Vết thương, vết loét ở người tiểu đường thường khó lành do đâu

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO,85% người bệnh tiểu đường gặp phải những vấn đề về da, như: chai sần, nhiễm nấm, viêm loét,... Những vấn đề này, đối với người bình thường là hết sức đơn giản, nhưng đối với người tiểu đường, lại vô cùng khó kiểm soát. Nhiều trường hợp được ghi nhận, người tiểu đường bị viêm loét bàn chân do nhiễm lạnh đơn thuần, nhưng do chủ quan và không chú ý điều trị, làm vết thương lan rộng, buộc người bệnh phải đoạn chi để đổi lấy sự sống.

Tuy nhiên, dù rất nguy hiểm nhưng nếu người tiểu đường chăm sóc tốt làn da, kịp thời phát hiện và trao đổi với bác sĩ khi thấy có những dấu hiệu bất thường, họ hoàn toàn có thể ngăn ngừa được biến chứng xảy ra.

Vì sao người tiểu đường hay bị loét da?

Như đã nói ở trên, có tới 85% người bệnh tiểu đường gặp phải các vấn đề về da, mà phổ biến nhất là hiện tượng loét da: do bị thương bởi ngoại lực (các vết thương do giẫm phải đinh, bị dao cứa, vết trầy xước, vết bỏng nóng hay lạnh,…) hoặc do tự phá từ những vết rộp, vết chai, vết nhiễm nấm,… có sẵn trên da.

Tình trạng loét da ở người tiểu đường hình thành do nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Sự giảm cảm giác ở bàn chân: (sinh ra do biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường) khiến người bệnh không còn khả năng nhận biết vết thương trên da để kịp thời xử lý, trước khi chúng phát triển thành các vết loét.
  • Lưu thông máu kém: (sinh ra do hệ thống vi mạch bị phá hủy do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài) khiến làn da không được nuôi dưỡng đầy đủ, dễ sinh tổn thương (như nhiễm nấm, hay tự phá từ những vết rộp,…)
  • Áp lực ở bàn chân lớn,
  • Dị tật

Vết loét da ở người tiểu đường thường rất khó lành. Trong nhiều trường hợp, khi không được xử lý kịp thời và đúng cách, rất nhanh chóng vết loét phát triển thành ổ nhiễm khuẩn, làm chết hàng loạt các mô tế bào da và xương, dẫn đến tình trạng hoại tử nghiêm trọng. Lúc đó, người tiểu đường sẽ buộc phải đoạn chi.

Vết loét da ở người tiểu đường thường rất khó lành

Vết loét da ở người tiểu đường thường rất khó lành

Vì sao vết loét trên da của người tiểu đường khó lành?

Có 3 nguyên nhân chính làm cho vết loét trên da của người tiểu đường khó lành:

  • Thứ nhất: Tỷ lệ đường huyết cao bất thường ở người tiểu đường là môi trường sinh trưởng lý tưởng của vi khuẩn. Vi khuẩn phát triển mạnh mẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng các vết thương hở miệng có trên da người bệnh, làm cho việc kiểm soát các vết thương ấy trở nên khó khăn và dễ đi vào bế tắc hơn.
  • Thứ hai: Lưu thông máu kém do hệ thống vi mạch bị viêm và chít hẹp (vì quá trình stress oxy hóa xảy ra khi đường huyết tăng cao), làm giảm khả năng điều trị các vết thương (Máu không chỉ dẫn truyền các chất dinh dưỡng cần thiết đến các mô, các cơ vận động mà còn vận chuyển các hợp chất sinh học từ thuốc đến điều trị vết thường)
  • Thứ ba: Rối loạn chuyển hóa chất đường, kéo theo rối loạn chuyển hóa chất béo và chất đạm, làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến hoạt động tự làm lành vết thương của cơ thể ngưng trệ một phần hoặc hoàn toàn, khiến vết loét trở nên khó lành.

Tỷ lệ đường huyết cao bất thường làm vết thương tiểu đường khó lành

Xem bài viếtTỷ lệ đường huyết cao bất thường làm vết thương tiểu đường khó lành

Cách chăm sóc vết loét da cho người tiểu đường

Cách xử trí khi phát hiện vết thương vết loét

Để kiểm soát hiệu quả vết thương, vết loét, người tiểu đường cần ghi nhớ 6 nguyên tắc điều trị sau:

  • Hạn chế nhiễm trùng lan rộng,
  • Giảm áp lực tỳ, đè lên các vùng da có vết thương, vết loét, giúp máu lưu thông tốt hơn,
  • Loại bỏ da và mô chết xung quanh miệng vết thương,
  • Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn,
  • Thay băng gạc hàng ngày để vết thương được khô thoáng,
  • Kiểm soát đường huyết và các bệnh cơ hội khác như máu nhiễm mỡ, cao huyết áp,…

Một số lưu ý chăm sóc vết thương, vết loét cho người tiểu đường:

Chăm sóc vết thương hở trên da đối với người tiểu đường thực sự là một thử thách. Để các vết thương lành lại, bệnh nhân có thể mất đến vài tuần hoặc vài tháng. Không phải tất cả các vết loét của người tiểu đường đều bị nhiễm trùng. Nhưng một khi vết loét đã bị nhiễm trùng, người bệnh cần đến bệnh viện để được các chuyên gia trực tiếp điều trị, bằng kháng sinh theo phác đồ. Nếu ngay cả kháng sinh cũng không thể cải thiện tình trạng nhiễm trùng của vết thương, các Bác sỹ sẽ xử lý bằng cách cắt bỏ toàn bộ ổ loét, loại bỏ vùng da bị chai ở gần đó.

Vì vậy, để vết thương, vết loét không phát triển thành ổ nhiễm khuẩn, ngay khi chúng được phát hiện, người tiểu đường cần:

  • Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng băng thuốc, băng kín vết thương.

Không sử dụng các thuốc sát khuẩn mạnh như nước oxy già… để làm sạch vết thương. Chúng không những không có lợi mà còn làm vết thương khó lành hơn.

  • Thường xuyên kiểm tra vết thương và thay băng: Bạn phải thay băng gạc 1 - 2 ngày một lần.
  • Giảm áp lực lên vết loét: Khi các vết thương khép miệng, người bệnh được khuyến cáo sử dụng giày dép mềm, rộng để giúp ngăn ngừa tái phát trong tương lai. Đối với các vết loét ở lòng bàn chân, các bác sỹ sẽ được chỉ định đi giày, dép chuyên dụng hoặc nạng hay xe lăn. Các thiết bị này giúp người bệnh giảm áp lực, giảm kích thích vào vùng có vết loét giúp tăng hiệu quả điều trị.

Chọn giày rất quan trọng để giúp vết thương nhanh lành

Chọn giày rất quan trọng để giúp vết thương nhanh lành

Dấu hiệu cho thấy vết thương vết loét trở nặng cần đến bác sỹ

Khi những dấu hiệu sau xuất hiện, chúng tỏ vết thương, vết loét của người tiểu đường đang biến chuyển tồi tệ. Lúc này, người bệnh cần đến gặp Bác sỹ ngay lập tức để được tư vấn cụ thể, trực tiếp:

  • Vết thương chảy máu hoặc mủ không ngừng
  • Vết thương có mùi hôi

Giải pháp giúp làm lành nhanh vết thương, vết loét da do tiểu đường

Loét da ở người tiểu đường là một biến chứng phức tạp, xuất hiện do nhiều tổn thương phối hợp bao gồm: Biến chứng mạch máu (làm giảm nuôi dưỡng da), biến chứng thần kinh (làm giảm cảm giác trên da) và biến chứng nhiễm trùng. Những tổn thương này sinh ra đều là do quá trình đường huyết tăng cao lâu ngày kích hoạt viêm, stress oxy hóa làm tổn thương tế bào thần kinh, gây suy giảm hệ thống miễn dịch.

Xem thêm: Cách nhận biết sớm và phòng ngừa nhiễm trùng bàn chân tiểu đường

Chính vì vậy, để làm lành nhanh vết thương, vết loét da, bên cạnh các biện pháp điều trị hàng ngày vẫn áp dụng, như:

  • Ăn uống điều độ:
  • Vận động thường xuyên:
  • Chăm sóc bàn chân mỗi ngày:

Người tiểu đường cần phải cung cấp chất chống oxy hóa để dọn dẹp “rác thải” làm hư hại tế bào thần kinh và hệ thống vi mạch, bổ sung các hoạt chất chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể . Qua rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử là những thảo dược truyền thống không những giúp ổn định đường huyết, mà còn có khả năng chống viêm, giảm stress oxy hóa và điều hòa hệ thống miễn dịch, giúp nâng cao thể trạng để cơ thể tự điều trị các tổn thương, từ đó phòng ngừa và cải thiện biến chứng loét da hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ đoạn chi.

vet thuong vet loet o nguoi tieu duong 3

Trên thực tế, từ hơn 10 năm qua (từ năm 2008), hàng chục nghìn bệnh nhân tiểu đường đã cải thiện hiệu quả tình trạng loét da do biến chứng tiểu đường bằng giải pháp bổ trợ có chứa các thảo dược này, như anh Ngô Điều dưới đây là một ví dụ:

Sống chung với tiểu đường, người bênh rất khó tránh biến chứng loét da. Thế nhưng, vẫn có nhiều người bệnh tiểu đường lâu năm không bị biến chứng này. Đơn giản bởi họ nắm rõ chiến lược phòng chống loét da dài hạn, trong đó: Họ kiểm soát tốt đường huyết; loại bỏ hiệu quả các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu; giảm cholesterol trong máu và học cách kiểm tra, chăm sóc bàn chân mỗi ngày.

Xem thêm: 

Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.

Hộ Tạng Đường có tốt không? – Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."