Bơi lội là một hoạt động thể chất rất tốt cho người bị tiểu đường. Nó không chỉ tạo niềm vui mà còn mang lại lợi ích lớn trong việc quản lý bệnh.
Gary Hall – vận động viên bơi lội nổi tiếng người Mỹ đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 1 ở tuổi 25. Nhờ những nỗ lực của bản thân, ông đã kiểm soát tốt bệnh và đạt được 8 huy chương bơi lội tại các thế vận hội Olympic năm 1996 và 2000. Vì vậy, có thể nói: “Không thể bảo đảm rằng tất cả các bệnh nhân tiểu đường sẽ giành huy chương bơi lội, nhưng việc quản lý thành công bệnh tiểu đường là phần thưởng xứng đáng cho họ”.
Tập thể dục cường độ thấp như bơi lội đã được chứng minh là có lợi cho người bệnh tiểu đường.
Bơi lội giúp kiểm soát cân nặng, đốt cháy calo và cải thiện sức khỏe tim mạch. Điều này rất có ý nghĩa để giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch của tiểu đường.
Bơi giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng
Khi bơi, tất cả các cơ bắp lớn trong cơ thể đều được hoạt động, sợi cơ sẽ tiêu thụ một lượng đường lớn và huy động đường từ trong máu đến, nhờ đó làm giảm được đường huyết.
Lợi ích kiểm soát đường huyết mang lại từ tập thể dục có thể kéo dài hàng giờ, đôi khi hàng ngày - nhưng điều này không phải là vĩnh viễn. Đây cũng chính là lý do tại sao người tiểu đường nên luyện tập thể dục đều đặn thường xuyên hơn là kéo dài mỗi lần tập nhưng lại ngắt quãng. Hãy bắt đầu và duy trì các bài tập hàng ngày, thậm chí chỉ cần kéo dài 10-15 phút mỗi lần.
Bên cạnh đó, bơi lội còn giảm áp lực lên đôi chân của người bệnh tiểu đường hơn so với nhiều hình thức tập thể dục khác. Đồng thời làm tăng lưu lượng máu tới các mạch máu nhỏ ở chi dưới, ngăn ngừa các tổn thương và nhiễm trùng ở bàn chân.
Xem thêm: Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường: Nguyên nhân gây mù lòa, đoạn chi
Yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định bệnh nhân tiểu đường có nên đi bơi hay không chính là sự đánh giá của bác sĩ điều trị về mức độ phù hợp của người bệnh đối với môn thể dục này. Các chuyên gia cũng sẽ cung cấp cho bệnh nhân về những lưu ý và biện pháp phòng tránh tụt đường huyết, dựa vào loại bệnh tiểu đường mà người đó mắc phải, thuốc đang sử dụng, lượng đường máu, môn thể dục khác đang tập, tuổi tác…
Bất kỳ môn thể dục nào cũng mang đến sự vui vẻ, cùng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn nên duy trì chúng thường xuyên. Việc có bạn đi cùng là một điều tốt, giúp tạo thêm động lực cho mỗi cá nhân. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên có ít nhất một người bạn bơi cùng hoặc tham gia câu lạc bộ bơi dành cho người tiểu đường để chia sẻ kinh nghiệm sống chung với bệnh, giải tỏa các lo lắng về bệnh, và giao lưu nhiều hơn, nhờ đó giảm được căng thẳng và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường.
Xem thêm:
http://diabetes.about.com/