Đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu là nguyên nhân dẫn tới các biến chứng của bệnh tiểu đường, trong đó có biến chứng tim mạch.
Người bệnh đái tháo đường có thể ăn các loại quả có chỉ số đường huyết thấp như táo, bưởi,... để tăng cường chất xơ và vitamin cho cơ thể.
Không chỉ những người bị tiểu đường dễ mắc các bệnh về nướu răng, mà chính bệnh nướu răng cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết và thúc đẩy nhanh tiến trình biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường, việc chăm sóc răng miệng cần được chú ý và đầu tư kĩ lưỡng hơn rất nhiều so với người bình thường.
Rối loạn cương là biến chứng thường gặp ở nam giới bị bệnh tiểu đường. Có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống, bằng thuốc hoặc bằng thiết bị.
Biến chứng tiểu đường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Vì vậy việc kiểm soát biến chứng là quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường.
Tiểu đường là một căn bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi, làm thế nào để chung sống hòa bình với nó luôn là vấn đề làm đau đầu cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc. Hai mục tiêu chính trong điều trị bệnh tiểu đường bao gồm: thứ nhất là phải kiểm soát tốt đường huyết thông qua chế độ ăn uống, luyện tập, và dùng thuốc kê đơn của bác sĩ; thứ hai là phải kiểm soát tốt biến chứng bằng cách kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát tốt các bệnh cơ hội (cao huyết áp, rối loạn mỡ máu…), phát hiện sớm và điều trị tích cực biến chứng.
Đối với người bệnh tiểu đường thì tết luôn tiểm ẩn hai nguy cơ: tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết bất thường do chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Chính vì vậy, qua mỗi dịp tết số lượng người bệnh tiểu đường phải nhập viện tăng lên đáng kể. Vấn đề này không mới nhưng không phải người bệnh nào cũng hiểu để có những biện pháp dự phòng kiểm soát đường huyết hiệu quả trong những ngày tết.