Đái tháo đường type 2 kiêng ăn gì?

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có thể ăn bất kể những gì mình muốn. Tuy nhiên họ cần thông minh trong việc lựa chọn thực phẩm nên và không nên ăn, để việc kiểm soát đường huyết được tốt hơn.

Đái tháo đường type 2 nên hạn chế ăn chất béo, đường và tinh bột

Đái tháo đường type 2 là tình trạng xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin không phát huy được tác dụng (đề kháng insulin), dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, kèm theo các rối loạn chuyển hóa đường, chất đạm, chất béo. Đặc biệt, đối với người thừa cân, béo phì, các mô mỡ sẽ xuất hiện nhiều hơn khiến cho các tế bào trở nên đề kháng insulin hơn. Để kiểm soát đường huyết và giảm trọng lượng cơ thể bạn cần cân bằng tốt chất đạm, giảm thiểu chế độ ăn nhiều chất béo, đường và tinh bột.

Một khẩu phần ăn cân bằng luôn bao gồm 3 thành phần: tinh bột (glucide), đạm (protein) và chất béo (lipid). Tinh bột sau khi ăn sẽ được chuyển hoá thành đường (glucose), là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào. Chất đạm cung cấp các acid amin cần thiết để hình thành tế bào, trong khi chất béo lại rất cần thiết cho các quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Như vậy, mỗi thành phần có một vai trò nhất định, kết hợp với nhau để duy trì cơ thể hoạt động và phát triển bình thường. Ở người ĐTĐ type 2, không chỉ tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng giữ cân bằng, mà số lượng thực phẩm cũng cần hạn chế để giữ cho đường huyết ổn định. Bữa ăn quá nhiều tinh bột làm cho đường huyết tăng lên nhanh chóng sau ăn. Mặt khác, ăn nhiều chất béo có thể làm tăng cholesterol máu, dẫn đến tăng nguy cơ biến chứng đái tháo đường trên tim mạch, gan, thận... Bởi vậy mà hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột và chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa, điều trị ĐTĐ type 2.

Bên cạnh việc ăn kiêng, TPCN Hộ Tạng Đường có thể giúp hỗ trợ điều trị ổn định đường huyết và phòng biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để biết thêm thông tin chi tiết.

 

Sữa tươi nguyên chất, thực phẩm hữu ích cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Sữa tươi nguyên chất, thực phẩm hữu ích cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Bữa ăn ngon và khoa học với đái tháo đường type 2

Hạn chế nhóm thực phẩm nhiều tinh bột

Người bệnh ĐTĐ cần giảm thiểu dần dần lượng tinh bột trong bữa ăn hằng ngày như cơm, mì, hủ tiếu, bánh canh, miến dong, bánh quy… và xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp cho riêng mình. Thay vì bánh ngọt, bạn nên sử dụng bánh mỳ hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa ít đường. Với các món cơm, mì xào, hủ tiếu bạn chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, sử dụng gạo lứt thay gạo thường và chú ý đừng nên chà quá kỹ gạo trước khi nấu để không làm mất chất dinh dưỡng ở lớp vỏ gạo. Bánh quy chủ yếu được làm từ bột mỳ, vì vậy dù bạn chọn loại bánh không ngọt, vẫn cần phải ăn một cách hạn chế để tránh nạp quá nhiều tinh bột vào cơ thể.

Cá ngừ, món ăn kiêng hấp dẫn cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Cá ngừ, món ăn kiêng hấp dẫn cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Biết cách lựa chọn thịt, rau, quả…

Khi bị ĐTĐ type 2, bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều mỡ hay phủ tạng động vật, lòng, óc… Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ (150 - 200 g/ngày), sữa đậu nành không đường (200 - 400 ml/ngày). Thay thế các loại sữa chế biến bằng sữa tươi nguyên chất không đường. Sữa tươi cũng là thực phẩm dễ tiêu, chứa nhiều protein và các acid amin cần thiết, hữu ích cho người bệnh.

Tôm, cua, cá, thịt nạc là nguồn thực phẩm phong phú lại có hàm lượng chất béo thấp giúp bạn có thể thay đổi món ăn mỗi ngày mà vẫn đảm bảo chế độ ăn kiêng diễn ra đều đặn. Cá ngừ là món ăn được các bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người mắc phải ĐTĐ type 2. Để tạo sự khác biệt trong từng bữa ăn kiêng và tìm thấy hứng thú trong khẩu vị của riêng mình bạn có thể chế biến cá ngừ thành nhiều món khác nhau như cháo, súp, canh, cá ngừ kho…

Các loại rau xanh, quả tươi, rau xà lách, rau cải bó xôi, cải xoăn là gợi ý tuyệt vời để bạn có một bữa ăn thanh đạm, nhưng vẫn giàu dinh dưỡng. Những món ăn giàu chất xơ, vitamin sẽ giúp bạn thích nghi với chế độ ăn kiêng ít béo, giảm muối dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại táo ngọt, trái cây đóng hộp với xi-rô đường nặng, nước quả ép, rau quả đóng hộp với nhiều natri. Khi nấu canh bạn tránh cho thêm bơ, phô mai, sốt vào rau nấu chín. Không nên sử dụng thường xuyên thực phẩm đun ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.

Ngoài ra, bạn cần ghi nhớ giảm thiểu lượng muối, mỡ, các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, các loại sữa chế biến, nước ngọt, đồ uống có gas, rượu, bia, cà phê, mứt, thạch, kẹo, thuốc lá… Với những bí quyến đơn giản như chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm, nhai kỹ, lượng vừa đủ giúp bạn đối phó với cảm giác khó chịu, mệt mỏi, đói, thèm ăn và cảm nhận thấm nhuần hương vị món ăn hơn.

Thực phẩm giàu acid Alpha lipoic giúp phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường

Lựa chọn các loại thực phẩm giàu acid Alpha lipoic (ALA) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người mắc tiểu đường. Alpha lipoic có nhiều nhất trong nấm, gan, và có ít hơn trong rau bó xôi, khoai tây, thận, tim.

Nhiều nghiên cứu cho thấy ALA giúp làm giảm đề kháng in sulin, tốt cho tiểu đường typ1 và cả tiểu đường typ2. Lợi ích khi bổ sung ALA là giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường hiệu quả. Tại các nước Châu Âu, các bác sĩ còn sử dụng ALA như là một loại thuốc điều trị biến chứng thần kinh tiểu đường, do tác dụng thấm tốt vào mô thần kinh, có thể hoạt động được ở mọi môi trường là dầu hay nước, do đó giúp phục hồi sự tổn thương của tế bào thần kinh, đặc biệt là làm giảm đau, tê bì, châm chích do biến chứng thần kinh hiệu quả.

Trích nguồn: http://www.webmd.com/ http://www.thaythuoccuaban.com/

XEM THÊM CHIA SẺ BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QU