Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 là vừa phải kiểm soát được đường huyết, vừa phải cân bằng các thành phần dinh dưỡng, bao gồm chất bột đường (carbohydrate), chất béo (lipid) và chất đạm (protein). Vậy người tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì và phải ăn như thế nào cho khoa học? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua những thông tin hữu ích dưới đây.
Để ổn định đường huyết lúc đói cũng như là không làm tăng đường huyết sau ăn, người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần ưu tiên bổ sung các thực phẩm dưới đây:
Người tiểu đường tuýp 2 nên ăn rau trước khi ăn cơm để kiểm soát đường huyết
Rau xanh các loại không chỉ là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất mà còn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Việc ăn rau xanh trước khi ăn cơm còn giúp cho tinh bột trong cơm được hấp thu một cách từ từ vào trong máu, ngăn cản tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn bất cứ loại rau nào theo sở thích. Tuy nhiên, đối với các loại rau củ có chứa tinh bột như khoai tây, khoai lang, khoai sọ… cần hạn chế. Nếu muốn ăn nhiều, người bệnh chỉ nên ăn vào các bữa phụ hoặc ăn cùng bữa chính nhưng giảm khối lượng cơm xuống.
Trái cây tươi là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho cơ thể. Nhưng rất nhiều người bệnh tiểu đường “sợ” ăn trái cây, bởi chúng ngọt. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, độ ngọt của trái cây không quyết định đến việc có làm tăng đường huyết sau ăn hay không mà phải dựa vào hàm lượng đường glucose có trong thực phẩm (được xác định sợ bộ thông qua chỉ số đường huyết thực phẩm GI).
Rất nhiều người băn khoăn: “Tiểu đường tuýp 2 nên ăn hoa quả gì?”
Người bệnh tiểu đường nên lựa các trái cây có chỉ số GI thấp như cam, bưởi, táo, lê, dâu tây, thanh long… Mỗi ngày có thể ăn 1 - 2 phần trái cây tương đương với 150g hoặc nắm được trong lòng bàn tay. Nên ăn trái cây xen kẽ thành các bữa phụ, không nên sử dụng trái cây ngay sau khi ăn.
Về cách chế biến, trái cây nên sử dụng nguyên quả thay vì ép nước hoặc sấy khô. Vì ở dạng này các chất xơ và vitamin trong trái cây đã bị hòa tan, sẽ làm tăng khả năng hấp thu đường.
Carbohydrates hay tinh bột là nhóm thực phẩm ảnh hưởng nhiều nhất đến lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 được khuyên nên ăn các loại carbohydrates “tốt” - tức là các loại tinh bột chưa tinh chế, chứa nhiều chất xơ hơn để hạn chế tăng đường huyết sau ăn. Các loại tinh bột này thường có trong cơm gạo lứt, các loại đậu, một số loại rau củ như khoai tây, khoai lang, ngô… Người tiểu đường có thể sử dụng các nguồn tinh bột này thay thế cho cơm trắng để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc là những nguồn chất đạm tốt cho người tiểu đường
Protein giúp tăng cường khả năng miễn dịch và phục hồi các tổn thương của cơ thể. Bạn có thể bổ sung nguồn protein từ các loại thịt, đậu, trứng, cá, sữa tách béo và các loại đậu.
Protein không trực tiếp làm tăng đường huyết nhưng nếu ăn quá nhiều chất béo, thịt mỡ có thể làm tăng cường nồng độ natri và cholesterol bất lợi cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt ở người bệnh gặp phải các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường hay béo phì thì việc ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt bò, dê), nội tạng động vật… hoàn toàn không có lợi.
Bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Vì vậy, việc cắt giảm các thực phẩm có chứa chất béo không lành mạnh (chất béo bão hòa và chất béo trans) sẽ giúp làm giảm thiểu rủi ro này.
Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa nên tránh như pho mát, thịt bò, các loại sữa chưa tách béo, đồ nướng, chiên xào… Chất béo trans, hay chất béo hydro hóa một phần thường có trong nhãn các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
Dưới đây là một số lưu ý:
- Chọn thịt nạc. Ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ
- Không chiên xào thực phẩm quá nhiều lần. Thay vào đó có thể chế biến dạng nướng, quay, hấp, luộc.
- Không nên dùng sữa chưa tách béo
- Chế biến thực phẩm bằng dầu thực vật: dầu hướng dương, dầu mè, dầu vừng…
- Các loại thực phẩm nhiều chất béo tốt nên ăn: cá hồi, cá thu, cá trích, dầu oliu, quả bơ, các loại quả hạch (hạnh nhân, óc chó…)
Bên cạnh biết được nên ăn gì, kiêng gì, người tiểu đường tuýp 2 còn cần biết cách ăn sao cho đúng. Nguyên tắc “3Đ” trong ăn uống dưới đây sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Một khẩu phần ăn hợp lý dành cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ là 2 phần rau : 1 phần đạm : 1 phần tinh bột. Người bệnh có thể sử dụng một chiếc đĩa đường kính 25cm để phân chia khẩu phần và khối lượng ăn như hình sau:
Nguyên tắc đĩa thức ăn 1”1 phần 4” giúp người tiểu đường xác định dễ dàng khối lượng thực phẩm
Một chế độ ăn tốt giúp ích người tiểu đường tuýp 2 trong việc kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh đã ăn uống hợp lý, khoa học nhưng đường huyết vẫn cao, tăng giảm thất thường kèm theo đó là các biến chứng như: Tê bì chân tay, mờ mắt, tiểu nhiều, khô ngứa da, rối loạn cương… Lúc này, người bệnh cần đến giải pháp hỗ trợ khác hiệu quả hơn.
Thay vì sử dụng thuốc tây sớm sẽ dễ bị nhờn thuốc, nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan thận, người bệnh có thể tìm đến các sản phẩm từ thảo dược để kiểm soát đường huyết vừa an toàn, vừa hiệu quả hơn. Những sản phẩm thảo dược lâu đời, hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng khách quan như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường cũng là một lựa chọn đáng lưu tâm cho người bệnh.
Sử dụng Viên uống thảo dược Hộ Tạng Đường kết hợp với chế độ ăn để kiểm soát đường huyết, biến chứng tiểu đường hiệu quả hơn
Hộ Tạng Đường được sản xuất từ năm 2008. Trong suốt 15 năm qua, có hơn 231.000 bệnh nhân đã ổn định được đường huyết, giảm phụ thuộc vào thuốc tây y và cải thiện hiệu quả biến chứng tiểu đường nhờ sự có mặt của Hộ Tạng Đường trong phác đồ điều trị:
Hàng ngàn bệnh nhân chia sẻ tích cực về hiệu quả của Hộ Tạng Đường
Hiệu quả ổn định đường huyết của Hộ Tạng Đường đạt tỉ lệ cao 92.7%
Xem thêm:
Nguồn:
http://www.everydayhealth.com/hs/managing-type-2-diabetes/best-and-worst-foods/
http://www.webmd.com/diabetes/type-2-diabetes-guide/eating-right#1
http://www.healthline.com/health/type-2-diabetes-diet#Tổngquan1
http://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/glycemic_index_and_glycemic_load_for_100_foods