Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn. Thế nhưng, không phải loại đồ uống nào cũng tốt cho người bệnh tiểu đường. Để biết bệnh tiểu đường uống nước gì tốt, đừng bỏ lỡ danh sách tất cả những loại nước uống cho người tiểu đường, giúp giảm đường huyết hiệu quả dưới đây.
Người bệnh tiểu đường cần chọn các loại đồ uống ít gây tăng đường huyết.
Nước tinh khiết (nước trắng, nước lọc) là luôn loại đồ uống tốt nhất cho cả người bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường. Bởi nước lọc không chứa đường nên sẽ không làm tăng đường huyết của bạn.
Thêm vào đó, đường máu cao có thể gây mất nước. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ bớt đường dư thừa trong máu ra ngoài theo nước tiểu. Nếu bạn là phụ nữ nên uống đủ 8 ly nước/ngày, nam giới là 10 ly (tương đường 2 - 2.5 lít nước).
Sữa không chỉ là thức uống bù nước tuyệt vời mà còn cung cấp canxi và protein - những dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ xương khớp.
Tuy nhiên, sữa thường chứa một hàm lượng đường nhất định khiến nhiều người tiểu đường lo lắng sẽ gây tăng đường huyết. Tin tốt là hiện nay có rất nhiều loại sữa được cải tiến để phù hợp với người bệnh tiểu đường. Chúng vẫn chứa các khoáng chất tốt nhưng sẽ có chỉ số đường huyết GI thấp hơn, nhờ đó ít khiến đường huyết tăng cao.
Tùy theo điều kiện kinh tế, bạn có thể chọn các loại sữa giá tầm trung hay cao như sữa ensure dành cho người tiểu đường, sữa glucerna, vinamilk, nutifood, sữa Úc, Mỹ, Nhật Bản.. hoặc đơn giản là sữa tươi, sữa đậu nành ít đường. Ảnh hưởng đến đường huyết của các loại sữa này không khác biệt quá nhiều nên bạn có thể yên tâm lựa chọn.
Đây cũng là một loại nước uống tốt cho người bệnh tiểu đường rất phổ biến tại nước ta. Các loại chè, trà thảo dược như: trà hoa cúc, trà sen, trà xanh, trà từ quả việt quất, trà ô long, trà nhân trần, trà tâm lan không chỉ có lượng đường thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất trong trà còn giúp giảm đường máu và giảm nguy cơ biến chứng cho người tiểu đường.
Khi sử dụng loại đồ uống này, bạn chỉ cần lưu ý không cho thêm đường sữa. Đồng thời không uống quá nhiều hay uống vào tối muộn. Bởi ngoài những lợi ích, uống nhiều trà có thể khiến một số người bị mất ngủ, từ đó gián tiếp gây tăng đường huyết..
Người tiểu đường nên uống trà thảo dược thay nước ngọt
TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững, đồng thời giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936.057.996 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Từ lâu, lá xoài đã được lưu truyền trong dân gian với tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết. Ngày nay, những tác dụng này lại một lần nữa được khẳng định bằng những nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, lá xoài giúp làm chậm quá trình hấp thu đường tại ruột, giảm kháng lnsulin, từ đó giúp giảm đường huyết sau ăn hiệu quả.
Để sử dụng lá xoài chữa tiểu đường, bạn có thể hãm 3 - 5 lá xoài non với nước sôi hoặc phơi khô lá xay thành bột để pha nước uống hàng ngày.
Tương tự lá xoài, dùng nước lá dứa trị tiểu đường cũng là một mẹo dân gian được lưu truyền từ lâu. Mặc dù tác dụng của loại lá này mới được chứng minh trên chuột thí nghiệm, nhưng thực tế cũng có 1 số người bệnh khi kết hợp uống nước lá dứa với thuốc điều trị, đường huyết giảm tốt hơn.
Cách làm nước lá dứa khá đơn giản: bạn chỉ cần lấy lá đun nước theo tỷ lệ 5 lá/ 1 lít nước, uống trước bữa ăn hàng ngày. Lưu ý, nên chọn loại lá dứa thơm, miền bắc thường gọi là lá nếp để sử dụng.
Các loại trái cây, hoa quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, cùng các vitamin có lợi cho sức khỏe. Mặc dù việc sử dụng trái cây dưới dạng cả quả thay vì xay ép sẽ được ưu tiên hơn. Bởi quá trình ép nước sẽ làm giảm lượng chất xơ giúp làm chậm hấp thu đường vào máu. Nhưng với 1 số loại rau quả, bạn vẫn có thể sử dụng dưới dạng nước ép.
Các loại nước ép tốt cho người tiểu đường là nước ép bưởi, ổi, táo, lựu, cà chua, cà rốt, bí đao, cần tây, dưa chuột… Những loại rau củ, trái cây này chứa ít đường và tinh bột nên khi xay nước ép cũng không ảnh hưởng đến đường huyết quá nhiều.
Người tiểu đường vẫn có thể dùng nước ép nhưng nên chọn nước ép rau, trái cây ít đường.
Xem thêm: Các loại trái cây tốt và không tốt với người bệnh tiểu đường
Đậu bắp còn gọi là bụp bắp hay mướp tây chứa rất nhiều chất xơ hòa tan có thể làm chậm quá trình hấp thu đường và chất béo ở người bệnh tiểu đường. Nước ngâm đậu bắp cũng đã được chứng minh có tác dụng làm hạ đường huyết ở chuột rất hiệu quả.
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bạn có thể dùng đậu bắp theo cách sau: cắt đậu bắp thành những lát nhỏ sau đó ngâm vào ly nước nguội để qua đêm. Sau đó, sử dụng nước ngâm này uống hàng ngày vào mỗi buổi sáng.
Tương tự đậu bắp, khổ qua (mướp đắng) cũng là một loại quả rất tốt cho người tiểu đường. Trong Đông Y, loại quả này còn được sử dụng như 1 vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Có khá nhiều người bệnh sau khi kết hợp uống nước mướp đắng cùng thuốc bác sĩ, đường huyết giảm và ổn định hơn.
Ngoài cách chế biến thành món ăn, bạn có thể xay khổ qua, mướp đắng thành nước ép, sinh tố để uống. Hoặc bạn có thể phơi khô khổ qua, sau đó hãm nước và sử dụng như trà.
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy uống cà phê có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2. Bởi trong cà phê có chứa một số hoạt chất có khả năng làm chậm hấp thu đường sau ăn, nhờ đó mà không làm tăng đường huyết. Nhưng giống như khi sử dụng trà thảo dược, bạn nên uống cà phê nguyên chất, không cho thêm sữa, đường. Đồng thời, hạn chế uống không quá 2 tách cà phê mỗi ngày để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Cà phê sẽ là một loại đồ uống tốt cho người tiểu đường nếu được dùng đúng cách.
Nước chanh chứa rất ít tinh bột và đường nên được coi là một loại đồ uống tốt cho người tiểu đường. Một số nghiên cứu còn cho thấy, hoạt chất naringin trong chanh hay các trái cây có múi (cam, bưởi…) có thể giúp ngăn ngừa và giảm tiểu đường.
Thay vì sử dụng nước chanh đóng chai tại các cửa hàng tiện lợi, bạn nên sử dụng nước chanh tươi tự chế biến tại nhà. Kết hợp nước, chanh tươi, 1 chút chất làm ngọt nhân tạo và đá sẽ có một thức uống thật sự sảng khoái trong những ngày hè. Bạn cũng có thể cho thêm một vài giọt tinh dầu quế, lá bạc hà, húng quế để thêm hương vị.
Ngoài những đồ uống kể trên, với những ai là tín đồ của nước ngọt, việc “từ bỏ” nước ngọt ngay lập tức có thể khiến bạn bị stress. Khi bị stress, đường huyết sẽ tăng cao. Để giảm tác dụng không mong muốn này, bạn có thể chọn các loại nước ngọt cho người tiểu đường.
Mặc dù vẫn có vị ngọt nhưng vị ngọt của các loại “nước ngọt cho người tiểu đường” hay “nước ngọt không đường” sẽ được tạo ra bằng aspartame và saccharin thay vì glucose. Nhờ đó, mức độ ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết sẽ giảm đi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, nước ngọt không đường sẽ tốt hơn nước ngọt có đường. Nhưng so với nước tinh khiết, trà thảo dược… thì đồ uống này lại không giúp giảm đường huyết. Vậy nên, đừng dùng quá nhiều.
Tương tự với rượu bia, một số nghiên cứu cho thấy rượu vang có thể giúp giảm kháng insulin, từ đó giúp kiểm soát đường máu một cách tốt hơn. Nhưng nếu sử dụng nhiều, chúng lại trở thành loại đồ uống có hại cho người tiểu đường. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường không nên uống quá 350 ml bia, 150 ml rượu nhẹ và 30 ml rượu nặng mỗi ngày.
Khi lựa chọn nước uống cho người tiểu đường, bạn hãy nhớ nguyên tắc càng đơn giản càng tốt. Hãy chọn nước tinh khiết bất cứ khi nào có thể. Tiếp đến là trà thảo dược và sữa ít béo. Các loại đồ uống khác như, nước ép rau củ, nước chanh, cà phê… sẽ tốt nếu được sử dụng đúng cách. Cuối cùng, bạn đừng bỏ qua giải pháp giảm và ổn định đường huyết hữu hiệu từ các sản phẩm thảo dược như TPBVSK Hộ Tạng Đường. Với sự kết hợp của 4 thảo dược quý: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Hộ Tạng Đường đã được nghiên cứu lâm sàng về tác dụng cải thiện chỉ số đường huyết, HbA1C, men gan và giảm suất độ biến chứng tiểu đường:
Hộ Tạng Đường được nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm điều trị Oxy Cao áp tại TP. HCM
Xem thêm: Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường
Theo nguồn: healthline.com, webmd.com, diabetes.org.uk