạn.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn mềm, một chút dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm và bỏ ra 5 phút mỗi ngày để thực hiện các bước massage chân trong video dưới đây:

Hướng dẫn massage chân giảm bệnh tê chân tay ở người tiểu đường

Tập thể dục để tăng lưu thông máu

Đặc điểm của tê bì chân tay ở người tiểu đường là đau tê nhiều khi nghỉ ngơi và đỡ hơn khi vận động. Do đó, tập luyện thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp tăng tuần hoàn máu tới các chi, kiểm soát tốt đường huyết và cải thiện tình trạng tê bì hiệu quả.

Đôi khi, tê bì tay chân ở người tiểu đường thường đi kèm với các cơn đau ở các chi, vì vậy lựa chọn bài tập phù hợp cũng là điều người bệnh cần quan tâm. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn có thể đọc tại bài viết: Tập luyện cho người bị biến chứng thần kinh do tiểu đường.

Sử dụng thảo dược giảm tê chân tay

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của các thảo dược và hoạt chất thiên nhiên trong việc hỗ trợ điều trị biến chứng thần kinh ngoại biên, giảm tê bì chân tay ở người tiểu đường. Đáng chú ý nhất là các thảo dược: Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử, Mạch môn.

Nghiên cứu cho thấy, Hoài sơn giúp cải thiện tổn thương dây thần kinh ngoại biên do kích thích yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF. Khi kết hợp với Nhàu, Câu kỷ tử, Mạch môn, bốn thảo dược sẽ tạo nên hệ thống chống oxy hóa mạnh mẽ, giảm thiểu tác hại của gốc tự do sinh ra do đường huyết cao ảnh hưởng đến dây thần kinh.

Với lợi ích to lớn đó, Viện Thực Phẩm Chức Năng đã nghiên cứu và cho ra đời Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Trong quá trình nghiên cứu, viện đã phát hiện, khi kết hợp bốn thảo dược trên với Alpha lipoic acid - một hoạt chất được sử dụng nhiều trong điều trị tê bì tay chân ở các quốc gia Châu Âu sẽ làm tăng tác dụng trên biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.

Sự kết hợp của các thảo dược và hoạt chất trong TPBVSK Hộ Tạng Đường cũng được ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết trung ương đánh giá cao:

BS Cường đánh giá tác dụng giảm biến chứng thần kinh của Hộ Tạng Đường

Thảo dược Hộ Tạng Đường giảm tê bì tay chân, mờ mắt do tiểu đường được tư vấn nhiều trên các kênh truyền hình

Ra đời từ năm 2008, Hộ Tạng Đường đã đem đến hy vọng mới cho người bệnh tiểu đường bị tê bì tay chân. Cô Đỗ Thị Hợp (Hải Phòng) là một bệnh nhân như vậy:

Chia sẻ cách làm giảm tê bì chân tay của cô Hợp

Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?

Để tìm hiểu rõ hơn lộ trình cải thiện tê bì chân tay cho người tiểu đường, bạn hãy liên hệ đến chuyên gia của chúng tôi theo số:

hotline

Chườm, tắm hoặc ngâm chân bằng nước ấm

Nước ấm cũng có thể giúp giảm các triệu chứng tê tay ở người tiểu đường nhờ tăng lưu thông máu. Người bệnh tiểu đường có thể thực hiện các biện pháp giảm tê bì chân tay bằng cách chườm nóng (sử dụng túi chườm), tắm hoặc ngâm chân bằng nước ấm.

Nhiệt độ ngâm chân tốt nhất là từ 40 - 45 độ C. Tuy nhiên, biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường còn khiến cho người bệnh mất cảm giác, giảm nhạy cảm với nhiệt độ. Do đó, người bệnh không nên tự kiểm tra nhiệt độ của nước mà có thể nhờ người thân. Trong trường hợp bất đắc dĩ không có người thân bên cạnh, người bệnh có thể thử nước bằng khuỷu tay, bởi vì đây là vị trí ít bị mất cảm giác do tổn thương dây thần kinh.

Người bệnh sau khi tắm hoặc ngâm chân cần dùng khăn mềm, khô, sạch để lau khô nước trên cơ thể, đặc biệt là giữa các ngón tay, ngón chân để tránh ẩm thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển.

Thuốc trị tê bì chân tay cho người tiểu đường

Thuốc giảm đau dùng trong bệnh tê chân tay ở người tiểu đường

Thuốc giảm đau dùng trong bệnh tê chân tay ở người tiểu đường

Đây là cách thường được áp dụng cuối cùng để giảm tê bì chân tay ở người tiểu đường. Một số thuốc trị tê bì chân tay cho người tiểu đường thường được sử dụng là:

- Thuốc chống động kinh giảm các cơn đau nhẹ. - Thuốc giảm đau NSAIDS giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. - Thuốc chống trầm cảm giảm đau từ nhẹ đến trung bình. - Thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid dùng hạn chế trong các trường hợp đau nặng.

Một số trường hợp, bác sĩ có thể kê vitamin nhóm B cùng với thuốc giảm đau. Tuy nhiên, vitamin nhóm B chỉ đóng vai trò như thuốc bổ thần kinh, từ đó gián tiếp hỗ trợ giảm một phần triệu chứng tê bì chân tay cho người bệnh tiểu đường.

Cách chăm sóc bàn chân tiểu đường, phòng đoạn chi do tê bì tiến triển nặng

Tổn thương thần kinh ngoại biên cũng là tiền đề dẫn tới biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường. Chân tay tê bì khiến bạn ít cảm nhận được nóng lạnh hay sự đau đớn khi va chạm vào vật sắc nhọn. Những vết bỏng, vết xước không được phát hiện sớm sẽ dễ nhiễm trùng, tạo thành vết loét khó lành và làm tăng nguy cơ hoại tử, đoạn chi.

Chăm sóc bàn chân hằng ngày là điều bắt buộc đối với người bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi bạn đã có triệu chứng tê bì tay chân, nhằm phát hiện và điều trị sớm các vết thương trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Một số lưu ý khi chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường:

- Kiểm tra bàn chân 1 lần/ ngày để phát hiện sớm vết thương - Hãy rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và lau khô hoàn toàn  - Tránh thoa kem dưỡng da giữa các ngón chân để giữ khô ráo, tránh cho vi khuẩn phát triển - Cắt móng chân ngay sau khi rửa chân. Móng chân sẽ mềm, dễ cắt hơn, giảm trầy xước da - Giữ ấm cho bàn chân, đặc biệt là vào mùa đông - Mang giày, mang tất phù hợp với chân

Xem thêm: Hướng dẫn người tiểu đường chăm sóc bàn chân

Chữa bệnh tê chân tay ở người tiểu đường là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải phối hợp nhiều phương pháp. Tin rằng với 5 giải pháp nêu trên, bạn sẽ sớm cải thiện được tê bì và phục hồi sức khỏe. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn đừng ngần ngại liên hệ chuyên gia theo số: 0936.057.996 để nhận được giải đáp sớm nhất.

Tài liệu tham khảo: diabetesselfmanagement, diabetes, niddk

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.