Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh… Thế nhưng bằng sự kết hợp của nhiều giải pháp như: kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, mỡ máu, phát hiện sớm biến chứng và sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.
Đây là một trong những cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường tốt nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy, giảm được 1% HbA1c, bạn sẽ giảm được 14% nguy cơ nhồi máu cơ tim, 12% nguy cơ đột quỵ, 43% nguy cơ cắt cụt chi và 37% nguy cơ biến chứng trên mắt, thận, thần kinh.
Tốt nhất, bạn nên giữ đường huyết trong khoảng:
- HbA1c < 7%
- Đường huyết khi đói 3.9 - 7.2 mmol/l (70 - 130 mg/dl)
- Đường huyết trước ăn < 7.2 mmol/l
- Đường huyết sau ăn 2h < 10 mmol/l (180 mg/dl)
Dưới đây là 1 số cách giúp bạn đạt được mục tiêu này
Sử dụng thuốc điều trị dài ngày có thể khiến bạn lo lắng về tác dụng phụ trên gan thận hay nguy cơ nhờn thuốc. Tuy nhiên, với những lợi ích mà thuốc mang lại, bạn vẫn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Việc dùng thuốc đúng liều và định kỳ 3 tháng kiểm tra lại đường huyết để đánh giá hiệu quả của thuốc sẽ giúp bạn vừa giảm rủi ro biến chứng, vừa được dùng thuốc với liều thấp nhất.
Người bệnh tiểu đường cần sử dụng thuốc đúng giờ
Người bệnh tiểu đường nên ăn giảm chất bột, đường có trong gạo trắng, lúa mì, khoai tây, các loại đường mía, đường sữa… Muối, chất béo xấu (mỡ động vật, chất béo trans trong thực phẩm chế biến sẵn) và chất đạm từ các loại thịt đỏ, trứng, sữa cũng là những thực phẩm bạn không nên ăn nhiều.
Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan (các loại rau củ có độ nhớt khi chế biến), dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên, rán nhiều lần. Nếu được, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, xen lẫn các bữa chính là bữa phụ với các loại hoa quả không làm tăng đường huyết như bưởi, cam, thanh long, ổi, dâu tây…
Tập thể dục thường xuyên 30 phút/ngày, 150 phút/tuần đã được chứng minh có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả, nhờ giảm đề kháng insulin. Bên cạnh đó, việc tập luyện hợp lý cũng có thể khiến người bệnh tiểu đường kiểm soát được cân nặng, từ đó ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thần kinh…
Nếu chưa quen với việc tập thể dục, bạn nên bắt đầu với thời gian ngắn, sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi. Những bài tập bạn có thể lựa chọn là đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội, aerobic, thái cực quyền...
Xem thêm: Có bao nhiêu loại tiểu đường? Tiểu đường không phụ thuộc vào Isulin?
Rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến việc kiểm soát đường huyết.Một lượng rượu nho, rượu vang nhỏ có thể giúp tinh thần phấn chấn, đồng thời làm giảm đường huyết. Nhưng nếu sử dụng nhiều và thường xuyên, khiến đường huyết của bạn có thể tăng vọt. Ngoài ra rượu cũng làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch, hạ mỡ máu…
Tốt nhất, nếu bị tiểu đường, bạn nên giảm (uống không quá 2 ly/ngày với nam giới, 1 ly/ngày với nữ giới), hoặc ngưng sử dụng rượu. Khi uống rượu, hãy chọn loại nồng độ cồn nhẹ và chỉ uống khi đã ăn lót dạ trước đó.
Từ chối uống rượu là một cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Huyết áp, mỡ máu cao ở người bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và thận 2 - 3 lần so với những người chỉ mắc 1 bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên giữ lượng LDL - c (cholesterol xấu) < 70 mg/ dl (1.8 mmol/l), HDL - c (cholesterol tốt) > 40 mg/dl (1.1 mmol/l) đối với nam, > 50 mg/dl (1.3 mmol/l) đối với nữ và triglycerides < 160 mg/ dl (2.2 mmol/l). Với huyết áp, bạn nên nên giữ ở mức dưới 140/90 mmHg, tốt hơn là dưới 130/80 mmHg.
Nếu thấy hai chỉ số này thường xuyên ở mức cao hơn giới hạn, bạn cần báo cho bác sĩ để được kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.
Thuốc lá sẽ làm tổn thương mạch máu và làm tăng huyết áp của bạn. Đây đều là những yếu tố khiến biến chứng xuất hiện sớm và nặng nề hơn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi phải bỏ thuốc lá, đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ. Bác sĩ sẽ gợi ý một số phương pháp điều trị giúp quá trình bỏ thuốc lá của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Hãy rửa sạch chân và tìm kiếm bất kỳ vết thương, vết loét, trầy xước, mụn nước, móng chân mọc ngược, đỏ hoặc sưng trên bàn chân của bạn hàng ngày. Nếu phát hiện có vết xước, bạn cần vệ sinh thật sạch bằng nước muối sinh lý, dùng kem kháng khuẩn (nếu có) sau đó băng lại bằng băng gạc vô trùng. Trường hợp, vết thương quá sâu, loét, chảy mủ, sưng đau, bạn nên đến bệnh viện. Tại đây bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý vết thương, kê đơn kháng sinh nếu cần và hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương tại nhà.
Việc sử dụng kem dưỡng da khi da chân bị khô, thường xuyên mang giày vớ và cắt tỉa móng chân theo đường ngang cũng giúp bảo vệ đôi chân của bạn tránh xa biến chứng tiểu đường.
Bạn sẽ phòng chống biến chứng tiểu đường tốt hơn nếu chăm sóc bàn chân mỗi ngày.
Xem thêm: Chăm sóc bàn chân do Đái tháo đường
Tương tự bàn chân, da cũng là bộ phận dễ bị tổn thương bởi biến chứng tiểu đường. Vì vậy, việc chăm sóc làn da mỗi ngày cũng được coi như một cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bạn nên giữ da sạch sẽ và khô ráo bằng cách tắm rửa hàng ngày với xà phòng. Nếu thời tiết quá khô hanh hoặc lạnh giá, hãy chú ý đến việc dưỡng ẩm và giữ ấm cho da. Việc sử dụng bột talc (phấn rôm) tại các nơi hay bị cọ xát như nách, kẽ tay, kẽ chân, cũng giúp da được khô ráo và giảm nguy cơ xước da. Nhưng lưu ý, không lạm dụng loại bột này.
Biến chứng tiểu đường có thể xuất hiện trong bất cứ giai đoạn nào của bệnh. Chủ động nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo biến chứng sẽ giúp bạn giảm rủi ro cho mình tốt hơn. Dưới đây là 1 số dấu hiệu biến chứng thường gặp mà bạn cần ghi nhớ:
- Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường: thường xuyên mệt mỏi, đau, khó chịu ở ngực, khó thở, nếu bị tổn thương mạch máu ở chân, bạn có thể bị chuột rút, đau cách hồi, thay đổi màu sắc da, mu chân lạnh, không bắt được mạch....
- Biến chứng mắt: giảm thị lực, đau nhức hốc mắt, nhìn thấy đốm, chấm đen trước mắt, chảy nước mắt liên tục….
- Biến chứng thận: tiểu đêm nhiều lần, nước tiểu sủi bọt, ngứa da, phù....
- Biến chứng thần kinh của tiểu đường: tê bì, châm chích, đau bỏng rát, chậm tiêu hóa, rối loạn cương dương, tim đập nhanh khi nghỉ....
Giảm đường huyết, phòng biến chứng bằng các hoạt chất sinh học tự nhiên
Trung tâm nghiên cứu bệnh tiểu đường Hoa Kỳ đã làm sáng tỏ, viêm và stress oxy hóa được kích hoạt khi đường máu tăng cao là yếu tố cốt lõi gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, ngoài ổn định đường huyết, muốn ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả cần phải có những giải pháp chống viêm và giảm stress oxy hóa.
Một trong những giải pháp đã được công nhận an toàn và hiệu quả giúp người bệnh tiểu đường đạt được mục tiêu này là sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên. Trong đó điển hình phải kể đến các hoạt chất như Alpha lipoic acid giúp chống oxy hóa mạnh, tinh chất Nhàu, Mạch môn giúp chống viêm, tăng cường miễn dịch, tinh chất Câu kỷ tử, Hoài Sơn giúp tăng cường chức năng tuyến tụy. Việc kết hợp các hoạt chất sinh học này trong các sản phẩm hỗ trợ như TPCN Hộ Tạng Đường đã mở ra nhiều cơ hội giúp người bệnh tiểu đường phòng ngừa biến chứng, giảm nguy cơ tử vong, tàn phế và kéo dài tuổi thọ.
Chia sẻ của ông Nhan Thiên Trang - một người bệnh đã thành công trong việc đẩy lùi biến chứng tiểu đường với TPCN Hộ Tạng Đường, hy vọng sẽ giúp bạn tích lũy thêm được những kinh nghiệm bổ ích.
Xem thêm: TPCN Hộ Tạng Đường - sản phẩm chuyên biệt giúp phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Dù bạn mới bị hay đã mắc bệnh nhiều năm, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra. Hãy biến việc thực hiện các cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trong bài viết thành thói quen. Khi này, biến chứng sẽ không còn quá đáng sợ và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được chúng.
* Lưu ý: Tác dụng của các phương pháp đề cập trong bài viết có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể chất/ cơ địa/ tình trạng của mỗi người
Xem thêm: Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu? Bán ở đâu chính hãng, giá tốt?
Tham khảo: medlineplus.gov, joslin.org, everydayhealth.com, webmd.com, drugs.com