Các nguy cơ gây thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì có thể là hậu quả của stress, thiếu ngủ, một số bệnh, một số thuốc điều trị bệnh, ngoài các yếu tố chế độ ăn giàu chất béo, ít vận động.

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và bất thường tại một vùng hay toàn bộ cơ thể đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh lý tim mạch và tiểu đường.

Vậy những yếu tố nào có thể tác động đến tình trạng thừa cân, béo phì? Có rất nhiều điều thú vị liên quan đến việc thừa cân, béo phì ngoài chế độ ăn giàu chất béo và thói quen ít vận động.

Thiếu ngủ

Một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn tới trọng lượng cơ thể đó là giấc ngủ. Trước hết về mặt trực quan: Nếu bạn ngủ dậy muộn thì đồng nghĩa với việc bạn hay thức khuya và ăn vặt vào ban đêm như vậy sẽ làm tăng lượng calo tiêu thụ hàng ngày của bạn. Xét theo khía cạnh khoa học: quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể khi bạn đang ngủ làm thay đổi về hormon làm tăng cảm giác đói vì thế mà bạn luôn thèm ăn.

Căng thẳng - Stress

Khi cuộc sống quá căng thẳng, cơ thể của chúng ta sẽ sản sinh ra nhiều cortisol – là hormon làm chậm sự trao đổi chất và giúp cho cơ thể giữ nguồn dự trữ chất béo, đặc biệt là chất béo bụng, nó được coi như là một yếu tố dẫn dụ mỡ đến bám vào bụng.

Stress cũng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn. Và dĩ nhiên, bạn sẽ ăn nhiều hơn mà không thể kiểm soát được hàm lượng calo có trong thực phẩm ở trong giai đoạn Stress. Sự kết hợp này chính là điều kiện hoàn hảo gây tăng cân.

 Căng thẳng do stress
 Căng thẳng do stress

Phụ nữ ở tuổi trung niên

Đừng đổ lỗi cho thiếu hụt estrogen trong thời kỳ mãn kinh và gây tăng cân ở tuổi trung niên. Đây có thể xảy ra 2 vấn đề cùng một khoảng thời gian đó là:

- Trong độ tuổi 40 hoặc 50, cùng với những thay đổi nồng độ hormon nữ, quá trình lão hóa diễn ra làm chậm sự trao đổi chất. Do đó cơ thể đốt cháy lượng Calo ít hơn.

- Những thay đổi trong lối sống (chẳng hạn như ít tập thể dục) đóng một vai trò gây tăng cân.

Sự trùng hợp này rơi vào thời điểm mãn kinh ở phụ nữ dẫn đến tăng tích lũy chất béo tập trung quanh eo, hông và đùi.

Xem thêm: Giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Bỏ thuốc lá

Trung bình, những người ngừng hút thuốc lá tăng khoảng 4 -5 kg. Lý do, bởi vì không có Nicotine, bạn có thể: - Cảm thấy đói hơn và ăn nhiều hơn (cảm giác này sẽ biến mất sau vài tuần). - Cơ thể giảm trao đổi chất trong khi lượng Calo trong bữa ăn hàng ngày không hề giảm. - Cảm nhận mùi vị thức ăn tốt hơn, có thể dẫn đến ăn nhiều. - Uống nhiều rượu, ăn tăng chất béo, chất đường - có trong đồ ăn nhẹ.

Béo phì có liên quan đến một số bệnh

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

PCOS là một vấn đề hay gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Hội chứng này làm thay đổi đáng kể nội tiết của người phụ nữ, dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ mà còn làm gia tăng nồng độ nội tiết nam trong cơ thể, khiến lông phát triển ở những vị trí giống nam giới như mọc ria mép, mụn trứng cá.

Phụ nữ bị PCOS có nguy cơ cao bị các bệnh về tim mạch và có khả năng bị đề kháng Insulin do tăng cân và tích tụ mỡ ở bụng.

Suy tuyến giáp

Nếu tuyến giáp của bạn (tuyến dạng giống con bướm ở phía trước cổ) bị suy yếu sẽ không tiết đủ hormon làm cho sự trao đổi chất chậm lại, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu, lạnh và tăng cân. Điều trị suy giáp với thuốc có thể giảm được hiện tượng này.

Hội chứng Cushing

 Hội chứng Cushing
 Hội chứng Cushing

Tăng cân là một triệu chứng phổ biến của hội chứng Cushing. Hội chứng Cushing có thể xảy ra nếu bạn sử dụng các thuốc nhóm Steroid cho bệnh hen suyễn, viêm khớp, hoặc Lupus ban đỏ. Nó cũng có thể xảy ra khi tuyến thượng thận của bạn tiết quá nhiều hormon hoặc có thể liên quan đến một khối u. Sự tăng cân tập trung nhiều nhất xung quanh phía sau mặt, cổ, lưng và eo.

Thuốc chống trầm cảm

Một tác dụng không mong muốn từ một số thuốc chống trầm cảm là tăng cân, vấn đề này có thể xảy ra ở 25% những người dùng thuốc lâu dài.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để thay đổi loại thuốc nếu bạn nghĩ thuốc chống trầm cảm đang dùng là nguyên nhân làm tăng trọng lượng cơ thể.

Tuy nhiên cũng có thể do điều trị bằng thuốc làm cho sức khỏe của bệnh nhân trở nên tốt hơn, dẫn đến thèm ăn hoặc ăn tốt hơn đó cũng là lý do gây tăng cân.

Ngoài ra, trầm cảm chính nó cũng đã có thể gây ra những thay đổi về trọng lượng.

Thuốc chống viêm nhóm Steroid

Các thuốc chống viêm nhóm Steroid như Prednisone rõ ràng ảnh hưởng tới sự tăng cân, do thuốc giữ nước và tăng cảm giác ngon miệng là những lý do chính. Mặc dù tăng cân là tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc này tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của nó phụ thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Một số người sẽ gặp phải tình trạng rối loạn phân bố mỡ khi dùng thuốc dẫn đến tích trữ mỡ tập trung ở các vị trí như mặt, lưng, cổ hoặc bụng (hội chứng cushing).

Thuốc tránh thai

Trái ngược với sự suy nghĩ của đa số mọi người, có rất ít bằng chứng cho thấy thuốc tránh thai kết hợp (estrogen và progestin) sẽ gây tăng cân lâu dài.

Thực tế cho thấy, một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai kết hợp có thể gặp phải vấn đề tăng cân liên quan đến giữ nước, nhưng thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nếu bạn vẫn còn lo ngại về các vấn đề về cân nặng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc, bạn hãy thường xuyên theo dõi sự biến đối cân nặng trong suốt quá trình sử dụng thuốc và hỏi ngay ý kiến bác sĩ khi có vấn đề bất thường.

Một số loại thuốc khác

- Các thuốc chống rối loạn thần kinh (được sử dụng để điều trị các rối loạn thần kinh như tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực, động kinh).

- Các loại thuốc để điều trị chứng đau nửa đầu, cao huyết áp, tiểu đường.

Hãy trao đổi với bác sĩ để lựa chọn một loại thuốc điều trị phù hợp nhằm làm giảm các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, đồng hạn chế các ảnh hưởng xấu đến cơ thể nhất.

1. Quy tắc thứ nhất

Hãy nhận biết tầm quan trọng của các loại thuốc bạn đang dùng, nó có thể rất quan trọng cho sức khỏe của bạn. Do vậy không nên ngưng sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc và tầm quan trọng của chúng
Thuốc và tầm quan trọng của chúng

2. Quy tắc thứ hai

Ngay cả khi một loại thuốc gây ra giảm cân ở ở người này nhưng có thể đối với bạn nó lại không ảnh hưởng. Không phải tất cả mọi người đều gặp phải tác dụng phụ giống nhau. Vì thế không so sánh mình với người khác khi dùng cùng một loại thuốc.

3. Qui tắc thứ ba

Đừng lăn tăn nếu tăng cân chỉ là do giữ nước trong một khoảng thời gian nhất định vì nó không liên quan đến việc tích lũy chất béo. Đối với những loại này khi bạn ngừng dùng thuốc hiện tượng phù sẽ giảm dần. Trong thời gian đó nên điều chỉnh một chế độ ăn uống ít Natri hơn (ăn nhạt).

4. Qui tắc thứ tư

Hãy nói với bác sĩ của bạn về các loại thuốc bạn đang sử dụng. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chuyển thuốc điều trị khác để tránh tác dụng phụ mà bạn đang gặp phải.

5. Quy tắc thứ năm

Tìm hiểu nếu nguyên nhân tăng cân đúng là do tác dụng phụ của thuốc mà bạn không thẻ có lựa chọn khác, hãy dành thời gian để tham gia vào các hoạt động nâng cao trao đổi chất.

Hãy vận động để có một cơ thể khỏe đẹp hơn!

XEM THÊM CHIA SẺ BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ

Nguồn: http://www.emedicinehealth.com