Người bệnh tiểu đường thường có tâm lý kiêng các thực phẩm chứa tinh bột vì lo sợ đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, việc kiêng khem quá mức có thể khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng. Vậy ăn bao nhiêu tinh bột trong một ngày là đủ với người bệnh tiểu đường, bài viết sau sẽ cung cấp thêm thông tin để người bệnh xây dựng chế độ ăn khoa học và phù hợp.
Tinh bột có nhiều trong bánh mì, các loại hạt ngũ cốc, mì và các loại củ quả như ngô, khoai tây, giúp cung cấp carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nên sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Dù với người bình thường hay bị tiểu đường, các chuyên gia khuyến cáo nên có món ăn chứa tinh bột trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn ít tinh bột nhưng lại tăng lượng chất đạm và chất béo sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim, bệnh thận ở người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nên chọn gạo lứt chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Một bữa ăn chuẩn cho người bệnh tiểu đường nên có lượng tinh bột cân bằng với các thực phẩm khác theo tỉ lệ 50% carbohydrate (lượng tinh bột bằng 50-60% của người bình thường), 30% chất béo và 20% chất đạm. Người bệnh có thể tìm thấy hàm lượng tinh bột cao trong các món ăn sau: cơm, đậu, bánh quy, ngũ cốc, bánh mì,… Có thể chia nhỏ lượng tinh bột trong ngày thành các phần nếu người bệnh đang duy trì chế độ ăn nhiều bữa một ngày. Cân bằng lượng tinh bột mỗi ngày bằng cách ghi chép lại trong bảng theo dõi. Nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe và đường huyết hiện tại của mình.
Phương thức chế biến các món ăn tinh bột chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm, không nên chiên xào. Hạn chế các món ăn ít tinh bột và nhiều chất béo như khoai tây chiên, bánh ngọt, bánh quy. Hãy thử món bỏng ngô rang bơ, nướng bánh ngô, khoai tây hoặc bánh nướng xốp ít chất béo. Chọn loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại hạt ngũ cốc thô như gạo lứt, đỗ có vỏ,… Khi chế biến các món nướng, chiên nên chọn các loại dầu ít béo, bơ thực vật hoặc sữa chua không béo, sử dụng mù tạt thay cho mayonnaise.
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Trong đó, thực phẩm chứa tinh bột không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Hiện nay, vẫn nhiều người bệnh tiểu đường ăn quá ít hoặc kiêng hoàn toàn các món ăn chứa tinh bột là sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cân nhắc lượng tinh bột đưa vào cơ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ để có phác đồ điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Các dược liệu Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài Sơn, Mạch môn được đánh giá cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng tiểu đường.
Xem thêm: