Những đồ uống mà bạn thưởng thức mỗi ngày có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Nếu lựa chọn đồ uống không phù hợp, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng đường huyết quá mức tại bất kỳ thời điểm nào. Ngược lại, nếu biết cách lựa chọn đồ uống đúng sẽ không chỉ giúp bạn dập tắt cơn khát, mà còn giúp bạn kiểm soát được đường huyết tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Nước lọc luôn là sự lựa chọn đồ uống tốt nhất khi bạn có bệnh tiểu đường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn nên uống đủ ít nhất 1,5 – 2l nước mỗi ngày. Một nghiên cứu gần đây được đăng tải trên tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường của Mỹ cho thấy: “Những người uống ít hơn 0,5l nước/ ngày (tương đương với khoảng 2 ly nước/ ngày) có mức đường huyết cao hơn so với những người uống đủ nước khoảng 30%”. Tác động này là do khi cơ thể bạn bị thiếu nước, nồng độ của một hormone có tên là Vasopressin sẽ tăng lên và kích thích gan tăng sản xuất đường trong máu. Mặt khác, thiếu nước cũng sẽ khiến dòng máu bị cô đặc, làm giảm sự lưu thông của máu và tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng tiểu đường.
Nước lọc – sự lựa chọn đồ uống tốt nhất cho người bệnh tiểu đường
Bạn nên uống ít nhất 4 cốc nước mỗi ngày trong những thời điểm sau: 1 cốc nước ngay khi ngủ dậy, 2 cốc nước trước bữa ăn trưa và chiều tối, và cuối cùng là một cốc nước trước khi đi ngủ 30 phút.
TPCN Hộ Tạng Đường – giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936.057.996 để được tư vấn chi tiết.
Sữa ít chất béo hoặc sữa không đường rất tốt cho người bệnh tiểu đường vì bạn không phải lo sợ chúng làm tăng đường huyết của mình. Mặt khác, các chất dinh dưỡng có trong sữa như Ca, Mg, K và vitamin D sẽ cung cấp cho hoạt động cần thiết của cơ thể, đồng thời có thể giúp hỗ trợ làm giảm cân nặng ở người bệnh thừa cân béo phì và giảm chỉ số huyết áp.
Bạn nên uống 2 – 3 ly sữa mỗi ngày, bạn có thể uống khi kết hợp ăn sáng hoặc sử dụng như một món tráng miệng sau khi ăn.
Trà là một trong những những thức uống không chứa calo và carbohydrate, do đó rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Trong thành phần của trà còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa (flavonoids) giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim mạch và làm giảm cơ hội phát triển tiểu đường. Đồng thời các polysaccharides có trong trà cũng giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu.
Theo một nghiên cứu mới tại Đức, nhấm nháp 4 tách trà/ ngày có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ phát triển tiểu đường đến 16%.
Uống trà xanh tốt cho người bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu cho thấy, uống 1 ly cà phê (không chứa đường và sữa) mỗi ngày giúp bạn giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2. Theo các nhà khoa học, đó là do một hợp chất ở trong cà phê có tên là axit chlorogenic có thể làm chậm hấp thu glucose vào máu và giúp ngăn ngừa tăng đường huyết. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng nó quá nhiều, đặc biệt không uống cà phê kết hợp với đường, kem hay sữa ngọt, bởi chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 – 2 ly cà phế mỗi ngày là phù hợp với người bệnh tiểu đường.
Nước ngọt có ga chưa bao giờ được khuyến khích lựa chọn cho người bệnh tiểu đường vì chúng có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Hơn nữa nếu sử dụng thường xuyên có thể làm tăng cân, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao và đột quỵ.
Nếu bạn rất muốn uống các đồ uống này bạn nên cân nhắc chỉ uống một ngụm nhỏ và chia làm nhiều lần. Nhưng cách tốt nhất vẫn là bạn nên tránh xa chúng.
Mặc dù các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó không phải hoàn toàn phù hợp cho người bệnh nhân tiểu đường, vì một số loại có thể làm gia tăng đột ngột lượng đường trong máu.
Theo Hiệp hội giáo dục bệnh Tiểu đường Mỹ, thay vì uống nước ép, bạn chỉ nên thưởng thức trái cây dưới dạng từng miếng nhỏ, ăn cách xa bữa ăn và không nên ăn quá nhiều cùng một lúc. Nếu thực sự thèm nước ép trái cây tươi thì bạn hãy lựa chọn những loại có ít calo và đường (như cà chua, táo,…) với khoảng 120ml mỗi ngày, sau đó kiểm tra lại lượng đường trong máu.
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế uống nước ép trái cây
Rượu có thể tương tác với một số thuốc điều trị tiểu đường type 2, làm gia tăng hoặc giảm thấp đột ngột lượng đường trong máu. Chính vì vậy, nếu đã bị tiểu đường thì tốt nhất bạn nên hạn chế uống rượu. Nếu bắt buộc phải uống do công việc hay đi tiệc thì bạn chỉ nên uống 1 ly rượu/ ngày đối với phụ nữ và không quá 2 ly/ ngày cho nam giới.
Bây giờ thì có lẽ bạn đã dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đồ uống hàng ngày. Hãy sắp xếp lại chế độ dinh dưỡng của mình ngay hôm nay để có thể tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh cùng bệnh tiểu đường.
Xem thêm:
Theo nguồn: http://www.everydayhealth.com