Sống lâu với bệnh tiểu đường nhờ chế độ ăn thông minh

Tuy tiểu đường chưa thể chữa khỏi, nhưng phần lớn người bệnh có thể sống lâu hơn bằng một chế độ ăn thông minh và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Nhiều người nghĩ rằng đã bị bệnh là phải kiêng khem đủ thứ, nhất là đồ ngọt, các loại trái cây… Vậy điều này có thực sự đúng?

Các chuyên gia khẳng định rằng, người bệnh tiểu đường không nên tự ép mình phải áp dụng chế độ ăn quá kiêng khem, thay vào đó nên ăn cân bằng các nhóm thực phẩm để năng lượng và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mặt khác, ăn ngon miệng cũng giúp tâm trạng người bệnh được cải thiện tốt hơn, như vậy bệnh tật sẽ phần nào được đẩy lùi.

Mối liên quan giữa chế độ ăn và việc kiểm soát bệnh tiểu đường

Chế độ ăn, uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát trọng lượng của cơ thể. Chỉ cần giảm 5-10% cân nặng đã giúp giảm đáng kể đường huyết, huyết áp và cholesterol. Những người tích mỡ nhiều ở bụng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người béo ở hông hoặc béo đùi. Mỡ bụng sẽ bao quanh các nội tạng, đặc biệt là gan, liên quan mật thiết đến tình trạng đề kháng insulin -  nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2.

Nặng lượng mà cơ thể nhận được từ đường fructose (trong đồ uống có đường như soda, nước tăng lực, cà phê, các thực phẩm chế biến sẵn…) có thể làm tăng lượng mỡ thừa ở vùng bụng. Hạn chế ăn các thực phẩm này sẽ giúp vòng 2 thon thả hơn và giảm đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường cũng như phòng ngừa được biến chứng.

Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường không quá khó khăn, chỉ cần chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chứa carbohydrates (carbs) - chất bột, đường. Với những bí quyết ăn uống sau đây, người bệnh tiểu đường sẽ có được niềm vui từ những bữa ăn mà vẫn đảm bảo được sức khỏe.

Lựa chọn đồ ăn thông minh sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết

Lựa chọn đồ ăn thông minh sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều chất xơ

Thay vì carbs tinh chế (có trong bánh mỳ trắng, gạo, mỳ, bánh kẹo, thực phẩm đóng gói, thức ăn vặt…), bạn nên chọn thức ăn có chứa carbs giải phóng chậm giàu chất xơ (còn gọi là carbs phức hợp, được tiêu hóa chậm hơn trong cơ thể, giúp đường huyết không bị tăng cao nhanh chóng sau ăn).

Các lựa chọn thay thế bao gồm: Gạo lức, khoai lang, khoai mỡ, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc ít đường giàu chất xơ, đậu Hà Lan, rau lá xanh… Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo trong bảng sau:

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều chất xơ

Bên cạnh chế độ ăn, sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường có thể giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0983.103.844 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.

Lựa chọn đồ ngọt thông minh để không làm tăng đường huyết quá nhiều sau ăn

Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn đồ ngọt, nhưng ở mức giới hạn và chỉ ăn các thực phẩm lành mạnh.

Mẹo cắt giảm đường trong khẩu phần ăn hàng ngày:

  • Giảm nước ngọt, soda và nước trái cây, thay thế các đồ uống này bằng nước chanh ít đường hoặc các loại trà/cà phê ít đường.
  • Tự pha chế đồ uống tại nhà có thể cắt giảm lượng đường trong thực phẩm hoặc đồ uống theo ý muốn.
  • Kiểm tra nhãn thực phẩm chế biến sẵn và lựa chọn các sản phẩm ít đường, sử dụng nguyên liệu tươi hoặc đông lạnh thay vì hàng hóa đóng hộp. Đặc biệt lưu ý đến lượng đường trong các loại ngũ cốc và nước ngọt.
  • Không ăn thực phẩm chế biến hoặc đóng gói, chẳng hạn như: súp đóng hộp, hoặc các thực phẩm ghi nhãn là “ít chất béo” vì nhà sản xuất thường thay thế chất béo bằng đường.
  • Sử dụng các sản phẩm tạo ngọt khác thay thế cho đường: Bạn có thể tăng vị ngọt với bạc hà, quế, nhục đậu khấu hoặc vani.
  • Thay thế các thực phẩm ngọt bằng đồ ăn lành mạnh, chẳng hạn, thay vì ăn cả một hộp kem, bạn có thể chia nhỏ và trộn với chuối để ăn dần.
  • Thay thế một nửa các món tráng miệng mà bạn vẫn thường ăn bằng trái cây.

Người bệnh tiểu đường cần lựa chọn chất béo một cách khôn ngoan

Không phải tất cả các loại chất béo đều có hại cho sức khỏe, thậm chí một số loại còn đem lại lợi ích to lớn. Vì thế, điều quan trọng là cần lựa chọn chất béo một cách khoa học.

Trước hết, cần hiểu rõ về các loại chất béo:

  • Chất béo không lành mạnh: Nguy hiểm nhất là mỡ nhân tạo (artificial trans fats) có trong các mặt hàng nướng đóng gói, snack, thực phẩm chiên…
  • Chất béo lành mạnh: Chất béo không bão hòa được cho là an toàn nhất, có nguồn gốc từ cá (cá hồi, cá ngừ) và các loại thực vật (dầu olive, các loại hạt như hạt lanh, quả bơ). Acid béo Omega-3 trong chất béo không bão hòa có khả năng chống viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Chất béo bão hòa: Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa có thể giúp phòng chống các biến chứng của tiểu đường, đặc biệt là biến chứng trên tim mạch. Hiệp hội tiểu đường Mỹ vẫn khuyên người bệnh nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa.

Dầu olive chứa chất béo lành mạnh, có thể dùng để trộn salad

Dầu olive chứa chất béo lành mạnh, có thể dùng để trộn salad

Vậy làm thế nào để cắt giảm chất béo không lành mạnh và tăng cường chất béo lành mạnh? Rất đơn giản:

  • Thay vì ăn khoai tây chiên hay bánh quy giòn, bạn thay bằng các loại hạt hoặc ăn quả bơ.
  • Thay vì làm các món chiên, bạn hãy làm món hấp, luộc hoặc xào.
  • Tránh ăn chất béo bão hòa từ các loại thịt chế biến sẵn, thức ăn đóng gói.
  • Đa dạng thực đơn ăn uống, ăn nhiều thịt gà, trứng, cá và các nguồn protein thực vật.
  • Nếu bạn ăn thịt đỏ, chỉ nên chọn thịt động vật được nuôi bằng cỏ hoặc thức ăn hữu cơ.
  • Sử dụng dầu olive nguyên chất, dầu hạt lanh hoặc dầu mè để trộn salad, rau hoặc mì ống. Sử dụng dầu dừa để nấu nướng.
  • Cho thêm bơ (quả) vào bánh mì, rau trộn.

Ăn uống điều độ và ghi nhật ký thực phẩm

Một cuốn nhật ký thực phẩm sẽ giúp bạn theo dõi các bữa ăn và có sự điều chỉnh nếu cần thiết. Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người ghi nhật ký thực phẩm có thể giảm cân tốt hơn 2 lần so với những người không có thói quen này.

Ngoài ra, việc ăn uống điều độ cũng rất quan trọng. Cơ thể có thể điều chỉnh nồng độ đường huyết và trọng lượng tốt hơn nếu bạn duy trì các bữa ăn theo một lịch trình nhất định. Hãy bắt đầu ngày mới với một bữa ăn sáng đầy đủ, điều này sẽ giúp cung cấp năng lượng để làm việc hiệu quả và giữ đường huyết ổn định. Nên ăn nhiều bữa nhỏ (khoảng 6 bữa) mỗi ngày với 3 bữa chính và 3 bữa phụ.

Một chế độ ăn thông minh sẽ giúp người bệnh tiểu đường sống lâu hơn, hạnh phúc hơn, nhưng bên cạnh đó, người bệnh vẫn không được quên duy trì tập thể dục thường xuyên và điều trị bằng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. xem bệnh nhân sử dụng tốtTham khảo: http://www.helpguide.org/articles/diet-weight-loss/diabetes-diet-and-food-tips.htm#sweets

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Hộ Tạng Đường - Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Tpcn Hộ Tạng Đường - Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường