Tại sao đường huyết lúc sau ăn lại cao trong khi đường huyết lúc đói bình thường?

Đường huyết cao sau ăn là hiện tượng không hiếm gặp ở người mắc bệnh tiểu đường, mặc dù đường huyết lúc đói của họ luôn ổn định. Vậy đâu là lý do? Hãy xem chuyên gia giải đáp về vấn đề này và cách xử trí trong trường hợp cụ thể sau đây:

Câu hỏi: Chào bác sỹ, tôi mới bị tiểu đường 2 năm, đường huyết lúc đói luôn ổn định trong khoảng 6.0 đến 6.3 mmol/L nhưng không hiểu sau đường huyết sau ăn của tôi lại cao như vậy (trên 10mmol/L). Xin hỏi, vì sao chỉ số đường huyết sau ăn cao như vậy và làm thế nào để ổn định?

Giải đáp của chuyên gia

Đường huyết sau ăn là chỉ số được đo sau 2 giờ kể từ khi bạn kết thúc bữa ăn. Trong trường hợp của bạn, tăng đường huyết sau ăn có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:

  • - Bạn ăn nhiều chất bột đường (như cơm trắng) trong bữa ăn, ăn quá ít rau, hoặc ăn chất bột đường đã qua tinh chế (bún, miến, phở, hủ tiếu…)
  • - Do gan tăng chuyển hóa năng lượng dự trữ (glycogen) thành glucose. Tình trạng này xảy ra do sự đề kháng insulin ở gan, làm giảm khả năng ức chế sản xuất glucose nội sinh.

Tăng đường huyết sau ăn cũng nguy hiểm như tăng đường huyết lúc đói. Nghiên cứu cho thấy, chỉ số đường huyết sau ăn tăng cao làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường.

Để làm giảm tình trạng này, bạn nên ăn các thực phẩm có GI thấp (GI là chỉ số đường huyết của thực phẩm, GI càng cao thì càng làm tăng nhanh đường huyết sau ăn). Chẳng hạn, thay vì ăn gạo trắng, bạn ăn gạo lức, gạo xát dối, gạo đen Nhật Bản; ăn nhiều chất xơ (rau xanh) để làm chậm hấp thu đường sau ăn. Ngoài ra, bạn cũng cần chia nhỏ bữa, hạn chế chất lỏng trong bữa ăn và ăn thật chậm, nhai thật kỹ.

Dưới đây là một số gợi ý trong lựa chọn thực phẩm giúp phòng ngừa tăng đường huyết sau ăn:

lựa chọn thực phẩm giúp phòng ngừa tăng đường huyết sau ăn

Ở người bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết sau ăn hai giờ (2h) không nên vượt quá 7.8mmol/l (140mg/dl).  Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghiên cứu cho thấy thảo dược hoài sơn (củ mài) có tác dụng giảm đường huyết sau ăn, phòng biến chứng tiểu đường trên tim mạch rất tốt. Tại Việt Nam, Hoài sơn đã được phối hợp thêm một số thảo dược quý khác như Nhàu, Câu kỷ tử, Mạch môn cùng hoạt chất chống oxy hóa mạnh là Alpha lipoic acid, mang lại hai tác dụng chính cho người bệnh tiểu đường là ổn định đường huyết, phòng ngừa và cải thiện biến chứng hiệu quả trên tim, mắt, thận, thần kinh…

Trên thực tế, sự kết hợp này đã mang lại cho nhiều người bệnh giải pháp giúp họ có thể chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường, dứt nỗi lo biến chứng, theo như những gì mà họ chia sẻ TẠI ĐÂY.

Chúc bạn sức khỏe!