Thảo mộc mang đến cho chúng ta những điều kì diệu, không chỉ là nguồn thực phẩm, gia vị chế biến thức ăn, hương liệu nước hoa, mà nó còn là nguồn nguyên liệu quí để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho sức khỏe. Nhiều người bệnh đái tháo đường type2 (ĐTĐ) lựa chọn thảo mộc như một giải pháp để giúp kiểm soát đường huyết, giảm đề kháng insulin, ngăn ngừa biến chứng do ĐTĐ gây ra.
Bạn có thể sử dụng một số thảo mộc để tăng hiệu quả chữa trị. Tuy nhiên, nó không thay thế cho thuốc hay phương pháp điều trị. Mặt khác, một số thảo dược tốt cho sức khỏe nhưng có thể tương tác làm tăng, hoặc giảm tác dụng của thuốc điều trị. Do vậy, bạn cần trao đổi với bác sỹ về các loại thảo dược đang dùng. Đồng thời bạn cũng cần hiểu biết về nó để tận dụng tối đa những lợi ích mà nó mang lại, đồng thời giảm thiểu rủi ro do nó gây ra.
Quế, vị thảo mộc ngọt ngào hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Từ ngàn năm nay, quế được sử dụng trong chế biến thức ăn với hương vị thơm cay, ngọt ngào, và được coi là một gia vị dậy mùi, tạo hấp dẫn cho bữa ăn kiêng của người tiểu đường.
Quế giúp giảm lượng đường trong máu và đề kháng insulin, nên làm giảm các biến chứng tiểu đường và tim mạch. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, năm 2007, nếu bạn sử dụng 6g quế mỗi ngày có thể giảm đường huyết sau ăn mà vẫn có cảm giác no.
Ngoài ra, quế cũng là nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể bao gồm can xi, chất xơ, sắt, mangan; Tăng cường hệ thống miễn dịch, có tác dụng chống đông máu, giảm chứng khó tiêu, giảm đau ở người bị viêm khớp.
Do quế có tác dụng chống đông, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn nên hay được dùng trong bệnh tăng huyết áp, tiểu đường. Nhưng nó lại không tốt cho những người đang sử dụng thuốc kháng đông, vì nó làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Bạn có thể tìm thấy Alpha-lipoic acid (ALA) trong thành phần của một số thực phẩm: Gan, thận , men bia, rau bina, bông cải xanh, khoai tây… nhưng với hàm lượng thấp. Phần lớn ALA sử dụng trong cơ thể là do cơ thể tự sản sinh.
Nếu không có ALA, tế bào không sử dụng được năng lượng. Nhưng có một nghịch lý, khả năng sản sinh ALA của cơ thể giảm dần theo thời gian, trong khi đó, chúng ta già đi lại cần đến sự mặt của ALA nhiều hơn để duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật.
Alpha-lipoic acid có trong TPCN Hộ Tạng Đường
ALA là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng thấm qua hàng rào máu não, thấm tốt vào mô thần kinh, nên được sử dụng cho nhiều bệnh khác nhau có liên quan đến thần kinh, các bệnh mãn tính, lão hóa, ung thư. Đặc biệt trong bệnh đái tháo đường, ALA có vai trò quan trọng để giảm thiểu rủi ro của biến chứng do ĐTĐ.
Tại Đức và Châu Âu, ALA liều cao được phê duyệt điều trị các triệu chứng của biến chứng thần kinh, do nó làm giảm nhanh các triệu chứng: Đau, tê bì, châm chích, bỏng rát. ALA cũng được sử dụng để làm giảm nhịp tim, đối với những trường hợp loạn nhịp tim do rối loạn thần kinh tim, và được kê toa cho các trường hợp bị tổn thương ở võng mạc, đục thủy tinh thể.
Nhiều nghiên cứu về tác động của ALA cho thấy khả năng tiềm tàng của nó trong việc giúp khôi phục nồng độ vitamin như vitamin E và vitamin C để tạo ra mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy ALA cho tác động kép trên bệnh đái tháo đường. Một mặt nó giúp giảm đường máu bằng cách tăng cường hiệu quả của insulin, giảm đề kháng insulin. Mặt khác, nó ngăn ngừa các tổn thương tế bào nội mạc mạch máu, đồng thời cải thiện chức năng và dẫn truyền của tế bào thần kinh trong bệnh đái tháo đường.
Mướp đắng là loại thực phẩm được coi là bổ dưỡng bởi tác dụng giải nhiệt, hạ áp, giảm cholesterol máu và từ lâu loại quả này được biết đến với công dụng hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường typ2.
Theo thông tin được đăng tải trên tạp chí Healthline Networks, một thử nghiệm gần đây so sánh ảnh hưởng của nó trong việc giảm đường huyết với metformin (biệt dược là Glucopha) – một loại thuốc thiết yếu sử dụng trong điều trị đái tháo đường typ2. Tuy nó đã không có hiệu quả như metformin, nhưng nó vẫn được coi là một loại thảo dược tốt để giúp hạ đường huyết và phòng ngừa tiến triển của tiền đái tháo đường thành ĐTĐ typ2.
Chất chống oxy hóa chính trong trà xanh được biết đến là epigallocatechin gallate (EGCG). Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã cho thấy EGCG có thể có nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm: - Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch - Cải thiện kiểm soát đường huyết - Giúp insulin hoạt động tốt hơn (giảm đề kháng insulin)
Trà xanh, thảo mộc an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường
Nhưng các nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường đã không thể hiện lợi ích sức khỏe như trong phòng thí nghiệm.
Cỏ cà ri được sử dụng cả lá và quả để trị bệnh. Hạt của loại cỏ này còn có tên gọi là hạt Methi, là thành phần quan trọng trong món cà ri của người Ấn Độ.
Cỏ cà ri chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp hạ đường huyết bằng cách làm chậm tiêu hóa và hấp thu carbohydrate, thích hợp sử dụng cho người có nguy cơ đái tháo đường. Hạt Mê thi giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào cơ thể chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường type2.
Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy việc bổ sung 15 gram hạt cỏ cà ri bột vào mỗi bữa ăn của người bệnh tiểu đường type2 sẽ giảm lượng đường huyết tương đối.
Magiê (Magnesium) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Một chế độ ăn uống đảm bảo Ma giê có tác dụng giảm đề kháng insulin, ổn định huyết áp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Gạo, lúa mì, yến mạch, các loại thảo mộc khô, hạnh nhân, hạt điều, bí ngô, bí đao, dưa hấu, các loại đậu, các loại rau có màu xanh đậm… là nguồn thực phẩm giàu Magiê, bạn có thể bổ sung trong bữa ăn hằng ngày. Bạn cũng có thể sử dụng nước ép từ chuối, bưởi để bổ sung Ma giê mà không ảnh hưởng tới đường huyết.
Mỗi một loại thảo mộc lại mang đến một hương vị tự nhiên và một kì diệu mới cho sức khoẻ con người. Nếu như bạn chưa từng để ý đến chúng hãy học cách bổ sung thảo mộc vào mỗi bữa ăn. Một lượng vừa đủ thảo mộc kết hợp một chút khéo léo trong cách chế biến còn giúp người đái tháo đường type 2 cảm thấy ngon miệng. Tuy nhiên, bạn nên cân đối liều lượng sử dụng thảo mộc. Mọi sự thêm bớt, lựa chọn thảo mộc cũng cần được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ nhé!
Trích nguồn: http://www.healthline.com http://healthyeating.sfgate.com http://www.diabetes.co.uk