Đái tháo đường và những ngày ốm

Người bệnh đái tháo đường sẽ khó kiểm soát đường huyết hơn trong những ngày ốm bệnh, thậm chí là rơi vào trạng thái hôn mê do đường huyết tăng cao quá mức.

Vì vậy tất cả các thuốc mà họ sử dụng, thực phẩm ăn hàng ngày đều phải được cân nhắc và kiểm soát để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, đồng thời giữ cho lượng đường huyết được ổn định, không lên quá cao hoặc xuống quá thấp.

Điều gì sẽ xảy ra khi người bệnh đái tháo đường bị ốm?

Khi người bệnh đái tháo đường bị ốm, cho dù nhẹ như viêm họng, cảm lạnh, hoặc các vấn đề lớn hơn như mất máu hoặc phẫu thuật, các tế bào đều rơi vào trạng thái bị “stress” oxy hóa. Ngay lập tức, cơ thể sẽ kích thích giải phóng một số hormon để ngăn chặn quá trình này. Một mặt chúng giúp chống lại bệnh tật, nhưng ngược lại, chúng có thể làm tăng nồng độ đường trong máu, làm giảm khả năng hoạt động của insulin.

Nhiễm toan ceton dẫn đến hôn mê đái tháo đường là biến chứng thường gặp khi người bệnh tiểu đường type 1 bị ốm. Trong khi đó, người bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi, có thể phát triển tình trạng hôn mê nonketotic do tăng áp lực thẩm thấu. Tất cả các biến chứng kể trên đều rất nguy hiểm và có thể dễ dàng cướp đi tính mạng của người bệnh.

Bệnh đái tháo đường khó kiểm soát hơn trong những ngày ốm

Bệnh đái tháo đường khó kiểm soát hơn trong những ngày ốm

Lên kế hoạch cho những ngày ốm khi có bệnh đái tháo đường

Đường huyết sẽ rất khó kiểm soát, lên xuống thất thường khi bạn đang bị ốm. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên trong những ngày bị bệnh và điều chỉnh liều insulin khi cần thiết. Lên kế hoạch quản lý bệnh đái tháo đường trong những ngày ốm sẽ là bước khôn ngoan, giúp bạn đỡ gặp lúng túng khi bệnh ghé thăm một cách bất ngờ:

- Dự trữ sẵn một số loại thuốc cần sử dụng trong ngày ốm: thuốc ngậm ho và đau họng không đường, thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc đặt hậu môn phòng khi nôn nhiều không uống được, thuốc đi ngoài như Imodium…

- Giấy thử đường hoặc ceton.

- Số điện thoại của bác sĩ hoặc người thân khi cần.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tiêm phòng chủng ngừa phế cầu để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng và chích ngừa cúm hàng năm. Các loại vacxin này có thể giúp cho bệnh đái tháo đường được kiểm soát tốt hơn.

TPCN Hộ Tạng Đường - Sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường, giúp ổn định chỉ số đường huyết tự nhiên và bền vững. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0983.103.844 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất

Người bệnh đái tháo đường cần làm gì khi bị ốm?

Lời khuyên chung cho người bệnh đái tháo đường khi bị ốm

- Tiếp tục duy trì thuốc uống điều trị đái tháo đường hoặc tiêm insulin ngay cả khi buồn nôn, nôn hoặc khó ăn uống. Nếu không thể tiếp tục dùng thuốc phải gọi cho bác sĩ để thay thuốc khác, tăng hay giảm liều. Riêng thuốc metformin (Glucophage, Meglucon) nên tạm dừng khi có nôn, đi ngoài và dùng trở lại khi khỏi bệnh.

- Tiếp tục khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu không thể ăn thức ăn thông thường thì có thể uống nước chứa đường như hoa quả, cháo súp, thức ăn mềm…

- Uống nhiều nước hoặc nước hoa quả nhằm tránh mất nước. Nếu đường huyết >15mmol/l thì không nên uống nước ngọt, chỉ uống nước lọc hoặc không đường.

- Kiểm tra đường máu ít nhất 3 - 4 lần/ngày hoặc hơn nữa nếu thấy đường máu tăng nhanh, ngay cả vào ban đêm. Nếu đường máu cao trên 240mg/L (15mmol/l), cần tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có nên sử dụng thêm liều insulin hay không?

- Hãy kiểm nồng độ ceton trong nước tiểu bằng que thử nhúng, đặc biệt khi đường máu trên 300 mg/dL. Nếu xét nghiệm nhúng nước tiểu hơn 2+ hoặc thể ceton ở mức vừa trong nước tiểu thì nên gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

- Kiểm tra cân nặng hàng ngày, cặp nhiệt độ, theo dõi nhịp thở, mạch thường xuyên.

Người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra đường máu thường xuyên khi bị ốm

Người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra đường máu thường xuyên khi bị ốm

Chú ý sử dụng thuốc điều trị khi bị ốm

- Không nên tự ý uống các loại thuốc không được kê đơn, vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới đường máu. - Chú ý các loại thuốc có đường (thuốc ho siro…) và một số thuốc không chứa đường nhưng làm góp phần hạ đường máu (aspirin, giảm đau, hạ sốt…). - Cẩn thận với những thuốc làm tăng đường máu như các thuốc trị cảm cúm, chống sung huyết. - Đảm bảo nguyên tắc điều trị bằng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn như nhiễm trùng đường tiểu, răng miệng, viêm họng sưng amidan…

Dinh dưỡng trong những ngày ốm

Ăn và uống là một vấn đề lớn khi người bệnh đái tháo đường bị ốm. Nhưng điều quan trọng là họ cần thực hiện theo kế hoạch ăn uống thường ngày nếu có thể. Ngoài bữa ăn bình thường này, hãy cố gắng bổ sung thêm nước, đồ uống không chứa năng lượng để hạn chế nguy cơ mất nước. Nhiều nước trong cơ thể cũng sẽ giúp làm loãng nồng độ đường và tăng đào thải ceton ra khỏi máu. Điều này cũng cần thiết nếu chẳng may người bệnh bị nôn, tiêu chảy.

Nhưng nếu không thể thực hiện theo chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cần bổ sung một bữa ăn chứa đồ ăn mềm, lỏng dễ hấp thu chẳng hạn như cháo, súp…

Hoặc ngay cả việc tiêu hóa thức ăn mềm lỏng quá khó khăn, người bệnh có thể được bổ sung thêm các loại sữa, nước, dịch truyền có chứa 50 gram carbonhydrat cách nhau 3 - 4h. Kế hoạch ăn trong ngày ốm có thể thay đổi so với chế độ ăn hàng ngày, như bạn không cần kiêng các nước trái cây có chứa hàm lượng đường cao, bánh, sữa chua hoa quả…

Khi nào người bệnh đái tháo đường nên nhập viện?

Khi gặp các tình huống sau, người bệnh đái tháo đường nên cố gắng liên lạc với bác sĩ hoặc nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để được theo dõi:

- Đường máu thấp hơn 3,4 mmol/l hay trên 15 mmol/l. Hoặc nếu đang tiêm insulin: đường máu > 15 mmol/l (hoặc > 240mg/dL), mặc dù đã tiêm thêm insulin theo chỉ định của bác sĩ. - Tình trạng ốm yếu hoặc sốt sau vài ngày không tiến triển khá hơn. - Nôn hoặc đi ngoài sau 6h không thuyên giảm. - Có nhiều ceton trong nước tiểu. - Nếu chỉ dùng thuốc uống hạ đường huyết: đường máu tăng trên 15 mmol/l (hoặc > 240mg/dL) suốt 24h. - Có các biểu hiện mất nước nguy hiểm: khó thở, hơi thở có mùi hoa quả chín, đau ngực, khô nứt môi và lưỡi, tiểu rất ít… - Cần hỗ trợ cấp cứu khi đường huyết trên 30mmol/l.

Người bệnh đái tháo đường luôn cần đến sự giúp đỡ của những người thân, đặc biệt là trong những ngày ốm đau. Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có người thân bị bệnh đái tháo đường, bạn cũng cần biết đến cách phát hiện về sự thay đổi đường trong máu và các biện pháp xử trí kịp thời để giúp làm giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm do đường máu tăng cao.

Theo nguồn: http://www.diabetes.org http://kidshealth.org

xem bệnh nhân sử dụng tốt