Người bệnh đái tháo đường có thể ăn các loại quả có chỉ số đường huyết thấp như táo, bưởi,... để tăng cường chất xơ và vitamin cho cơ thể.
Rất nhiều người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có quan niệm sai lầm rằng không nên ăn trái cây, vì trái cây ngọt sẽ không tốt cho việc kiểm soát đường huyết của họ. Nhưng thực tế, trái cây là nguồn cung cấp rất nhiều những dưỡng chất quý giá bao gồm các loại vitamin, muối khoáng đường, chất xơ và nhiều hóa chất sinh học khác giúp cho cơ thể tăng khả năng chống lại biến chứng tiểu đường và các bệnh tật (ung thư, tim mạch, béo phì…). Với những lợi ích cho sức khỏe như vậy thì người bệnh ĐTĐ hoàn toàn có thể ăn trái cây mỗi ngày. Vấn đề họ cần quan tâm là nên ăn loại trái cây nào, ăn bao nhiêu và khi nào ăn thì tốt.
Độ ngọt của trái cây phụ thuộc vào khả năng làm tăng đường huyết sau ăn, và được đánh giá qua chỉ số đường huyết thực phẩm là GI. Nhóm có chỉ số đường huyết càng cao thì nguy cơ làm tăng đường huyết sau ăn càng lớn. Để quy chuẩn chỉ số này người ta sử dụng giá trị GI cao nhất là 100, tương đương với chỉ số đường huyết trong bánh mì trắng.
Các loại quả giàu chất xơ: bao gồm: táo, lê, mơ, quả Kiwi, dâu tây, lựu và bơ... có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp, làm lượng đường trong máu không bị tăng đột biến. Trong đó bơ không chỉ giàu chất xơ, mà còn là một nguồn chất béo không bão hòa đơn phong phú có thể giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng trên tim mạch (là một trong những biến chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường). Ngoài ra, đã có một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0936.057.996 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm thông tin về các loại trái cây, hoa quả nên ăn, nên tránh, tìm hiểu thêm giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Trái cây có hàm lượng fructose cao: bao gồm táo, anh đào, lê, ổi và xoài,… có đường Fructose cao nên những loại quả này rất ngọt, tuy nhiên chúng có hàm lượng đường glucose khá thấp nên vẫn được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết thấp.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 1993 trên tạp chí Y học quốc tế cho thấy ảnh hưởng của fructose trên một nhóm bệnh nhân tiểu đường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một chế độ ăn uống có tỉ lệ fructose chiếm 20% lượng carbohydrate đã cải thiện được 34% rối loạn dung nạp đường so với một chế độ ăn uống không chứa fructose.
Táo: Cùng với chất xơ, fructose, táo có chứa một lượng lớn pectin. Nhiều nghiên cứu cho thấy pectin có thể cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường và làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc tiêm lên đến 50% trong một số trường hợp.
Bưởi: Bưởi có thể thúc đẩy giảm cân do đó giúp làm giảm rối loạn chuyển hóa đường. Theo Viện Scripps, bưởi cũng có thể giúp kiểm soát nồng độ đường khi tiêu thụ trong bữa ăn. Tuy nhiên nước ép bưởi có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc, vì vậy nên dùng nước ép bưởi cách xa các loại thuốc điều trị 1-2 giờ.
Người bệnh đái tháo đường không nên ăn những loại quả có chỉ số đường huyết cao
Trái cây có chỉ số GI cao: bao gồm chuối, nho, dưa hấu, dứa, cam… Bạn vẫn có thể thưởng thức chúng nhưng với số lượng nhỏ vì chúng có thể làm tăng đột biến đường máu. Chỉ số GI sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ chín của trái cây.Ví dụ GI của một quả chuối xanh là khoảng 40 và của một chuối quá chín là khoảng 60. Vì vậy người bệnh tiểu đường người thích ăn chuối nên ăn chuối hơi xanh một chút.
Nước quả đóng chai: trái cây rất tốt, nhưng nước ép của chúng lại có tác dụng hoàn toàn ngược lại. Khi bạn xay trái cây, điều đó có nghĩa là bạn đã làm thất thoát hàm lượng vitamin và chất xơ, do đó nó sẽ làm tăng đường huyết sau ăn nhanh chóng.
Hoa quả sấy khô: hạn chế ăn hoa quả sấy khô vì trong hoa quả sấy khô không chỉ tập trung nhiều đường mà còn chứa rất nhiều chất béo và calo, không có lợi cho bệnh tiểu đường.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, người bệnh tiểu đường có thể dùng mọi loại trái cây tươi, nhưng nên nhớ một số nguyên tắc sau:
- Không dùng một lượng nhiều hơn 150g mỗi lần.
- Khoảng cách giữa hai lần ăn trái cây phải tối thiểu 6 giờ.
- Dùng trái cây cách xa bữa ăn.
- Dùng hoa quả sau khi vận động đến đổ mồ hôi.
- Uống nhiều nước ngay sau khi ăn trái cây.
- Kiểm tra chỉ số đường huyết trước và sau khi ăn một loại trái cây lạ.
Nên ăn gì, hạn chế ăn gì là một trong những tiêu chí mà người bệnh tiểu đường nên tìm hiểu và thực hiện đầy đủ. Nhưng để chung sống khỏe mạnh cùng bệnh, ngoài chế độ ăn, bạn nên tuân thủ cả việc dùng thuốc, tập luyện thể dục sao cho khoa học. Hiện nay có một số sản phẩm hỗ trợ cùng thuốc điều trị có thành phần chính từ thiên nhiên cũng đang được các chuyên gia Nội tiết khuyến khích sử dụng để làm tăng hiệu quả điều trị, đồng thời phòng ngừa được biến chứng tiểu đường hiệu quả.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Trích nguồn: http://healthhubs.net