Thực đơn cho người tiểu đường: Món ngon áp dụng cả tuần

Thực đơn cho người tiểu đường cần được xây dựng để vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa tránh làm tăng đường huyết sau ăn. Nhưng với nguồn thực phẩm bị giới hạn do kiêng khem, việc lựa chọn món ăn, lên thực đơn là vấn đề không hề đơn giản. Chính vì vậy, chúng tôi đã xây dựng thực đơn mẫu cho người bị bệnh tiểu đường trong bài viết này, bạn chỉ cần lưu lại để áp dụng trong việc ăn uống của mình.

Thực đơn bữa sáng lành mạnh cho người tiểu đường

Một bữa sáng lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng và giữ ổn định đường huyết. Một vài gợi ý cho bữa sáng vừa ngon miệng, bổ dưỡng mà bạn không thể bỏ qua gồm:

Thực đơn 1: Một bát bún, phở: giảm một nửa lượng bún hoặc phở, thay vào đó ăn nhiều thịt, cá, ăn kèm rau xà lách, rau sống, dưa chuột hoặc rau muống luộc. Không nên ăn thêm quẩy.

Thực đơn 2: 1/2 chiếc bánh giò + 200ml sữa đậu nành không đường hoặc các loại sữa dành cho người tiểu đường khác.

Thực đơn 3: Một nửa bát con xôi, ăn kèm nhiều rau sống, nộm, giò, chả, thịt.

Thực đơn 4: 1 quả trứng ngải cứu hoặc trứng luộc + 1 quả chuối hoặc quả quýt nhỏ.

Đến giữa buổi sáng khoảng từ 9 -10 giờ, bạn có thể bổ sung thêm bữa phụ. Bạn có thể thay đổi linh hoạt giữa sữa hoặc trái cây. Nếu như bữa sáng đã ăn trái cây thì bạn nên bổ sung sữa cho bữa phụ và ngược lại. Để tốt cho đường huyết, bạn nên lựa chọn các loại sữa ít đường, sữa không đường hoặc là sữa dành riêng cho người tiểu đường. Đối với trái cây cũng vậy, lựa chọn trái cây mọng nước, ít ngọt, nhiều chất xơ sẽ hạn chế tối đa tăng đường huyết sau ăn.

Xem thêm: 8 loại trái cây tốt nhất cho người tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường nên giảm lượng bún, phở trong thực đơn bữa sáng

Người bệnh tiểu đường nên giảm lượng bún, phở trong thực đơn bữa sáng

Thực đơn bữa ăn trưa giúp người tiểu đường bổ sung năng lượng

Bữa trưa trong thực đơn cho người tiểu đường nên gồm 1/2 chất xơ từ rau xanh, 1/4 tinh bột và 1/4 protein (chất đạm). Dựa trên nguyên tắc đó, chúng tôi xây dựng thực đơn bữa trưa lý tưởng cho người tiểu đường bao gồm:

Thực đơn 1:

– Cơm gạo lứt: 1 chén gạt.

– Canh trứng cà chua: 1 chén con.

– Mướp đắng tôm tươi: 1 đĩa nhỏ.

– Rau củ (cà tím, cà rốt, dưa hường, mướp đắng, hành tây) xào nước tương.

Thực đơn 2:

– Một bát con bún.

– Một đĩa rau luộc.

– Cá nục kho cà chua (một phần hai con cá nục vừa, 2 quả cà chua, không dầu, đường).

– Một miếng thanh long (1/6 trái vừa).

Thực đơn cho người tiểu đường cần cân bằng đầy đủ dinh dưỡng

Thực đơn cho người tiểu đường cần cân bằng đầy đủ dinh dưỡng

Đối với người Việt Nam, bữa ăn trưa được coi là bữa ăn quan trọng nhất. Sau một buổi sáng làm việc và hoạt động, mọi người thường ăn nhiều vào buổi trưa để bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, dù ở thời điểm nào trong ngày bạn cũng nên cân nhắc lượng ăn hợp lý để kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức ổn định nhất.

Chế độ ăn có thể giúp kiểm soát đường huyết nhưng chưa đủ để ngăn cản biến chứng tiểu đường gây tổn thương thận, mắt, thần kinh, tim mạch. Gọi ngay số 0936 057 996 để được chuyên gia tư vấn cách phòng biến chứng hiệu quả.

Điện thoại

Thực đơn bữa ăn tối cho người tiểu đường

Thực đơn bữa tối dành cho người tiểu đường cũng tương tự bữa trưa, tức là vẫn cần đảm bảo 1/2 rau xanh, 1/4 khẩu phần tinh bột và 1/4 chất đạm. Tuy nhiên, lượng ăn vào bữa tối nên giảm khoảng một phần ba hoặc một nửa so với bữa trưa.

Thực đơn 1

- Cơm gạo lứt: 2/3 chén.

- Đậu phụ kho nước tương (một miếng đậu phụ khoảng 150g).

- Canh mướp đắng nhồi thịt (một mướp đắng 150g, thịt nạc 80g, nấm mèo 5g).

- Cam: 1/2 quả.

Thực đơn 2

- Bún: 2/3 chén con.

- Canh cá rô: 1 chén con.

- Măng tươi hoặc cà rốt, cải xanh luộc: 1 đĩa vừa.

- Củ đậu: 1/2 củ vừa.

Giảm đường huyết nhẹ tênh mà chẳng cần kiêng

Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể thay đổi thực đơn dinh dưỡng khác nhau. Để đảm bảo khoa học bạn nên xây dựng sẵn thực đơn trong tuần và xin ý kiến bác sĩ. Bạn cũng đừng quên lựa chọn những thực phẩm tốt cho người tiểu đường, và tránh sử dụng nhóm thực phẩm xấu. Hãy áp dụng bí quyết nấu ăn tinh tế để bạn có những bữa ăn ngon miệng.

Xem thêm: Cách làm món ăn giúp kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

Thực đơn mẫu cho người tiểu đường theo nhu cầu năng lượng

Lượng đường trong máu là nguồn năng lượng chính cho cơ thể thực hiện các hoạt động hàng ngày. Ăn quá nhiều sẽ gây tăng đường huyết. Nhưng ăn quá ít lại khiến cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động. Vì vậy, các chuyên gia của bienchungtieuduong đã xây dựng thêm những thực đơn mẫu dựa thêm năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày mỗi người. Để biết nhu cầu năng lượng một ngày, bạn có thể áp dụng công thức trong bảng sau:

Mức độ

lao động

NHU CẦU NĂNG LƯỢNG

Nam Nữ
Nhẹ  CNLT x 30 Kcal/kg/ngày  CNLT x 25 Kcal/kg/ngày
Trung Bình  CNLT x 35 Kcal/kg/ngày  CNLT x 30 Kcal/kg/ngày
Nặng  CNLT x 45 Kcal/kg/ngày  CNLT x 40 Kcal/kg/ngày

Trong đó CNLT (cân nặng lý tưởng) = [ chiều cao (cm) – 100 ] x 0.9 kg

Thực đơn 1: Năng lượng 1.200 kcal/ngày/người

Áp dụng cho:

  • Phụ nữ thừa cân, béo phì cần giảm cân.
  • Phụ nữ thân hình vừa phải, làm công việc nhẹ nhàng.

Thực đơn 1: Năng lượng 1.200 kcal/ngày/người

Thực đơn 2: Năng lượng 1.400 kcal/ngày/người

Áp dụng cho:

  • Phụ nữ thân hình vừa phải, làm công việc nặng.
  • Đàn ông thừa cân, béo phì cần giảm cân.
  • Đàn ông thân hình vừa phải, làm công việc nhẹ nhàng.

Thực đơn 2: Năng lượng 1.400 kcal/ngày/người

Thực đơn 3: Năng lượng 1.600 kcal/ngày/người

Áp dụng cho: Đàn ông thân hình vừa phải, làm công việc nặng.

Thực đơn 3: Năng lượng 1.600 kcal/ngày/người

Thực đơn 4: Năng lượng 1.800 kcal/ngày/người

Áp dụng cho: Người tiểu đường bị suy nhược cơ thể, cần tăng cân.

Thực đơn 4: Năng lượng 1.800 kcal/ngày/người

Ngoài việc áp dụng chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường từ thực đơn dinh dưỡng trên, bạn nên duy trì tập luyện và tuân thủ đầy đủ thuốc điều trị tiểu đường của bác sĩ để giữ đường huyết ổn định, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.

Giải pháp song hành cùng thực đơn tiểu đường giúp ổn định đường huyết, phòng biến chứng

Trong việc điều trị bệnh tiểu đường, chế độ ăn, dùng thuốc, tập luyện đều có vai trò quan trọng như nhau. Nhưng để nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện và phòng ngừa biến chứng, sử dụng thêm các hoạt chất sinh học từ dược liệu cũng là một giải pháp hữu hiệu. Giải pháp này đã được chứng minh góp phần không nhỏ giúp điều chỉnh các rối loạn bên trong cơ thể, nhờ đó giúp ổn định đường huyết và sửa chữa những tổn thương do tiểu đường gây ra.

Trong các thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường không thể không nhắc đến Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Nhàu. Nhờ khả năng tăng cường chức năng tuyến tụy, chống viêm và giảm stress oxy hóa (nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường), 4 thảo dược này giúp bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu và thần kinh, bảo vệ các cơ quan tim, thận, mắt, thần kinh khỏi biến chứng tiểu đường.

Xem thêm: 4 thảo dược quý vừa ổn định đường huyết vừa đẩy lùi biến chứng tiểu đường.

Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng 4 thảo dược này dưới dạng viên nén trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Ra đời từ 2008, sản phẩm đã giúp người tiểu đường có được giải pháp an toàn, hiệu quả để:

  • Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, không gây hạ đường huyết quá mức. Kết hợp với chế độ ăn giúp hạn chế kiêng khem quá mức.
  • Cải thiện biến chứng tiểu đường (Tê bì tay chân, nóng rát, khô ngứa da, mờ mắt, tiểu nhiều, suy thận, đau cứng khớp, rối loạn cương...).
  • Giảm mỡ máu, ngừa nguy cơ xơ vữa mạch, đột quỵ, suy thận, nhồi máu tim.

Tiến sĩ, Bác sĩ Lương Lễ Hoàng - Chủ tịch hội Đông Y TP. HCM đánh giá hiệu quả thực tế của Hộ Tạng Đường trên bệnh nhân tiểu đường

Bị bệnh tiểu đường không có nghĩa là hết hy vọng. Duy trì chế độ ăn khoa học dựa trên thực đơn cho người tiểu đường trong bài viết này, kết hợp đồng bộ với dùng thuốc, tập thể dục và sử dụng sản phẩm thảo dược sẽ giúp bạn chiến thắng căn bệnh này.