Đi bộ - Phương pháp tập luyện đơn giản cho người bệnh tiểu đường

Tập thể dục là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường, trong đó, đi bộ là một trong những lựa chọn tốt nhất. Các chuyên gia cho biết, đi bộ từ 20-30 phút sẽ giúp giảm đường huyết trong 24 giờ. Không chỉ giúp thư thái tinh thần, đi bộ còn có thể giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 

Lợi ích của việc đi bộ với người bệnh tiểu đường

Đi bộ thật dễ dàng! Chi phí thực tế không có gì ngoài một đôi giày đi và bạn có thể được thực hiện gần như bất cứ nơi nào. Lợi ích của việc đi bộ với bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết
  • Hạ huyết áp
  • Cải thiện cholesterol: giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt
  • Giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường, chẳng hạn như bệnh tim mạch và đột quỵ
  • Giảm cân và duy trì cân nặng
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Xả stress, ngủ tốt hơn và tinh thần vui vẻ

Đi bộ giúp kiểm soát đường huyết và phòng biến chứng tiểu đường

Đi bộ giúp kiểm soát đường huyết và phòng biến chứng tiểu đường

Để nâng cao hiệu quả điều trị tiểu đường: kiểm soát đường huyết, ngừa biến chứng, bạn có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0962 326 300 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.

Hướng dẫn người bệnh tiểu đường đi bộ đúng cách

Khuyến nghị tập thể dục cho người bệnh tiểu đường là khoảng 30 phút (từ cường độ trung bình đến mạnh) ít nhất 5 ngày/tuần.

Nếu bạn chưa từng tập thể dục, bạn cần phải bắt đầu từ từ cho tới khi đạt được khuyến nghị 30 phút. Mục tiêu tuần đầu có thể là 10 phút mỗi ngày và tăng dần. Những tuần tiếp theo nên tăng thêm 3-5 phút cho đến khi đạt được mục tiêu.

Tổng thời gian đi bộ có thể được chia nhỏ, ví dụ như 10 phút đi bộ đến các cửa hàng tạp hóa, 10 phút đi bộ vòng quanh khu phố và 10 phút cắt cỏ. Điều quan trọng là phải di chuyển liên tục trong mỗi khoảng thời gian 10 phút đó.

Trước khi đi bộ, bạn hãy tìm hiểu và mua một đôi giày đi bộ vừa vặn, có độ co giãn tốt. Nên chọn loại tất cotton dễ thấm hút mồ hôi, vừa với bàn chân để không bó quá hoặc rộng quá.

Nếu có được một máy đếm bước thì rất tốt. Thiết bị nhỏ đeo trên người này có thể giúp bạn theo dõi số bước chân. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên đi bộ được khoảng 10.000 bước một ngày - tương đương với 8 km.

Ngoài ra, việc đi bộ có thể trở nên vui vẻ hơn nếu bạn có người đồng hành. Bạn cũng nên theo dõi lịch tập bằng cách giữ một cuốn nhật ký. Trong đó bạn có thể ghi lại lượng đường huyết trước và sau khi đi bộ, từ đó có thể đánh giá được hoạt động của mình mỗi ngày.

Một số mẹo nhỏ người bệnh cần biết trước và sau khi đi bộ

Bạn hãy nhớ, trước khi bắt đầu bất kỳ thói quen tập thể dục nào, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhẹ và kiểm tra đường huyết trước khi đi bộ

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhẹ và kiểm tra đường huyết trước khi đi bộ

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dễ dàng thực hiện được kế hoạch tập luyện của bản thân:

  • Lịch trình đi bộ không nên thực hiện ngay sau bữa ăn, hãy cách ít nhất 30 phút - 1 giờ.
  • Kiểm tra đường huyết trước khi tập thể dục. Nếu dưới 100 mg/dL (5.6 mmol/l), thì nên ăn nhẹ và sau đó đợi đến khi đường huyết trên 100 mg/dL hãy bắt đầu đi bộ. Nếu đường huyết bằng hoặc cao hơn 250 mg/dL (14mmol/l), hãy chờ đến khi xuống mức bình thường hãy bắt đầu tập thể dục.
  • Kiểm tra bàn chân để xem có mụn nước, mụn, vết cắt, vết loét, hoặc đỏ trước và sau khi tập. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ vấn đề nào với bàn chân, đừng đi bộ vào ngày hôm đó và gọi cho bác sĩ để kiểm tra.
  • Giữ cho móng chân luôn sạch sẽ và an toàn bằng cách cắt móng chân thường xuyên.
  • Khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ.
  • Uống nhiều nước trước, trong và sau khi đi bộ để tránh mất nước.
  • Luôn nhớ mang kẹo glucose, vài viên kẹo ngọt hoặc nước ép trái cây trong người để có thể xử lý nhanh trường hợp hạ đường huyết.
  • Đi bộ trong một nơi an toàn, tránh xa đường giao thông. Nếu thời tiết xấu, bạn hãy đi bộ ở nơi có mái che an toàn.

Như vậy, đi bộ là một cách dễ dàng để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, và rõ ràng, thực hiện một kế hoạch đi bộ không hề khó. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và cố gắng thực hiện tốt điều này!

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Nguồn: http://www.everydayhealth.com/hs/better-type-2-diabetes-control/diabetes-and-walking/