Thông tin bệnh

  • Tại sao đường huyết lúc sau ăn lại cao trong khi đường huyết lúc đói bình thường?

    Đường huyết cao sau ăn là hiện tượng không hiếm gặp ở người mắc bệnh tiểu đường, mặc dù đường huyết lúc đói của họ luôn ổn định. Vậy đâu là lý do? Hãy xem chuyên gia giải đáp về vấn đề này và cách xử trí trong trường hợp cụ thể sau đây:

  • Tập thể dục đúng cách khi mắc biến chứng tiểu đường

    Biến chứng tiểu đường xuất hiện như một quy luật tất yếu của bệnh tiểu đường, tuy nhiên mắc biến chứng tiểu đường không phải lý do để bỏ qua việc tập thể dục. Các chuyên gia nội tiết cho rằng việc tập thể dục hàng ngày đem lại nhiều lợi ích hơn những rủi ro, thậm chí ngay cả khi đã mắc biến chứng tiểu đường. Nếu bạn không thể thực hiện các hoạt động với cường độ cao thì vẫn có thể tập luyện những bài thể dục hoặc chơi thể thao vừa sức, phù hợp với khả năng của mình.

  • Bệnh tiểu đường và những vấn đề về giấc ngủ

    Rất nhiều người tiểu đường than phiền về những rắc rối về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay thức giấc giữa đêm hoặc ngủ quá nhiều. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, với bệnh nhân tiểu đường thì giấc ngủ cũng quan trọng nhưng chế độ ăn uống vậy. Khi gặp vấn đề về giấc ngủ, người bệnh thường ở trong trạng thái mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

  • Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường: những điều bạn cần biết

    Bệnh tiểu đường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” với sự phát triển âm thầm của các biến chứng khi đường huyết tăng cao kéo dài, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh. Các nhà khoa học đã phát hiện được nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường là sự đề kháng hormon chuyển hóa đường, từ đó tìm ra nhiều phương pháp điều trị tiểu đường để đánh trúng vào cơ chế gây bệnh, từ đó kiểm soát tốt đường huyết, kéo dài sự sống và giảm gánh nặng cho bản thân người bệnh cũng như gia đình của họ.

  • Rối loạn mỡ máu ở người bệnh tiểu đường

    Khoảng 80% người bệnh tiểu đường mắc rối loạn mỡ máu (rối loạn lipd máu), bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn bị mỡ máu cao khi mắc tiểu đường. Rối loạn mỡ máu đóng vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh tiểu đường và nguy cơ mắc biến chứng trên tim mạch.

  • Triệu chứng bệnh tiểu đường – 10 dấu hiệu dễ bị bỏ lỡ

    Triệu chứng bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu hoặc giữa đôi khi khá mơ hồ và thường bị bỏ qua. Điều này khiến cho đến 25% người bệnh tiểu đường type 2 không phát hiện mình mắc bệnh. Kiểm soát tốt đường huyết ngay từ giai đoạn đầu giúp n.găn n.gừa tối đa nguy cơ mắc phải các biến chứng tiểu đường trên mắt, thận, thần kinh, tim mạch,… Để làm được điều này, hãy nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường.

  • Phòng ngừa và cải thiện Rối loạn cương do đái tháo đường

    Hầu hết các biến chứng do Đái tháo đường (ĐTĐ) đều để lại tổn thương và nhiều người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong, tàn phế như: nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, mù lòa do bong võng mạc, suy thận, cắt cụt chi… Duy có một biến chứng không nguy hiểm đến tính mạng, không đau đớn về thể xác nhưng lại gây những sang chấn về mặt tinh thần, làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đó là biến chứng rối loạn cương (RLC) do ĐTĐ ở nam giới.

  • Cách nhận biết và phòng ngừa bệnh phổi do bệnh tiểu đường type 2

    Khi nhắc tới bệnh tiểu đường, hầu hết người bệnh thường nghĩ tới các biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh, mạch máu …nhưng ít ai biết rằng phổi cũng là một cơ quan mà bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách nhận diện và phòng ngừa tiểu đường biến chứng qua phổi.