Biến chứng thần kinh do Đái tháo đường có thể cải thiện nhờ tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên và đúng cách giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và làm chậm tiến trình của biến chứng thần kinh và các biến chứng khác.
Hậu quả của biến chứng thần kinh do đái tháo đường tại chi dưới rất nặng nề, người bệnh có thể phải cắt cụt chi khi biến chứng thần kinh kết hợp biến chứng mạch máu và nhiễm trùng, chứ không chỉ là tình trạng đau, châm chích, bỏng rát thường gặp ở người mới bị biến chứng thần kinh. Tuy nhiên chúng ta có thể kiểm soát và làm giảm hoặc làm chậm tiến trình biến chứng nhờ luyện tập thể dục.
 
Đi bộ giúp cải thiện & làm chậm tổn thương thần kinh Thường xuyên tập thể dục có thể giúp kiểm soát chứng đau thần kinh hoặc bệnh thần kinh ngoại vi. Theo một nghiên cứu, những người đi bộ một giờ trên máy chạy bộ hoặc đi bộ sẽ giúp làm chậm lại tổn thương thần kinh một cách nhanh chóng. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần nhận thức được việc tập thể dục là một phần trong cuộc sống của họ. Nhưng trước tiên, bạn cần hỏi các bác sỹ về môn thể dục mà bạn lựa chọn xem có phù hợp không?
Vượt qua sợ hãi, bắt đầu với đi bộ Bắt đầu tập thể dục với các bài tập vừa sức, có thể bắt đầu bằng cách tâp đi bộ và tăng thêm thời gian 5 phút/mỗi ngày. Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ khuyến cáo người bệnh đái tháo đường nên tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày và 5 ngày trên tuần. Nếu bạn có tổn thương thần kinh và lo lắng sẽ bị ngã, nên bắt đầu bằng cách di chuyển chậm từng bước để duy trì sự cân bằng tư thế.
Tác động tích cực của bơi lội, Yoga với chứng đau thần kinh Bơi nhẹ nhàng dưới nước có tác động tốt trên đôi chân bị ảnh hưởng bởi chứng đau thần kinh. Yoga và thái cực cũng có thể là lựa chọn tốt. Chuyển động của những động tác này có thể giúp cân bằng và thư giãn cho người bệnh.
Những động tác giúp giảm trọng lượng cơ thể khi vận động bị hạn chế Nên luyện tập để có thể thay đổi tư thế một cách dễ dàng trong 3 lần liên tiếp, từ tư thế ngồi sang tư thế đứng mà không cần sự trợ giúp. Lần thứ nhất có thể sử dụng tay vịn để nhấc toàn bộ trọng lượng khỏi mặt ghế, những lần kế tiếp hướng tới tự thay đổi không cần sự trợ giúp. Đây là bài tập giúp cải thiện sự cân bằng trong di chuyển đồng thời giúp giảm trọng lượng cơ thể.
Đứng với tư thế một chân Từ từ nâng một chân lên khỏi mặt đất và đứng trên một chân. Cố gắng nắm giữ trong 30 giây, sau đó chuyển đổi. Khi bạn làm được tốt hơn, cố gắng cân bằng để lâu hơn một chút. Bạn có thể thực hành điều này bất cứ nơi nào vào buổi sáng, trong lúc đánh răng, rửa mặt, trong khi nấu bếp, tại các cửa hàng tạp hóa, hoặc trong khi nói chuyện trên điện thoại.
Tập đứng bằng đầu ngón chân Đứng gần một chiếc ghế, lan can, hoặc đối tượng khác để hỗ trợ. Từ từ đứng lên bằng các đầu ngón chân của cả hai bàn chân và giữ vài phút. Làm 3 lần liên tiếp cho mỗi buổi tập và cố gắng và giữ lâu hơn.
Tập thăng bằng Bước thẳng, chậm & không nhấc cao chân trong trường hợp đi bộ này – mũi chân và gót chân tạo thành một đường thẳng, lặp lại các bước tương tự. Đặt chân chạm đất bắt đầu bằng gót chân rồi mới đến ngón chân. Có thể bắt đầu bằng cách bước 1 chân lên trước, dang tay ra để giữ thăng bằng. Nên tập cả các động tác tiến và lùi.
Kiểm tra sức khỏe để lựa chọn phương pháp luyện tập phù hợp Bạn hãy đến gặp bác sỹ để được kiểm tra Tim, mắt, và bàn chân trước khi bắt đầu một hình thức tập thể dục mới. Sau mỗi lần tập luyện cần tìm các dấu hiệu chấn thương bàn chân, và các khu vực dễ bị tổn thương khác. Chú ý các vết nứt, vết cắt, vết trầy xước và cần được điều trị cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
Chọn giày dép thích hợp và mang theo đồ ăn vặt Trước khi thực hiện một bài tập, hãy chuẩn bị cho bạn một đôi giày thể thao phù hợp, điều này đặc biệt quan trọng với người tiểu đường vì nó giúp bạn tránh được các chấn thương bàn chân. Khi chọn giày, hãy lựa chọn đôi giày rộng hơn một chút để chân bạn không bị cọ xát gây ra những vết xước. Trong quá trình tập, bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một chút đồ ăn vặt như kẹo cứng, bánh quy, nho khô,… đề phòng trường hợp bị hạ đường huyết.
Kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập Kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Giới hạn đường huyết an toàn cho bạn là 100 đến 250 mg/dL. Nếu đường huyết của bạn là trên 250 mg/dL và bạn bị tiểu đường typ 1 thì bạn cần kiểm tra xét nghiệm ceton trong nước tiểu, đồng thời bạn nên trì hoãn tập thể dục cho đến khi đường huyết giảm thì hãy bắt đầu.
Tập theo sở thích Hãy lựa chọn bài tập theo sở thích sẽ giúp bạn kiên trì với bài tập hơn. Nếu bạn thích một số hoạt động của thiếu niên hay trẻ em, đừng ngại ngùng mà hãy thử nó, điều này không chỉ tăng thể lực cho bạn mà nó còn khiến tinh thần của bạn tốt hơn.
Lựa chọn một người bạn cùng đồng hành Một người bạn, hàng xóm, người thân trong gia đình hay thậm chí là thú cưng của bạn sẽ là một lựa chọn phù hợp để tham gia đồng hành cùng bạn trong các buổi tập. Bạn và người đó có thể giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tập, điều này còn giúp tinh thần bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nếu không có người đồng hành, bạn có thể tham gia các lớp tập thể dục hoặc các câu lạc bộ.
Đừng ngần ngại tham gia một bài tập mới Những bài tập cũ lặp đi lặp lại làm bạn cảm thấy nhàm chán. Hãy thử một môn thể thao mới hay một hoạt động mới để bạn cảm thấy thú vị hơn, chẳng hạn như: golf, cầu lông, bowling, tennis, hoặc khiêu vũ.
<<
1/115
>>

DS. Việt Ánh

 

xem bệnh nhân sử dụng tốt

 


  Thông tin cho bạn: TPCN Hộ Tạng Đường giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

hotline