Đừng để biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường tàn phá cơ thể bạn!

Biến chứng mạch máu được coi là gốc rễ của sự hủy hoại trong bệnh tiểu đường, bởi nó gây tổn thương hầu hết các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, mắt, thận, não, thần kinh…

Biến chứng mạch máu là hậu quả của đường huyết tăng cao kéo dài hoặc tăng giảm thất thường, làm cho lớp nội mạc mạch máu (lớp lót trong của mạch máu) bị tổn thương, không thể đưa đủ lượng máu và tới các cơ quan.

Biến chứng mạch máu nhỏ

Giảm thị lực và mù lòa

Bệnh lý võng mạc xuất hiện khi đường huyết tăng cao phá hủy hệ thống mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc, làm các mạch máu nhỏ bị viêm và thít chặt, dẫn đến tình trạng đông máu, thiếu máu võng mạc và làm tăng sinh mạch máu mới. Các mạch máu mới sinh rất mong manh và có thể dễ dàng đứt vỡ, gây chảy máu võng mạc. Biến chứng võng mạc do tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa ở những người thuộc độ tuổi lao động tại các nước phát triển. Nghiên cứu cho thấy: 40% bệnh nhân tiểu đường type 2 mắc biến chứng võng mạc tại thời điểm chẩn đoán.

Bệnh lý võng mạc tiểu đường có thể gây mù lòa

Bệnh lý võng mạc tiểu đường có thể gây mù lòa

Phương pháp điều trị

Điều trị biến chứng võng mạc bằng laser là phương pháp được chỉ định ở cả hai giai đoạn: Không tăng sinh và tăng sinh. Phương pháp này giúp hạn chế sự thiếu máu cục bộ võng mạc, đồng thời cũng hạn chế sự rò rỉ máu và các chất từ mạch máu ra võng mạc.

Đối với người bệnh tiểu đường có thời gian mắc bệnh trên 5 năm, điều trị bằng laser có thể giảm nguy cơ mù lòa từ 50% xuống còn 5%. Tuy nhiên, phương pháp này lại làm mất 50% tầm nhìn ngoại biên của họ.

Bạn có biết, mờ mắt và đau nhức hốc mắt là những dấu hiệu ban đầu của biến chứng võng mạc tiểu đường? Nếu có những biểu hiện trên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cách cải thiện thị lực!

hotline

Suy thận mạn

Bệnh thận tiểu đường cũng là một biến chứng mạch máu phổ biến. Theo Gs Thái Hồng Quang - chủ tịch hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam: Tại các thành phố lớn tại Việt Nam, có khoảng 50% trường hợp chạy thận nhân tạo là do đái tháo đường. Người bệnh nào mà kiểm soát đường huyết càng kém, mắc kèm tăng huyết áp thì nguy cơ bị tổn thương thận càng cao.

Mắc bệnh trên 25 năm, người tiểu đường có nguy cơ cao bị suy thận

Mắc bệnh trên 25 năm, người tiểu đường có nguy cơ cao bị suy thận

Phương pháp điều trị

Đường huyết và huyết áp là hai yếu tố nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến biến chứng suy thận tiểu đường. Vì vậy, việc điều trị suy thận người bệnh tiểu đường cần đặc biệt quan tâm đến hai chỉ số sau:

- Kiểm soát đường huyết: Kiểm soát tốt đường huyết giúp làm chậm quá trình suy thận, đồng thời làm chậm tiến triển của mọi biến chứng khác. Mục tiêu lý tưởng là duy trì chỉ số HbA1c dưới 7%.

- Kiểm soát huyết áp: Kiểm soát huyết áp nghiêm ngặt làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và phòng ngừa, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận. Người bệnh nên dùng các loại thuốc huyết áp như thuốc chuyển đổi angiotensin và thuốc chẹn thụ thể angiotensin.

Thông tin cho bạn: Cách phòng và điều trị biến chứng thận tiểu đường

Biến chứng thần kinh

Đây là một biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường khá phổ biến và nguy hiểm. Đôi khi, tăng đường huyết bất thường có thể dẫn đến biến chứng thần kinh cấp tính. Tình trạng này có thể giảm khi đường huyết được kiểm soát. Tuy nhiên, phần lớn biến chứng thần kinh đều là mạn tính và cần điều trị kiên trì trong thời gian dài.

- Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường: Làm tổn thương hệ thống thần kinh cảm giác, biểu hiện chính là người bệnh mất cảm giác đau, nóng, lạnh,... hoặc rối loạn hệ thống thần kinh kiểm soát vận động, di chuyển cơ bắp.

- Biến chứng thần kinh tự chủ: Làm tổn thương hệ thống thần kinh kiểm soát hoạt động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở, tuyến tiết (mồ hôi, dịch tiết), các chức năng sinh lý…

Biến chứng thần kinh tự chủ gây tăng nhịp tim ở người tiểu đường

Biến chứng thần kinh tự chủ gây tăng nhịp tim ở người tiểu đường

Phương pháp điều trị

Ổn định đường huyết tốt có thể là cách phòng ngừa hiệu quả biến chứng thần kinh của tiểu đường. Tuy nhiên, một khi biến chứng đã phát sinh, ổn định đường huyết không còn nhiều ảnh hưởng đến việc kiểm soát những cơn đau – hệ lụy chính của biến chứng.

Trong trường hợp mắc biến chứng ở giai đoạn sớm, các cơn đau có thể được xoa dịu bởi thuốc giảm đau liều nhẹ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi đã ở vào giai đoạn muộn của biến chứng, người bệnh có thể phải dùng thêm các thuốc giảm đau đặc hiệu hơn.

Bên cạnh thuốc, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc bàn chân, vì bàn chân họ rất dễ bị nhiễm trùng, loét rộng, dẫn đến đoạn chi.

Biến chứng mạch máu lớn

Đột quỵ

Cơn đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp đến não đột nhiên bị chặn lại, các tế bào não sẽ thiếu oxy và nhanh chóng chết đi. Nếu không cấp cứu kịp thời, đột quỵ có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng như: liệt toàn thân, liệt nửa người, liệt mặt, mất khả năng nói… Đột quỵ là hậu quả nặng nề nhất ở người bệnh tiểu đường.

Xem thêm: 5 rủi ro ở người bệnh tiểu đường do biến chứng mạch máu lớn

Bệnh tim động mạch vành và tăng huyết áp

Nhồi máu cơ tim, suy tim, nhịp tim nhanh khi nghỉ là hậu quả của biến chứng tim mạch do tiểu đường. Có đến 80% các trường hợp tử vong ở người bệnh tiểu đường là do biến chứng tim – mạch vành. Điều đó cho thấy, biến chứng tim mạch là 1 trong những biến chứng nguy hiểm nhất, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các biến chứng của căn bệnh này.

Người tiểu đường cần thận trọng với biến chứng tim mạch

Người tiểu đường cần thận trọng với biến chứng tim mạch

Mặc dù đường huyết cao có thể làm giảm nhanh với các thuốc hạ đường huyết, nhưng điều đó không có nghĩa là biến chứng tim mạch được ngăn chặn. Stress oxy hóa và viêm mạn tính ở lòng mạch máu do tiểu đường mới là thủ phạm chính gây xơ vữa, gây cứng và làm tổn hại các mạch máu nuôi tim, gây ra những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh rất dễ tử vong. Ngoài ra, đề kháng insuIin ở bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa cholesterol, tăng huyết áp và làm tăng rủi ro cho người bệnh.

Ngưng hút thuốc lá, điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, giảm cholesterol máu, giảm cân – nếu dư cân, béo phì, kiểm soát chế độ ăn và tập luyện – là cách để giảm nguy cơ tim mạch do bệnh tiểu đường.

Bạn đã biết: Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường: Tất cả những điều bạn cần biết để tránh rủi ro

Cục máu đông (huyết khối)

Hình thành các cục máu đông là chức năng tự nhiên của mạch máu để ngăn chặn xuất huyết khi thành mạch máu bị tổn thương. Tuy nhiên, ở người mắc tiểu đường, huyết khối thường là hậu quả của quá trình viêm và xơ vữa mạch hay bệnh động mạch ngoại biên. Người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ não hay thuyên tắc phổi.

Suy tim

Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm máu đúng cách để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim thường phát triển trong nhiều năm và nặng dần theo thời gian. Ở người tiểu đường, suy tim thường là hậu quả của nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim.

Bệnh động mạch ngoại biên

Một biến chứng nghiêm trọng do tiểu đường đó là bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Đặc trưng của bệnh này là mạch máu ở chân bị hẹp hoặc tắc do các mảng bám tích tụ, làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân. PAD làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Bị bệnh động mạch ngoại biên, người bệnh có thể gặp phải cơn đau cách hồi (đau bắp chân hoặc bàn chân khi đi bộ, giảm khi nghỉ ngơi trong vài phút) không thể lý giải nổi. Ngoài ra, sự kém lưu thông máu ở chân và bàn chân cũng làm tăng nguy cơ đoạn chi.

Đau cách hồi - dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên do tiểu đường

Đau cách hồi - dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên do tiểu đường

Bảo vệ mạch máu giúp cải thiện biến chứng của bệnh tiểu đường

Tổn thương mạch máu là nguồn gốc của mọi sự hủy hoại trong bệnh đái tháo đường, bởi vậy để giảm thiểu được các biến chứng của bệnh, cần phải đạt được cả hai mục tiêu không thể tách rời đó là: ổn định đường huyết và bảo vệ mạch máu.

 Để làm được điều này, bên cạnh các thuốc hạ đường huyết, không thể thiếu được vai trò của những chất chống oxy hóa mạnh. Chúng được ví như lớp sơn bảo vệ, giúp dọn dẹp các chất thải sinh ra trong quá trình rối loạn chuyển hóa đường, từ đó ngăn ngừa được sự hủy hoại của lớp nội mạc mạch máu do tiểu đường gây ra.

 Trên thế giới hiện nay, hoạt chất chống oxy hóa nổi bật đang được sử dụng phổ biến để kiểm soát biến chứng của đường là acid alpha lipoic (được viết tắt là ALA). Nó được đánh giá là một chất chống oxy hóa “siêu đẳng”, có khả năng hoạt động tốt trong cả môi trường thân mỡ và thân nước, thấm tốt vào các mô thần kinh, vì vậy tạo nên hiệu quả vượt trội trong việc ngăn ngừa và cải thiện biến chứng của tiểu đường.

 Hiểu rõ về nguyên nhân sinh ra các biến chứng mạch máu của tiểu đường sẽ giúp bạn có được hướng đi đúng trong điều trị và bảo vệ bản thân khỏi sự hủy hoại do căn bệnh này gây ra.

Xem thêm: Hộ Tạng Đường có tốt không? – Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu? Bán ở đâu chính hãng, giá tốt?
(*)Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Danh sách bình luận
  • Mạnh
    Mạnh
    01:20 22/02/2020
    Chồng e bị tiểu đường 17,00 giờ bị mờ mắt ah. cho e hỏi đường huyết ổn định thì có trở lại bt k ah hay bị như vậy mãi. Có pp điều trị tốt k chỉ giúp e cám ơn.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      04:07 22/02/2020
      Chào bạn,
      Biểu hiện mờ mắt mà chồng bạn đang gặp phải có thể là dấu hiệu của biến chứng tiểu đường trên võng mạc. Khi đường huyết tăng cao kéo dài sẽ gây tổn hại mạch máu và tế bào ở hầu hết các cơ quan trên cơ thể, dẫn tới biến chứng tiểu đường với biểu hiện như mờ mắt, đục thủy tinh thể, rối loạn cương, suy tim, suy thận… Việc ổn định đường huyết là quan trọng tuy nhiên chưa đủ để khắc phục các biến chứng này. Hiện tại, chồng bạn nên sớm kiểm tra lại thị lực và xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng mờ mắt này để có hướng xử trí thích hợp.
      Trước mắt, chồng bạn có thể sử dụng các sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm có chứa chất chống oxy hóa ưu việt kết hợp với các thảo dược Nhàu, Câu kỷ tử tạo thành bộ 3 chống oxy rộng khắp giúp bảo vệ mạch máu và tế bào, nhằm ngăn chặn tiến triển của bệnh trên võng mạc và phòng ngừa các biến chứng khác như rối loạn cương, suy tim, suy thận… Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp ổn định đường huyết hiệu quả nhờ làm tăng khả năng đáp ứng của lnsulin với tế bào. Chúng tôi xin chia sẻ một trường hợp bị biến chứng tiểu đường gây mờ mắt, chân tay tê bì, rối loạn cương và bác đã tìm ra giải pháp cho bệnh của mình:
      a href="https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2"rel="nofollow">https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
      Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh!
  • Bảo Khánh
    Bảo Khánh
    04:18 20/02/2020
    Bà tôi bị tiểu đường, 2 tháng nay có hiện tượng mờ mắt, có phải là biến chứng mạch máu nhỏ không? Làm cách nào để cải thiện?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      07:04 20/02/2020
      Chào bạn
      Hiện tượng mờ mắt ở người tiểu đường đa số là do biến chứng mạch máu nhỏ. Tuy nhiên không loại trừ do tuổi tác hay một số bệnh lý về mắt khác. Vì vậy, bạn nên khuyên bà đến bệnh viện khám trước để xác định chính xác nguyên nhân. Và việc thăm khám cũng cho biết mức độ tổn thương mắt đến đâu để có cách điều trị phù hợp.
      Nếu võng mạc bị tổn thương, xuất huyết nhiều, bắt buộc sẽ cần những can thiệp sâu như laser hay thuốc tiêm. Nhưng nếu mới ở giai đoạn đầu, chỉ cần kiểm soát đường huyết tốt kết hợp với các giải pháp hỗ trợ cải thiện biến chứng, phần lớn thị lực của bà sẽ phục hồi.
      Các giải pháp này bao gồm:
      - Dùng thuốc theo chỉ định, khám định kỳ 3 tháng 1 lần.
      - Ăn nhiều rau xanh, cá, trái cây củ quả màu vàng, cam.
      - Kết hợp uống tpbvsk Hộ Tạng Đường. Sản phẩm đã được nghiên cứu chứng minh về tác dụng bảo vệ hệ vi mạch mắt. Đặc biệt, thành phần câu kỷ tử trong Hộ Tạng Đường còn giúp chống lại quá trình sorbitol hóa tại mắt - nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể ở người tiểu đường.
      Rất nhiều trường hợp biến chứng mắt đã cải thiện sau khi uống thêm tpbvsk Hộ Tạng Đường, bạn có thể tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=3kqDD4kGh4g
      hoặc gọi điện trực tiếp đến đường dây nóng 0962 326 300 để được chuyên gia tư vấn hỗ trợ.
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Nguyễn Hải
    Nguyễn Hải
    04:31 19/02/2020
    Tôi bị tiểu đường 3 năm rồi, đường huyết 300 mmg/dl có biểu hiện tê bì các đầu ngón tay, da mẩn ngứa. Xin tư vấn.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      07:18 19/02/2020
      Chào bạn
      Đường huyết của bạn đang ở mức rất cao. Trước mắt, bạn cần tái khám để bác sĩ xem xét thay đổi phác đồ điều trị nhằm sớm đưa đường huyết về giới hạn cho phép.
      Về biểu hiện tê bì, mẩn ngứa, khả năng cao là do biến chứng tiểu đường gây ra. Do đó, để giảm tình trạng này, ngoài việc tái khám và sử dụng thuốc tây điều trị của bác sĩ, bạn có thể cân nhắc và sử dụng thêm Tpbvsk Hộ Tạng Đường. Bởi lẽ, Hộ Tạng Đường sẽ giúp bảo vệ hệ thần kinh và mạch máu toàn cơ thể, từ đó hỗ trợ cải thiện dần tê bì, mẩn ngứa và phòng ngừa biến chứng mới. Ngoài ra khi kết hợp Hộ Tạng Đường với thuốc điều trị, sản phẩm sẽ giúp cơ thể đáp ứng với thuốc tốt hơn, do đó nâng cao hiệu quả giảm và ổn định đường huyết.
      Khi sử dụng Hộ Tạng Đường, bạn nên dùng với liều 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách thời điểm uống thuốc tây khoảng 1 tiếng. Để có hiệu quả cao nhất, bạn nên duy trì dùng đủ lộ trình từ 3 - 6 tháng. Nhiều người bệnh đã sử dụng Hộ Tạng Đường và thấy cảm giác tê bì, mẩn ngứa cải thiện rõ rệt. Bạn có thể xem chia sẻ của họ tại đây:
      https://www.youtube.com/watch?v=ynHfyDXYhc8&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Cô Sinh
    Cô Sinh
    06:54 14/11/2018
    Ngoài tiểu đường, tôi còn bị mỡ máu, như vậy có phải là tôi dễ bị nhồi máu cơ tim hơn không ạ? Xin chuyên gia chỉ tôi cách giảm nguy cơ này vì gia đình tôi đã từng có người phải cấp cứu vì nhồi máu rồi.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:41 14/11/2018
      Chào bạn
      Đúng là người bệnh tiểu đường kèm mỡ máu sẽ có nguy cơ biến chứng tim mạch cao hơn, nhồi máu cơ tim là một trong số đó. Để giảm nguy cơ này, có rất nhiều cách bạn có thể áp dụng.
      Đầu tiên, kiểm soát đường huyết vẫn là giải pháp đầu tiên, nền tảng. Bởi gốc rễ mọi biến chứng đều xuất phát từ tình trạng đường huyết cao. Mặc dù con đường từ đường huyết cao đến biến chứng vẫn còn có những yếu tố ảnh hưởng khác nhưng việc ổn định đường huyết trong giới hạn an toàn bằng thuốc, chế độ ăn, tập luyện vẫn giúp bạn trì hoãn biến chứng.
      Điều thứ 2 bạn cần làm là ăn giảm những đồ nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ và nội tạng động vật hay đồ qua chiên rán nhiều lần. Nếu bác sĩ có kê thêm thuốc mỡ máu, bạn dùng đúng chỉ định để chỉ số cholesterol trong máu (chất béo xấu) luôn ở mức cho phép.
      Ngoài 2 giải pháp trên, nhiều người tiểu đường có kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường. Đây cũng là một lựa chọn tốt để nâng cao hiệu quả phòng ngừa. Bạn có thể tham khảo dùng tpbvsk Hộ Tạng Đường. Sản phẩm đã được nghiên cứu, được chuyên gia nội tiết công nhận và người bệnh đánh giá cao, điển hình như trường hợp bác Luyên dưới đây:
      https://www.youtube.com/watch?v=Mgq4KmHFuUU&t=7s
      Gửi bạn thêm bài viết cách kiểm soát mỡ máu ở người tiểu đường để tham khảo:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/roi-loan-mo-mau-o-nguoi-benh-tieu-duong-39.html
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Trần Phước Lưu
    Trần Phước Lưu
    06:54 10/11/2018
    Tôi không bị biến chứng nhưng muốn uống Hộ Tạng Đường phòng biến chứng trên tim được không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:41 10/11/2018
      Chào bạn
      Nếu có điều kiện. bạn nên dùng sớm tpbvsk Hộ Tạng Đường. Bởi lẽ theo các nghiên cứu việc kiểm soát đường huyết chỉ trì hoãn một phần biến chứng, nếu biến chứng đã xảy ra thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Thêm vào đó, tpbvsk Hộ Tạng Đường tác động vào nguyên nhân sinh biến chứng nói chung là tổn thương mạch máu và hệ thần kinh, do đó, ngoài phòng biến chứng trên tim, sản phẩm còn giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng khác ở thần kinh, mắt, thận, da, xương khớp...
      Liều phòng ngừa biến chứng là từ 2 - 4 viên/ngày chia 2 lần, duy trì từ 3 - 6 tháng. Sau 3 - 6 tháng này, bạn có thể ngừng dùng 1 thời gian sau đó lặp lại lộ trình mới.
      Gửi bạn chia sẻ của người bệnh về Hộ Tạng Đường để thêm động lực:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chia-se-cua-nguoi-benh-cach-chua-tieu-duong-hieu-qua.html
      Chúc bạn sức khỏe!