Biến chứng răng miệng do tiểu đường

Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng răng miệng đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình kiểm soát đường huyết. Do đó, người bệnh tiểu đường nên phòng ngừa và điều trị bệnh răng miệng đúng cách, bởi nếu xem thường có thể dẫn đến nhiều rắc rối cho sức khỏe.

Vì sao người bệnh tiểu đường thường xuyên bị bệnh răng miệng?

Cơ chế sinh biến chứng răng miệng ở người bệnh tiểu đường do có sự phối hợp của nhiều quá trình khác nhau. Nhưng nguyên nhân sâu xa bởi đường huyết tăng cao kéo dài làm hệ miễn dịch bị suy giảm, và là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi nấm phát triển. Đồng thời, đường huyết tăng cao thúc đẩy quá trình stress oxy hóa, gây tổn thương các mạch máu, làm giảm lưu lượng dòng máu đến nuôi dưỡng nướu răng nên người bệnh thường xuyên bị nhiễm trùng răng miệng.

Các biến chứng răng miệng ở người bệnh tiểu đường

Khi bị bệnh tiểu đường, cần phải quản lý tốt đường huyết. Bởi đường huyết càng cao, nguy cơ mắc phải các biến chứng răng miệng càng lớn.

Một số biến chứng răng miệng ở người bệnh tiểu đường

  • Sâu răng: Khi ăn thức ăn có nhiều đường và tinh bột sẽ trở thành nguồn nguyên liệu để vi khuẩn, vi nấm sinh sôi. Chúng sẽ sử dụng đường và thải ra sản phẩm có bản chất là acid. Những chất này gây xói mòn và tạo thành lỗ thủng trên răng, làm tổn thương lớp men răng. Bên cạnh đó, thức ăn con thừa ở các kẽ rằng nếu không được vệ sinh đúng cách hoặc thường xuyên, cũng tạo thành môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Biến chứng nha chu do tiểu đường có thể gây mất răng vĩnh viễn

Biến chứng nha chu do tiểu đường có thể gây mất răng vĩnh viễn

  • Bệnh viêm nướu răng: Qua thời gian thức ăn thừa sẽ tạo ra các mảng bám trên răng, những mảng bám này nếu không được loại bỏ sẽ cứng lại thành cao răng. Các mảng bám và cao răng có thể gây kích thích nướu răng, làm nướu răng dễ bị sưng và chảy máu, gọi là viêm nướu răng.
  • Bệnh nha chu: Viêm nướu răng nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, gọi là bệnh nha chu. Bệnh nha chu xảy ra khi các mô mềm, xương và các dây chằng nâng đỡ răng bị phá vỡ. Hậu quả là tụt lợi, tiêu xương răng, người bệnh rất dễ bị mất răng vĩnh viễn. Nhiều nghiên cứu đã cho biết, biến chứng nha chu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và suy thận ở người bệnh tiểu đường. Theo các nhà khoa học, bệnh tiểu đường có thể gây ra biến chứng nha chu, nhưng một khi bị biến chứng nha chu thì sẽ làm cho việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn.

Sử dụng thêm TPBVSK Hộ Tạng Đường giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến tiểu đường hiệu quả. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936.057.996 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.

Chăm sóc răng miệng đúng cách trong bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa biến chứng răng miệng ở người bệnh tiểu đường, bạn có thể thực hiện theo các lời khuyên dưới đây:

  • Luôn kiểm soát đường huyết ở mức mục tiêu: Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu để kiểm soát biến chứng tiểu đường nói chung, không riêng gì biến chứng răng miệng.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: Nên đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ và sẽ tốt hơn nữa nếu đánh răng sau các bữa ăn nhẹ. Tránh chà quá mạnh hoặc quá lâu vì có thể làm tổn thương nướu răng. Nên sử dụng bàn chải có đầu lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride để ngừa sâu răng. Bàn chải đánh răng nên thay đổi ít nhất 3 tháng/lần.
  • Làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ngày: Dùng chỉ nha khoa thay vì tăm thông thường để loại bỏ mảng bám, thức ăn còn thừa ở kẽ răng và dưới nướu.

Dùng chỉ nha khoa giúp hạn chế tổn thương nướu răng trong bệnh tiểu đường

Dùng chỉ nha khoa giúp hạn chế tổn thương nướu răng trong bệnh tiểu đường

  • Lên lịch đi gặp nha sĩ thường xuyên: Bạn hãy cố gắng thu xếp thời gian đi khám nha khoa 2 năm/lần. Khi đi gặp nha sĩ, hãy nói bạn có bệnh tiểu đường và những thuốc bạn đang sử dụng. Những thông tin này sẽ đặc biệt hữu ích giúp nha sĩ sẽ xem xét răng miệng của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
  • Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh răng miệng: Nếu bạn thấy hơi thở có mùi hôi, răng lung lay, chảy máu chân răng, nhức hoặc sưng kẻ răng, khô miệng hoặc bất kỳ một triệu chứng nào khác bạn hãy đến bệnh viện để được kiểm tra.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường và đặc biệt là bệnh nướu răng. Do đó, nếu có thể bạn nên học cách bỏ thuốc lá hoặc giảm số lần hút thuốc.

Giải pháp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng từ thảo dược

Stress oxy hóa, tổn thương mạch máu, thần kinh nuôi dưỡng là nguyên nhân gây nên biến chứng tiểu đường, trong đó có biến chứng răng miệng. Do đó, muốn phòng ngừa và cải thiện hiệu quả biến chứng, hạn chế bệnh răng miệng, người bệnh nên phối hợp sử dụng các sản phẩm từ thảo dược chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường.

Năm 2008, Viện thực phẩm chức năng Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Hộ Tạng Đường, giúp người bệnh tiểu đường có một giải pháp hữu hiệu để cải thiện biến chứng và ổn định chỉ số đường huyết.

Ths. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương cho biết: Hộ Tạng Đường chứa các thảo dược giúp ổn định đường huyết, mỡ máu tốt. Tác dụng nổi bật nhất của sản phẩm là hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường, đặc biệt với các biến chứng tim mạch & biến chứng thần kinh ngoại vi. Điều này chứng tỏ đây là sản phẩm phù hợp với người tiểu đường muốn phòng tái phát hoặc cải thiện biến chứng răng miệng.

ThS. BS Cường đánh giá cao tác dụng của Hộ Tạng Đường trên biến chứng

Để được tư vấn cụ thể hơn về biến chứng răng miệng ở người bệnh tiểu đường nói riêng và bệnh tiểu đường nói chung, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chuyên gia theo số sau:

Điện thoại

Xem thêm: Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường có thể rút ngắn bằng 3 cách Biến chứng thần kinh bệnh tiểu đường: Đây là cách trị tốt nhất
Tham khảo: betterhealth.vic.gov.au, ncbi.nlm.nih.gov, frontiersin.org