Tập thể dục đúng cách khi mắc biến chứng tiểu đường

Biến chứng tiểu đường xuất hiện như một quy luật tất yếu của bệnh tiểu đường, tuy nhiên mắc biến chứng tiểu đường không phải lý do để bỏ qua việc tập thể dục. Các chuyên gia nội tiết cho rằng việc tập thể dục hàng ngày đem lại nhiều lợi ích hơn những rủi ro, thậm chí ngay cả khi đã mắc biến chứng tiểu đường. Nếu bạn không thể thực hiện các hoạt động với cường độ cao thì vẫn có thể tập luyện những bài thể dục hoặc chơi thể thao vừa sức, phù hợp với khả năng của mình.

Lợi ích của tập thể dục với người bệnh tiểu đường

Các chuyên gia khuyến cáo người tiểu đường nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần và ít nhất 3 ngày mỗi tuần, không nên cố gắng tập thể dục nhiều hơn bình thường trong cùng 1 ngày và ngừng tập thể dục trong hơn 2 ngày liên tiếp.

Lợi ích của việc tập thể dục với người bệnh tiểu đường:

  • Giảm sự đề kháng insulin
  • Kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn
  • Hạ cholesterol máu
  • Hạ huyết áp
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống

Tập thể dục giúp người tiểu đường sống khỏe mạnh hơn

Tập thể dục giúp người tiểu đường sống khỏe mạnh hơn

Những lưu ý khi tập thể dục cho người mắc biến chứng tiểu đường

Với người tiểu đường, kể cả tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường tuýp 2 thì tập thể dục là một trong “ba chân kiềng” trong điều trị cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và dùng thuốc hạ đường huyết. Nhưng với những người đã mắc biến chứng tiểu đường thì có làm hạn chế khả năng tập thể dục của bạn? Dưới đây là một số các biến chứng tiểu đường phổ biến và khuyến cáo về cách tập thể dục phù hợp cho mỗi loại biến chứng tiểu đường cụ thể

Biến chứng thần kinh ngoại biên

Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường là tổn thương thần kinh ở các chi, gây ngứa, đau hoặc mất cảm giác ở ngón chân, bàn chân và ngón tay. Bệnh lý thần kinh ngoại biên làm tăng nguy cơ mất cân bằng, dễ ngã khi bước đi, tăng cảm giác đau, nóng rát.

Bài tập phù hợp khi mắc biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường là kết hợp các bài tập cân bằng như đạp xe đạp, bơi lội, yoga,… nên tránh các hoạt động như chạy bộ, đi bộ. Đặc biệt, ở người tiểu đường bị loét bàn chân nên tránh bài tập mất nhiều sức lực và bơi lội để giữ bàn chân sạch sẽ, khô ráo.

Đi bộ là bài tập khá phù hợp với nhiều người bệnh mắc biến chứng tiểu đường

Đi bộ là bài tập khá phù hợp với nhiều người bệnh mắc biến chứng tiểu đường

Tập thể dục khi mắc Biến chứng bàn chân Charcot

Biến chứng bàn chân Charcot do đái tháo đường là một bệnh thần kinh ngoại vi đặc biệt trong đó có sự tổn thương thần kinh và suy giảm tuần hoàn tại chỗ, cuối cùng bàn chân bị biến dạng và mất cảm giác. Bài tập phù hợp cho người tiểu đường khi mắc biến chứng bàn chân Charcot đạp xe đạp tại chỗ hoặc các bài tập vận động tại chỗ.

Tập thể dục khi mắc bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng tiểu đường khá thường gặp ở mắt và thậm chí có thể gây mù lòa. Các bài tập phù hợp cho người tiểu đường mắc biến chứng võng mạc gồm đạp xe với cường độ vừa phải, bơi lội, đi bộ hoặc chạy bộ chậm,… Tránh những bài tập hoặc những môn thể thao mất nhiều thể lực.

Biến chứng thận do tiểu đường nên tập thể dục như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương thận thậm chí dẫn tới việc thận mất chức năng và cần phải lọc máu. Với người bệnh tiểu đường mắc biến chứng trên thận tập thể dục thường xuyên ở cường độ nhẹ đến trung bình giúp giảm sự tích tụ chất thải trong cơ thể.

Tập thể dục khi mắc các biến chứng tim mạch

Bệnh tiểu đường gây tắc hẹp mạch máu, có thể dẫn đến các biến chứng về tim mạch, biến chứng bàn chân. Nếu người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh tim thì nên bắt đầu tập thể dục trong một chương trình phục hồi chức năng tim có giám sát. Tham khảo ý kiến của bác sỹ để có phương pháp tập thể dục phù hợp với thể trạng của từng người.

Những bài tập phù hợp cho người tiểu đường mắc biến chứng tim mạch có thể là đi bộ, làm vườn, bơi lội hoặc đạp xe,…

Điều quan trọng cần nhớ trước khi tập thể dục ở người tiểu đường

Tập thể dục cũng có thể khiến đường huyết hạ quá thấp, nguyên nhân khiến đường huyết hạ thấp khi tập thể dục gồm: Dùng quá liều insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết, bỏ bữa ăn hoặc ăn quá bữ, tập thể dục trong thời gian dài hoặc cường độ tập thể dục lớn.

Vì thế, khi tập thể dục để tránh hạ đường huyết người tiểu đường cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

- Luôn kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập thể dục. Kiểm tra đường huyết trong quá trình tập thể dục nếu thời gian tập lâu hơn 45 phút.

Luôn kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập thể dục

Luôn kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập thể dục

- Không tập thể dục khi đường huyết quá cao. Nếu đường huyết cao hơn 250 mg/dl thì cần phải vào bệnh viện kiểm tra nồng độ ceton máu. Không tập thể dục khi bị nhiễm toan ceton máu hoặc đường huyết cao hơn 300 mg/dl.

- Không tập thể dục khi đường huyết quá thấp dưới 100 mg/dl

Nếu đường huyết ≤ 100mg/dl trước thời điểm tập thể dục cần chuẩn bị khoảng 15-20 g đường để dùng nhằm ngăn ngừa nguy cơ hạ đường huyết khi tập thể dục. Bạn có thể chuẩn bị khoảng 4 viên đường glucose (4g glucose/viên), 1 ống gel đường glucose (15g), ½ ly nước trái cây hoặc soda có đường, 1 muỗng canh nước đường hoặc mật ong,… Kiểm tra đường huyết sau 15 phút, nếu đường huyết vẫn  dưới 100 mg/dl thì cần dùng thêm 15 g glucose. Lặp lại bước này trong mỗi 15 phút cho đến khi đường huyết của bạn đạt ít nhất 100 mg/dl.

  • Dùng tất và giày phù hợp, thoải mái tránh gây tổn thương bàn chân khi tập luyện.
  • Ngừng tập thể dục khi bạn cảm thấy đau, hoa mắt, run rẩy hoặc khó thở,...
  • Tránh tập thể dục dưới thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Nên tập thể dục trong phòng tập hoặc tập ngoài trời khi thời tiết phù hợp.
  • Luôn mang theo nước và uống đủ nước khi tập thể dục.

Không chỉ đơn thuần để rèn luyện thân thể, tập thể dục còn là một trong những phương pháp đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm sự ảnh hưởng của biến chứng tiểu đường lên sức khỏe. Vì thế, người bệnh không nên e ngại việc tập thể dục ngay cả khi đã mắc biến chứng tiểu đường.

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Tham khảo:

https://www.everydayhealth.com/hs/type-2-diabetes-treatment-diet-exercise/exercise-with-diabetes-complications/

http://www.joslin.org/info/exercising-with-diabetes-complications.html