[Hỏi - đáp] Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng?

Nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường là biến chứng nguy hiểm, trở nặng nhanh và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như hoại tử, cắt cụt chân hoặc thậm chí là tử vong. Vậy tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng ? Đâu là giải pháp để ngăn ngừa hiệu quả biến chứng này?

 Nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng

 Nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng

Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng?

Lượng đường trong máu cao có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, từ đó làm giảm khả năng đối phó với các tác nhân gây bệnh của cơ thể. Đồng thời đường máu cao cũng tạo môi trường dinh dưỡng thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, khiến nhiều người tiểu đường bị nhiễm trùng ngay từ các vết xước rất nhỏ.

Bên cạnh đó, người bị tiểu đường trong thời gian dài có thể bị tổn thương dây thần kinh và mạch máu ngoại vi. Tổn thương thần kinh khiến người bệnh mất cảm giác, không thấy đau khi có vật sắc nhọn làm xước da, vì thế làm vết thương thêm nặng. Trong khi đó, tổn thương mạch máu ngoại vi làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng đến các chi, giảm cung cấp oxy và giảm khả năng gắn kết các phản ứng miễn dịch.

Các biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng ở những vị trí sau:

- Nhiễm trùng răng, nướu: Tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về nướu và răng như: Viêm nướu, sâu răng, viêm chân răng.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Khi đường huyết tăng cao, một phần đường có thể được thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh tại vị trí này. Ngoài nhiễm trùng tiết niệu, viêm bàng quang và niệu đạo cũng là các bệnh phổ biến khi đường huyết không được kiểm soát tốt.

- Nhiễm trùng tiểu phế quản và phổi: Bệnh tiểu đường làm suy giảm hệ thống miễn dịch nên rất dễ khiến bệnh nhân mắc nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Nguy cơ lao phổi cũng tăng cao hơn khi bị tiểu đường.

- Nhiễm trùng da và mô mềm: Người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị nhiễm trùng và vết thương ở chân do đây là vùng được tưới máu kém. Nếu những nhiễm trùng này không được điều trị kịp thời và đúng cách rất có thể dẫn đến việc phải cắt cụt chi.

Nhiễm trùng bàn chân là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở người tiểu đường

Nhiễm trùng bàn chân là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở người tiểu đường

Giải pháp ngăn ngừa nhiễm trùng cho bệnh nhân tiểu đường

Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dưới đây sẽ giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ biến chứng nhiễm trùng xuống mức thấp nhất:

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Bao gồm việc đánh răng hàng ngày, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi, xì mũi hoặc ho, sau khi đi thăm người ốm.

- Chăm sóc da: Nhiều người bệnh tiểu đường có hiện tượng khô da, ngứa ngáy, bong tróc da nên rất dễ gây trầy xước. Người bệnh cần lưu ý luôn giữ cho da được ẩm, sạch và khô. Khi bôi kem dưỡng ẩm, người bệnh không nên bôi vào các kẽ tay chân vì đây là vùng có rất dễ bị ẩm và nhiễm nấm.

- Kiểm soát tốt đường huyết: Đây là yếu tố căn bản để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường. Theo đó, người bệnh cần cân bằng chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ để giảm và ổn định đường huyết trong mức an toàn.

- Sử dụng thảo dược phòng chống biến chứng: Người bệnh tiểu đường để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng, giúp các vết thương mau lành, giảm nguy cơ hoại tử, cắt cụt chi nên lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược có tác dụng tốt trong việc phòng và cải thiện biến chứng như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn… giúp:

  • Tăng cường miễn dịch, tăng tốc độ nhanh lành vết thương để hạn chế nhiễm trùng.
  • Giảm và duy trì đường huyết ổn định lâu bền.
  • Hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường khác trên tim, thận, mắt, thần kinh.

Sản phẩm thảo dược ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng cho người tiểu đường

Sản phẩm thảo dược ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng cho người tiểu đường

>>> Tìm hiểu thêm: TPBVSK Hộ Tạng Đường – Giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi “Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng”.  Trong trường hợp thông tin chưa đủ để giải đáp băn khoăn, bạn đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp về tổng đài: 0936.057.996 để được hỗ trợ nhanh nhất.