Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường type 1

Sẽ rất khó để có một thực đơn chuẩn cho tất cả những ai mắc bệnh tiểu đường type 1, bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào sở thích, khả năng hấp thu và đáp ứng của từng cơ thể với những loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, với những thông tin trong bài viết dưới đây, bạn sẽ biết cách để tự xây dựng một thực đơn chuẩn cho chính bản thân mình.

Tại sao người bệnh tiểu đường type 1 cần điều chỉnh về chế độ ăn?

Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp người bệnh tiểu đường tuýp 1 giảm đường huyết hiệu quả hơn

Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp người bệnh tiểu đường tuýp 1 giảm đường huyết hiệu quả hơn

Nếu không có một chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và điều trị bằng insuliin thì người bệnh rất dễ gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường type 1 trên tim, mắt, thận, thần kinh... Nhưng thực tế, cuộc sống bận rộn, khiến cho nhiều người bệnh đã lựa chọn các đồ ăn nhanh, chế biến sẵn. Tuy nhiên những loại thực phẩm đó sẽ không tốt bởi chúng chứa quá nhiều chất béo, đường và muối, có thể khiến đường huyết tăng cao và gây khó khăn trong việc kiểm soát các bệnh tim mạch.

Chính vì vậy, có một chế độ ăn thích hợp sẽ giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng về bệnh tật, tránh biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe của mình. Theo chuyên gia, giới hạn của lượng đường trong máu vào ban ngày trong khoảng 70-130mg/dL (4-7.2 mmol/l). Hai giờ sau khi ăn, lượng đường không được cao hơn 180mg/dL (10 mmol/l).

Để kiểm soát tốt đường huyết, cùng với chế độ ăn uống khoa học, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường – sản phẩm từ thảo dược giúp ổn định đường huyết tự nhiên và ngăn ngừa biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 - 0964 781 912 để được tư vấn chi tiết.

Mắc bệnh tiểu đường type 1 nên lựa chọn gì trong bữa ăn?

Bí quyết để có một chế độ ăn uống trong bệnh tiểu đường type 1 là tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất; cắt giảm thực phẩm nhiều chất béo, đường, carbohydrate.

Carbohydrates (carb): bao gồm tinh bột, đường, chất xơ, nó có thể có trong các loại đậu, rau củ, các loại nước ép trái cây, bánh mì. Carbohydrat được chuyển hóa thành đường trong hệ tiêu hóa và sau đó được hấp thu vào máu, làm tăng lượng đường huyết khoảng 1 giờ sau khi ăn. Do vậy, cần hạn chế yếu tố này nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 1.

- 1 gram carbohydrate (carb) cung cấp 4 calo, do đó, lượng carb nên bổ sung khoảng 45-65% lượng calo mỗi ngày và không nên dưới 130 gram/ngày.

- Các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu là những nguồn cung cấp carb (chứa chất xơ không hòa tan) tốt cho người tiểu đường. Bạn nên dùng tối thiểu 20-35 gram chất xơ mỗi ngày, nên chọn trái cây tươi họ cam, chanh như cam, quýt, bưởi, hoặc các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân… Dùng gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen.. thay cho gạo trắng. Thay vì ăn khoai tây, ngô... bạn nên chọn các loại rau lá xanh đậu (đậu phộng, đậu lăng, đậu Hà Lan), măng tây, củ cải, cà rốt, cần tây, dưa chuột, hành, giá đỗ, cà chua.

- Cần hạn chế sử dụng loại Carb đơn giản hoặc các loại đường sucrose có trong mía, mật ong, sữa ngô; frutose trong trái cây như táo, nho có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng sau khi ăn.

- Tránh sử dụng các sản phẩm có nhãn ghi thành phần trên 5gram đường/khẩu phần. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dễ dàng lựa chọn thực phẩm thông qua chỉ số Glycemic (GI - Chỉ số đường huyết của thực phẩm). Chỉ số càng thấp, chứng tỏ thực phẩm đó tốt với người tiểu đường và tim mạch.

Gạo lứt là một loại ngũ cốc tốt cho người bệnh tiểu đường

Gạo lứt là một loại ngũ cốc tốt cho người bệnh tiểu đường

Chất đạm (protein): rất quan trọng cho cơ bắp và xương chắc khỏe, chữa lành vết thương. Protein có trong trứng, cá, thịt gà không da, sản phẩm sữa ít chất béo, các loại đậu (đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu lăng) và đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành, trừ sốt đậu nành vì nó chỉ chứa ít đậu nành và rất nhiều natri).

- 1gram protein cung cấp 4 calo, người bệnh tiểu đường nên ăn một bữa ăn nhẹ với protein (khoảng 14 gram) trước khi đi ngủ để duy trì mức đường huyết bình thường trong đêm.

- Các chuyên gia khuyên rằng, nên bổ sung protein với tỷ lệ 20-30% tương đương 12-20% tổng số calo trong các bữa ăn hàng ngày. Riêng với người có bệnh thận thì nên hạn chế protein, không quá 10% tổng số calo, giảm thực phẩm chứa phopho và khoáng chất trong sữa, đậu và các loạt hạt.

- Tuy không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu nhưng nếu thịt chế biến với quá nhiều dầu mỡ, thịt chứa chất béo, cholesterol, sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các rối loạn chuyển hóa của cơ thể, trong đó có chuyển hóa chất béo, gây bệnh tim mạch và không tốt với tiểu đường.

Chất béo: nên lựa chọn chất béo không bão hòa đơn từ dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, các loại hạt, quả bơ; Omega-3 (acid béo không bão hòa đa) có trong cá, sò ốc, hạt lanh, và quả óc chó; Omega-6 trong hạt bắp, hướng dương, dầu đậu nành và các loại hạt.

Hạn chế chất béo bão hòa chủ yếu trong các sản phẩm động vật, bao gồm thịt và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, cũng như dầu dừa và cọ. Hạn chế chất béo trans trong bánh nướng và thức ăn chiên, xúc xích, mì tôm, đồ ăn nhanh..

Muối: nên hạn chế muối natri (dưới 2,3mg khoảng 1 muỗng cà phê) trong việc chế biến các món ăn hàng ngày. Người huyết áp cao nên giảm dưới 1,5mg muối/ngày.

Người tiểu đường, đặc biệt người bị huyết áp cao không nên ăn nhiều muối

Người tiểu đường, đặc biệt người bị huyết áp cao không nên ăn nhiều muối

Chất làm ngọt nhân tạo:

Thường không chứa calo và không ảnh hưởng đến lượng đường máu. Một số chất làm ngọt được Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) phê duyệt như aspartame, saccharin, sucralose,... Tuy nhiên, xylitol, mannitol và sorbitol thường được sử dụng trong các sản phẩm "không đường", như cookies, kẹo cứng và kẹo cao su, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo không nên sử dụng một lượng lớn các thực phẩm chứa chất này vì nó có thể gây tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em.

Vitamin và khoáng chất:

- Người bệnh tiểu đường type 2 dùng thuốc metformin (Gluco phage) có thể cản trở hấp thu vitaminB12, do đó, bổ sung canxi có thể giúp chống thiếu hụt vitaminB12 do thuốc gây ra và giảm nguy cơ loãng xương

- Bổ sung kali và phốt pho qua trái cây như chuối, cam, lê, mận, dưa đỏ, cà chua, đậu khô và đậu, các loại hạt, khoai tây và bơ

- Thiếu magie có thể liên quan đến sự đề kháng insuliin và huyết áp cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn giàu magiê có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Ngũ cốc nguyên hạt, hạt hạnh nhân, hạt điều, đậu nành, rau bina, bơ là nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa magiê.

Người bệnh tiểu đường type 1 nên ăn khi nào?

Thời điểm ăn cũng quan trọng không kém so với việc lựa chọn thực phẩm. Nên ăn từng bữa ăn nhỏ, gần như là ăn vặt suốt ngày để duy trì lượng đường trong máu ổn định, tránh tăng vọt sau khi ăn no. Một bữa ăn sáng sẽ rất tốt để đảm bảo lượng đường máu cần thiết sau một đêm nghỉ ngơi.

Sống chung với bệnh tiểu đường có nghĩa là phải lưu tâm hơn về chế độ dinh dưỡng bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy tập cho mình một thói quen tốt để không còn lo biến chứng xuất hiện sau một thời gian dài mắc bệnh.

Giải pháp phòng ngừa biến chứng tiểu đường type 1 ngoài chế độ ăn và dùng thuốc

Tổn thương trên hệ mạch máu nhỏ do đường huyết tăng cao đã kích hoạt quá trình viêm mạn tính và stress oxy hóa gây dày màng đáy, làm chít hẹp lòng mạch đi nuôi dưỡng các cơ quan như thận, mắt, thần kinh... là biến chứng thường gặp nhất trong bệnh tiểu đường type 1.

Do đó, ngoài một chế độ ăn và dùng thuốc để kiểm soát đường huyết, bổ sung thêm các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có khả năng chống viêm, giảm stress oxy hóa như Hoài SơnMạch môn, Câu kỷ tử  là giải pháp được nhiều chuyên gia Nội tiết đái tháo đường và người bệnh tin tưởng lựa chọn.

Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?

xem bệnh nhân sử dụng tốt

"Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."

Nguồn:

http://www.healthline.com/health/type-1-diabetes-diet#Definition1

http://www.nytimes.com/health/guides/nutrition/diabetes-diet/major-food-components.html

* Lưu ý: Tác dụng của các phương pháp đề cập trong bài viết có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể chất/ cơ địa/ tình trạng của mỗi người.