Lời khuyên tránh biến chứng Tiểu đường

Lời khuyên chế độ ăn uống, luyện tập giúp bệnh nhân tiểu đường hạn chế được biến chứng nguy hiểm như: biến chứng tim mạch, biến chứng mắt, biến chứng thận,…
Tiểu đường là căn bệnh "gặm mòn" sức khỏe của con người một cách thầm lặng. Bản thân bệnh không nguy hiểm mà các biến chứng do tiểu đường gây ra mới thật sự nguy hiểm, như: biến chứng tim mạch, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,… Làm thế nào để phòng tránh các biến chứng do tiểu đường gây ra, những lời khuyên sau sẽ rất hữu ích cho những ai đã, đang và có thể sắp phải đối mặt với căn bệnh này.
 
 

Lựa chọn các thực phẩm có chứa carbonhydrate phù hợp

Carbohydrate chính là các chất đường và tinh bột, là nguồn năng lượng tốt nhất cho cơ thể của bạn. Carbohydrate được tiêu hóa trong cơ thể tạo thành đường trong máu. Khẩu phần carbohydrate trong bữa ăn của bạn có ảnh hưởng lớn nhất với mức độ đường trong máu. Tuy nhiên nếu bạn bị bệnh tiểu đường không có nghĩa bạn phải ngừng ăn các loại thực phẩm có chứa carbohydrate. Bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và rau tươi, trái cây để cung cấp năng lượng ổn định. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về lượng carbohydrate vừa phải trong các bữa ăn của bạn.

Giảm cân nếu cần thiết

Nếu bạn đang bị thừa cân, giảm cân là cách hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Nó sẽ giúp giảm lượng đường và mỡ trong máu của bạn và cải thiện huyết áp. Tuy nhiên việc giảm cân của người mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ theo một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Để bắt đầu, hãy thử cắt giảm thực phẩm giàu chất béo và năng lượng từ chế độ ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường cần một chế độ ăn đặc biệt nhằm hạn chế thừa cân và tăng lượng đường trong máu.

Ngủ đủ giấc

Ngủ quá nhiều hay quá ít có thể làm tăng cảm giác ngon miệng và thèm ăn thực phẩm giàu carbohydrate. Điều nay có thể dẫn đến tăng cân, tăng nguy cơ các biến chứng tiểu đường như biến chứng tim mạch. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng một đêm.

Thường xuyên tập thể dục

Bạn nên lựa chọn một môn thế dục mà mình yêu thích như: đi bộ, khiêu vũ, đi xe đạp hoặc chạy bộ tại chỗ. Duy trì thường xuyên lịch tập nửa giờ/1 ngày giúp bạn giảm các nguy cơ biến chứng tim mạch, mỡ máu, huyết áp và giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Tập thể dục còn giúp bạn cảm thấy thoải mái và có thể giảm được liều thuốc tiểu đường của bạn.

Theo dõi đường huyết hàng ngày

Thực hiện kiểm tra đường huyết mỗi ngày giúp bạn theo dõi những biến động của đường huyết và có biện pháp kiểm soát đường huyết kịp thời từ đó duy trì được mức đường huyết ổn định, tránh được các biến chứng mới và giữ được các biến chứng cũ không bị trầm trọng hơn. Việc kiểm tra này còn là cơ sở để bạn lựa chọn loại thực phẩm và các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về mức đường huyết hợp lý và đặt mục tiêu để kiểm soát đường huyết của bạn gần với mức đó.

Giữ tinh thần thoải mái và lạc quan

Những căng thẳng trong cuộc sống và công việc có thể làm lượng đường trong máu của bạn tăng lên. Cố gắng giữ bản thân và tinh thần thoải mái. Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như: yoga, thiền,… đặc biệt hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường typ 2.

Hạn chế ăn muối

Nếu bạn đang có một chế độ ăn nhiều muối, hãy giảm ngay lượng muối trong đó, điều này giúp hạ huyết áp và bảo vệ thận cho bạn. Vì các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, bạn nên sử dụng các nguyên liệu tươi để chế biến món ăn. Có thể sử dụng các loại thảo mộc và gia vị thay muối khi nấu ăn. Theo lời khuyên của các chuyên gia, người trên 51 tuổi, người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính nên ăn không quá 1.500 mg muối 1 ngày – lượng muối này chỉ tương đương với nửa muỗng cà phê.

Ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Bệnh tim mạch là biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân tiểu đường. Nhưng bạn có thể ngăn ngừa biến chứng này bằng cách thực hiện đúng các mục tiêu sau:
+ Kiểm tra đường huyết trung bình trong 2-3 tháng. Kiểm tra hai hoặc nhiều lần trong một năm. Thiết lập mục tiêu đường huyết phù hợp với bạn bằng cách tham khảo ý kiến của bác sĩ.
+ Huyết áp: duy trì huyết áp dưới 130/80 mm Hg + Mỡ máu: Mục tiêu: LDL dưới 100 mg/dl; HDL trên 40 mg/dl, triglycerides dưới 150 mg/dl.

Chăm sóc bàn chân

Bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng bàn chân chỉ từ những vết thương nhỏ. Vì vậy, bạn cần điều trị các vết thương, vết cắt, trầy xước thật nhanh chóng trước khi bị nhiễm trùng nặng. Ngay khi có tổn thương, phải làm sạch, sử dụng thuốc kháng sinh và băng vô trùng để bảo vệ vết thương. Nếu vài ngày sau mà vết thương chưa được cải thiện bạn cần gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Bạn nên kiểm tra bàn chân của mình mỗi ngày để tránh những vết bỏng, vết cắt, vết loét, đỏ hoặc sưng và dùng kem dưỡng ẩm để ngăn chặn các vết nứt.

Bỏ thuốc lá

Những người bị tiểu đường có thói quen hút thuốc lá thường có nguy cơ tử vong sớm cao gấp hai lần người không hút. Bỏ thuốc nghĩa là bạn đã loại bỏ gánh nặng cho tim và phổi của mình. Nó làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, tổn thương thần kinh và bệnh thận. Hãy đặt mục tiêu nói không với thuốc lá và kiên trì theo đuổi để không trở thành nạn nhân của nó.

Lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng

Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như khoai tây, cá, các loại rau xanh. Xem trên nhãn hàng để lựa chọn thực phẩm phù hợp tránh các chất béo bão hòa, lựa chọn các chất béo không bão hòa như dầu ô liu.

Thường xuyên thăm khám bác sĩ

Nếu bạn đang dùng insulin hoặc đường huyết không ổn định, bạn cần thường xuyên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời và có chế chăm sóc hợp lý. Nên kiểm tra mắt, thần kinh, thận và các biến chứng khác. Gặp bác sĩ nha khoa hai lần một năm để kiểm tra răng miệng. Khi khám, hãy lưu ý với các bác sĩ về tình trạng bệnh tiểu đường của bạn để có kết quả chính xác hơn.
<<
1/115
>>

DS. Thu Thảo


Thông tin cho bạn: TPCN Hộ Tạng Đường giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

TPCN Hộ Tạng Đường Hỗ - Giải pháp cho biến chứng bệnh tiểu đường

Đạt hàng