Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường có thể rút ngắn bằng 3 cách

Tiểu đường có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, khoảng thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra ở mỗi người là khác nhau. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin mà người bệnh nào cũng cần nắm được bao gồm: Bao lâu thì biến chứng tiểu đường xuất hiện và cách giúp bạn kéo dài khoảng thời gian này.

Theo thời gian, tiểu đường có thể gây biến chứng trên toàn cơ thể.

Theo thời gian, tiểu đường có thể gây biến chứng trên toàn cơ thể.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường là bao lâu?

Biến chứng là con đường cuối cùng của mọi trường hợp của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên khoảng cách từ thời điểm chẩn đoán đến khi xuất hiện biến chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại biến chứng, phát hiện bệnh sớm hay muộn, cách kiểm soát đường huyết, biện pháp phòng ngừa…

Biến chứng cấp tính - xuất hiện đột ngột bất kỳ thời gian nào

Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường bao gồm: hạ đường huyết (đường máu < 4 mmol/l), nhiễm toan ceton (tình trạng đường huyết tăng > 13.3 mmol/l), tăng áp lực thẩm thấu của máu (xảy ra khi đường huyết > 33.3 mmol/l).

Nhóm biến chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi lượng đường trong máu tăng cao hay hạ thấp quá mức. Bạn có thể nhận biết chúng bằng một số triệu chứng đặc trưng sau:

- Dấu hiệu hạ đường huyết: vã mồ hôi, bủn rủn chân tay, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt…

- Dấu hiệu nhiễm toan ceton: tiểu nhiều, khát nhiều, đau bụng, buồn nôn, hơi thở có mùi trái cây…

Biến chứng mạn tính - có thể xuất hiện ngay khi vừa phát hiện bệnh

GS. TS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết:

“Thời gian xuất hiện các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường là 5 – 10 năm sau khi mắc bệnh. Xuất hiện sớm nhất là biến chứng thần kinh và Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường. Biến chứng mắt (bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…) sẽ xảy ra sau khoảng 7 năm. Bệnh thận đái tháo đường xuất hiện muộn hơn, sau khoảng 12 - 18 năm. 

Chúng ta cũng cần phân biệt thời gian mắc bệnh và thời gian được chẩn đoán bệnh. Bởi tiểu đường tiến triển rất âm thầm, nhiều khi chúng ta đã bị bệnh vài năm rồi nhưng không phát hiện được. Nên là nhiều trường hợp, bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biểu hiện của biến chứng như tê bì, châm chích (biến chứng thần kinh ngoại biên), mờ mắt, tầm nhìn có đốm đen (biến chứng mắt), da khô ngứa, dày sừng (biến chứng trên da)… Tức là tại cái thời điểm mà bác sĩ chẩn đoán bệnh, bệnh nhân đã có biến chứng rồi”

GS.TS Thái Hồng Quang giải đáp: Mắc bệnh tiểu đường thời gian bao lâu sẽ bị biến chứng?

Điện thoại

Giải pháp kéo dài thời gian xuất hiện biến chứng tiểu đường

Biến chứng tiểu đường hoàn toàn có thể đẩy lùi bằng cách kiểm soát nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố thúc đẩy biến chứng xuất hiện nhanh hơn. Dưới đây là 3 cách giúp bạn kéo dài thời gian biến chứng.

Kiểm soát tốt đường huyết

Một trong những nguyên nhân khiến người tiểu đường bị biến chứng là đường huyết cao. Do đó, nếu muốn phòng ngừa, bạn cần giữ các chỉ số đường huyết trong giới hạn bằng cách:

  • Dùng thuốc đúng hướng dẫn.

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên, đi khám nếu đường huyết lúc đói trên 7mmol/l hoặc sau ăn 2 giờ trên 10 mmol/l.

  • Ăn uống khoa học, ít chất bột đường (bánh kẹo, cơm, bún, miến, phở...), nhiều rau xanh chất xơ.

  • Thể dục thể thao đều đặn.

Kiểm soát đường huyết giúp kéo dài thời gian biến chứng.

Kiểm soát đường huyết giúp kéo dài thời gian biến chứng.

Kiểm soát đường huyết là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Thực tế cũng chứng minh, nhiều trường hợp, các chỉ số đường huyết nằm trong giới hạn mục tiêu nhưng biến chứng vẫn xảy ra. Có hai lý do lý giải cho điều này:

  • Thứ nhất, bản chất của biến chứng là các quá trình gây tổn thương thành mạch máu và hệ thần kinh. Quá trình này có tính chất tiếp diễn liên tục. Do đó, muốn ngăn ngừa, bạn cần đảm bảo tác động cả “gốc” - đường huyết cao và “ngọn” - bảo vệ mạch máu, hệ thần kinh.

  • Thứ hai, biến chứng bệnh tiểu đường không chỉ là kết quả của sự rối loạn lượng đường trong máu mà còn chịu tác động của các bệnh lý mắc kèm. Nếu bạn bị mỡ máu, huyết áp cao, lối sống không lành mạnh (hút thuốc, sử dụng chất kích thích rượu bia…), thời gian đến biến chứng sẽ bị rút ngắn.

Tóm lại, muốn kéo dài khoảng thời gian từ lúc chẩn đoán đến khi có những dấu hiệu đầu tiên của biến chứng tiểu đường, ngoài tập trung giảm các chỉ số đường huyết, bạn cần có giải pháp ngăn chặn quá trình oxy hóa và kiểm soát các bệnh lý mắc kèm nếu có.

Ngăn chặn quá trình oxy hóa gây biến chứng bằng thảo dược

Các chất chống oxy hóa tổng hợp có thể tìm thấy trong một số sản phẩm bổ sung. Tuy nhiên, có một cách tự nhiên và an toàn hơn giúp bạn có được các hoạt chất này, đó là sử dụng thảo dược, điển hình như:

- Câu kỷ tử: Không chỉ chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên (phenolic, flavonoid) giúp bảo vệ mạch máu, tế bào thần kinh, câu kỷ tử còn có tác dụng làm giảm đường huyết. Đặc biệt, nghiên cứu trên tạp chí Optometry & Vision Science của Mỹ cho thấy, Câu kỷ tử ngăn cản sự tích tụ chất oxy hóa tại võng mạc, ngăn chặn thoái hóa điểm vàng – nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn tuổi.

- Trái nhàu: Chất chống oxy hóa phenolic, iridoid và acid ascorbic (vitamin C) trong Nhàu giúp tăng cường khả năng chống viêm và hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Khi sử dụng nước ép Nhàu, lượng đường và lipid trong máu giảm.

- Mạch môn: Mạch môn chứa 17 hợp chất homoisoflavonoid – một nhóm chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh. Thảo dược này còn giúp ngăn ngừa biến chứng thận hiệu quả nhờ khả năng giảm urê trong nước tiểu và chống xơ hóa thận.

Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy các hoạt chất kể trên trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - sản phẩm hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường. Khi nói về sản phẩm này, BS. Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương nhận định: “Sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường kết hợp cùng thuốc điều trị sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng bệnh tiểu đường, nhất là biến chứng thần kinh ngoại biên, tim mạch”.

BS Nguyễn Huy Cường nói về công dụng cải thiện biến chứng của Hộ Tạng Đường

Kiểm soát các bệnh lý mắc kèm qua thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh vừa giúp bạn giảm đường huyết, vừa phòng ngừa biến chứng và các bệnh lý khác. Dưới đây là các lưu ý bạn cần áp dụng khi mắc tiểu đường:

- Ăn giảm chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (mỡ động vật, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn…) để kiểm soát mỡ máu.

- Tập thể dục thường xuyên (tối thiểu 150 phút/tuần).

- Bỏ hút thuốc lá.

- Giảm cân nếu cân nặng của bạn đang vượt mức (Bạn có thể dựa trên chỉ số BMI = cân nặng : chiều cao : chiều cao. BMI bình thường là 18,5 – 22,9)

Với những thông tin vừa cung cấp bên trên, chúng tôi tin rằng, nếu có một kế hoạch điều trị toàn diện, cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thêm sản phẩm hỗ trợ phù hợp như Hộ Tạng Đường, bạn sẽ không còn lo lắng về thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường.

Điện thoại

Xem thêmCách ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng - Để chung sống với bệnh tiểu đường

Tài liệu tham khảo: diabetesupdate, draxe.com, wikipedia.org, diabetesdaily.com

* Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*  Đáp ứng của thực phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng.