Cách nhận biết và phòng ngừa bệnh phổi do bệnh tiểu đường type 2

Khi nhắc tới bệnh tiểu đường, hầu hết người bệnh thường nghĩ tới các biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh, mạch máu …nhưng ít ai biết rằng phổi cũng là một cơ quan mà bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách nhận diện và phòng ngừa tiểu đường biến chứng qua phổi.

Tại sao người bệnh tiểu đường type 2 hay mắc bệnh phổi?

Bệnh tiểu đường type 2 chiếm đến 90 – 95 % các trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, họ cũng là đối tượng thường gặp bị mắc bệnh phổi. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh phổi.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới người bệnh tiểu đường type 2 hay mắc bệnh ở phổi. Đầu tiên, do tổn thương các mạch máu nhỏ tới nuôi dưỡng phổi. Đường huyết tăng cao hoặc tăng giảm thất thường sẽ sản sinh ra nhiều chất thải, gây tổn thương tới các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng phổi, làm cho chức năng phổi của bạn bị suy giảm. Ở người tiểu đường trọng lượng phổi thường giảm từ 3% - 10% so với người không bị tiểu đường.

Nguyên nhân thứ hai là do sự suy giảm hệ thống miễn dịch ở người bệnh tiểu đường type 2, làm giảm khả năng bảo về cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Các tác nhân như vi khuẩn, khói bụi, thuốc lá sẽ có cơ hội tấn công, phát triển thành bệnh. Biểu hiện cảm lạnh, cảm cúm chính là biểu hiện của sự suy giảm hệ thống miễn dịch ở người tiểu đường.

Bên cạnh 2 nguyên nhân chính, một số các bệnh lý phối hợp khác như béo phì, bệnh lý trên thần kinh, thận, tim mạch làm giảm sức đề kháng của cơ, thúc đẩy các bệnh lý ở phổi phát triển. Ví dụ như trong một nghiên cứu về chăm sóc bệnh tiểu đường, người bệnh tiểu đường type 2 có béo phì có chức năng phổi thấp hơn so vời người có cân nặng bình thường.

Kiểm soát đường huyết giúp giảm tổn thương mạch máu và tăng cường hệ miễn dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bạn phòng ngừa mắc bệnh tại phổi. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPBVSK Hộ Tạng Đường – giúp ổn định đường huyết tự nhiên bền vững, từ đó phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường và các bệnh lý cơ hội như bệnh phổi. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0962 326 300 hoặc 0936 057 996 (trong giờ hàh chính) để được hỗ trợ trực tiếp.

Người bệnh tiểu đường type 2 hay bị mắc bệnh phổi nào?

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh tiểu đường type 2 sẽ mắc các bệnh phổi khác nhau. Đó có thể là bệnh viêm phổi, lao phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

  • Viêm phổi: là do nhiễm các chủng vi khuẩn như: tụ cầu, phế cầu và một số chủng vi khuẩn khác. Trong đó viêm phổi do phế cầu (Streptococcus pneumonia) chiếm phần lớn, còn viêm phổi do tụ cầu (Staphylococcus aureus) thường ở mức độ nặng, gây tử vong cao. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là khó thở, sốt, ho (có đờm hoặc không), có cơn rét run, đau ngực, đau đầu, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, đau cơ…

Viêm phổi hay gặp ở người bệnh tiểu đường type 2

Viêm phổi hay gặp ở người bệnh tiểu đường type 2

  • Bệnh lao phổi: là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Tuy nhiên, không phải ai bị nhiễm vi khuẩn này đều mắc bệnh lao, chỉ có 5 -10 % trường hợp nhiễm lao chuyển sang bệnh lao nhưng tỉ lệ này sẽ tăng lên ở người tiểu đường. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lao để phân biệt với viêm phổi là: ho kéo dài, khạc đờm, ho ra máu… Nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm khác như trà dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp…
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc lá (chiếm 90% các trường hợp). Các triệu chứng hay gặp là ho mãn tính (ho kéo dài); ho có đờm; thở gấp hay thở khò khè và có cảm giác khó chịu, đau tức ở ngực. Đây là một bệnh tiến triển trong nhiều năm, với các triệu chứng ban đầu ở thể nhẹ và càng ngày càng trở nên nặng hơn, có thể gây tắc nghẽn không hồi phục, dẫn tới tử vong.

Phòng ngừa bệnh phổi ở người bệnh tiểu đường type 2 như thế nào?

Để không bị mắc phải các bệnh phổi nguy hiểm trên, người bệnh tiểu đường type 2 nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa:

  • Hạn chế tối đa các nguyên nhân gây bệnh ở phổi bằng cách bỏ hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với các nguồn lây vi khuẩn, virus như người cảm lạnh, cảm cúm, người mắc các bệnh về hô hấp khác, người mắc bệnh sởi, thủy đậu, lao phổi…

Người bệnh tiểu đường type 2 ngừng hút thuốc lá giúp phòng mắc các bệnh ở phổi

Người bệnh tiểu đường type 2 ngừng hút thuốc lá giúp phòng mắc các bệnh ở phổi

  • Rửa tay sạch sẽ giúp bạn ngăn chặn sự lây lan của các chủng vi khuẩn và virus gây ra các bệnh phổi trên.
  • Tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bui bẩn, khói hóa chất để làm giảm kích thích đường hô hấp. Bảo vệ đường hô hấp khi đi ngoài đường bằng khẩu trang y tế, hoặc bằng mặt nạ khi tiếp xúc trong môi trường có nguồn lây.
  • Tiêm phòng cũng là cách giúp người bệnh tiểu đường type 2 phòng tránh bệnh phổi. Chẳng han như, để phòng viêm phổi thì có thể tiêm chủng vắc- xin liên phế cầu, hay tiêm vắc xin BCG để phòng ngừa bệnh lao phổi.
  • Cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa bệnh phổi, cũng như các biến chứng do tiểu đường là người bệnh cần kiểm soát đường huyết ổn định, bền vững giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và giảm quá trình tổn thương mạch máu nuôi dưỡng phổi. Để làm được điều này, bạn  nên kết hợp đông y và tây y trong điều trị, tức là sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Cùng với đó là chế độ ăn uống có kiểm soát và tập thể dục đều đặn.

Người tiểu đường luôn luôn phải đối mặt với nhiều “nguy hiểm” đang rình rập khắp mọi nơi. Vì vậy, họ cần tự trang bị cho mình chế độ tự chăm sóc chính mình thật khoa học và lành mạnh mới mong phòng tránh được tiểu đường biến chứng qua phổi, cũng như các biến chứng khác của bệnh tiểu đường.

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Xem thêm:  Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường. Hộ Tạng Đường có tốt không? – Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh
Nguồn: https://healthguides.healthgrades.com/getting-the-right-diabetes-treatment/how-diabetes-affects-your-lungs https://lunginstitute.com/blog/relationship-between-diabetes-and-lung-disease/ https://healthunlocked.com/diabetesindia/posts/133455268/respiratory-complications-of-diabetes.